ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐ

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối tại khoa thận tiết niệu bệnh viện bạch mai (Trang 39 - 87)

THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI THEO BẢNG CÂU HỎI KDQOL-SF 1.3 3.2.1. Điểm số về các vấn đề của bệnh thận

Vấn đề của bệnh thận Điểm trung bình (n=148) Nam (n=87) Nữ (n=61) p Triệu chứng 63,61±18,58 63,53±20,35 63,73±15,86 0,94 Ảnh hưởng của bệnh thận 57,12±20,01 59,44±20,78 53,79±18,51 0,091 Gánh nặng của bệnh thận 28,55±26,89 31,46±26,36 24,38±27,28 0,11 Tình trạng công việc 45,95±22,97 44,82±22,91 47,54±23,14 0,48 Nhận thức 69,46±23,09 68,12±25,11 71,36±19,9 0,38 Tương tác xã hội 78,33±17,25 78,19±17,63 78,25±16,81 0,96 Chức năng tình dục 66,55±36,43 61,92±37,88 73,15±33,45 0,65 Giấc ngủ 51,77±16,48 49,62±15,47 54,83±17,49 0,58 Hỗ trợ xã hội 79,62±24,65 79,69±15,47 79,5±26,94 0,96 Hỗ trợ của nhân viên lọc máu 60,81±33,62 60,6±35,2 61±31,4 0,93 Tự đánh giá sức khỏe chung 50,95±17,47 52,18±16,73 49,18±18,46 0,3 Sự hài lòng của bệnh nhân 56,98±20,39 57,66±22,84 56,01±16,39 0,61

Nhận xét: Bệnh nhân có điểm cao nhất ở lĩnh vực tương tác xã hội

(78,33±17,25) và sự hỗ trợ xã hội (79,62±24,65), trong khi đó điểm số về gánh nặng bệnh thận có giá trị thấp nhất là 28,55±26,89. Các vấn đề còn lại có giá trị trung bình tương đương khoảng 50 điểm. Sự khác biệt giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.10: Điểm số 8 lĩnh vực đánh giá chất lượng cuộc sống SF-36

Lĩnh vực Điểm trung bình (n=148) Nam (n=87) Nữ (n=61) P

Sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất 60,3±26,7 60±27,9 60,8±25,2 0,08 Hạn chế do vai trò của thể chất 13,3±28,7 10,34±26,5 17,6±31,4 0,14 Sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn 48,4±29,8 50,54±31 45,3±28 0,29 Tự đánh giá sức khỏe tổng quát 27,4±18 28,86±20,2 25,1±14,1 0,18

Lĩnh vực Điểm trung bình (n=148) Nam (n=87) Nữ (n=61) P

Sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống. 47,4±20,1 50,2±21,9 43,4±16,6 <0,05 Sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội 61,7±25,4 58,04±23,9 67±26,7 <0,05 Hạn chế do vai trò của tinh thần. 33,3±41,1 29,5±39,1 38,7±43,5 0,18 Sức khỏe tâm thần tổng quát 52,5±19 53,2±21,9 51,4±14,1 0,55

Nhận xét: Hạn chế do vai trò của thể chất và vai trò của tinh thần có số điểm

khá thấp 13,34±28,78 và 33,33±41,15. Ngoài ra khi tự đánh giá sức khỏe mình, bệnh nhân của chúng tôi cũng tự cho số điểm khá thấp chỉ có 27,4±18,0. Trong khi đó hoạt động thể chất, đau, cảm nhận cuộc sống, chức năng xã hội có giá trị trung bình. Điểm số hạn chế do vai trò của tinh thần của nam 29,5±39,1 thấp hơn nữ 38,7±43,53, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Còn chức năng xã hội của nam cũng thấp hơn nữ (58,04±23,95 và 67±26,71), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các vấn đề còn lại không có sự khác biệt giữa hai giới.

Bảng 3.11. Điểm đánh giá sức khỏe thể chất, tinh thần và SF-36

Lĩnh vực Điểm trung bình Nam Nữ p

Sức khỏe thể chất 34,76±8,25 34,34±8,4 35,36±8,05 0,45 Sức khỏe tinh thần 39,40±9,13 39,21±9,25 39,64±9,01 0,77 Điểm SF36 37,07±6,98 36,78±7,21 37,05±6,68 0,53

Nhận xét: Điểm số SF 36 trung bình là 37,07±6,98 chứng tỏ chất lượng cuộc

khác biệt nhiều. Tuy nhiên ta nhận thấy sức khỏe thể chất (34,76±8,25) có số điểm thấp hơn sức khỏe tinh thần (39,40±9,13).

Bảng 3.12. Phân bố mức độ chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nghiên cứu

Mức độ Nam Nữ Tổng số Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Kém (FS- 36: 0-25) 6 4,05 1 0,65 7 4,7 Trung bình kém (FS-36: 25-50) 79 53,37 56 38.83 135 91,2 Trung bình khá (FS-36: 50-75) 2 1,35 4 2,75 6 4,1 Khá tốt (FS-36: 75-100) 0 0 0 0 0 0 Tổng số BN 87 58,77 61 41,23 148 100

Nhận xét: Không có bệnh nhân nào có điểm chất lượng cuộc sống ở mức khá

tốt, bệnh nhân ở nhóm trung bình kém (25-50 điểm) chiếm tỉ lệ cao nhất 91,2% (n=135), có 7 bệnh nhân ở nhóm kém (0-25 điểm) và chỉ có 6 bệnh nhân ở mức trung bình khá. Trong khi đó nhóm kém và nhóm trung bình kém có số nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ.

3.3. TÌM HIỂU MỐI LIÊN QUAN MỘT SỐ YẾU TỐ VỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

3.3.1. Mối liên quan của điểm số SF-36, MCS, PCR và các yếu tố như giới tính, tuổi, học vấn, bảo hiểm y tế, nơi ở, kinh tế gia đình tính, tuổi, học vấn, bảo hiểm y tế, nơi ở, kinh tế gia đình

Bảng 3.13. Mối liên quan của điểm số SF-36, MCS, PCR và các yếu tố như giới tính, tuổi, học vấn, bảo hiểm y tế, nơi ở, kinh tế gia đình.

Điểm SF-36 MCS PCR

Điểm p Điểm p Điểm p

Giới tính

Nam 36,7±7,2 0,53 39,2±9,2 0,7 34,3±8,4 0,45

Nữ 37,5±6,6 39,6±9,0 35,3±8

20 - 29 37,2±4,8 39,4±5,9 34,9±7,1 30 - 39 38,7±6,0 40,7±10,7 36,8±6,8 40 - 49 35,6±5,9 39,8±8,1 31,4±6,4 50 - 59 37,2±8,4 38,9±9,8 35,4±10 >60 36,2±9,1 38,4±9,6 34,1±10 Học vấn Không học 36,9±7,5 0,43 38,2±14 0,27 35,5±1,1 0,94 Cấp 1 39,5±6,9 43,6±6,1 35,4±10,3 Cấp 2 36,7±6,6 38,9±9,7 34,4±7,5 Cấp 3 36,2±7,4 38,1±8,4 34,3±8,8 Đại học 38,8±6,3 41,7±9,8 35,9±7,6 BHYT Có 36,8±6,6 0,34 39±9 0,25 34,6±8 0,74 Không 38,5±9 41,6±9,8 35,3±9,7 Nơi ở Thành thị 37,2±7,3 0,82 39,5±9,4 0,88 34,9±8,6 0,81 Nông thôn 36,9±6,6 39,2±8,9 34,6±7,9 Kinh tế gia đình Thiếu thốn 37±8 0,8 39,4±9,5 0,67 34,6±9,2 0,99 Xóa đói giảm nghèo 36,4±6,3 38,3±8,6 34,5±7,3 Đủ sống 37,6±7,4 40,2±9,5 34,9±8,9 Khá giả 36,9±0 40,1±0 33,7±0 Giầu có 0 0 0 Nhận xét:

Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số SF-36, MCS, PCR của nam và nữ, ở các nhóm tuổi, ở người có trình độ học vấn khác nhau, ở người có bảo hiểm y tế và không có, ở người thành thị và nông thôn, và ngay cả các thành phần kinh tế khác nhau với p>0,05.

3.3.2. Mối tương quan giữa các vấn đề của bệnh thận và sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, SF-36 chất, sức khỏe tinh thần, SF-36

3.3.2.1.Triệu chứng và sức khỏe tinh thần (MCR), sức khỏe thể chất (PCR), chỉ số SF-36

Khi khảo sát những triệu chứng hay gặp ảnh hưởng đối với những BN bị bệnh thận như nào. Như đau cơ, đau ngực, chụt rút, ngứa, khô da, khó thở, ngất chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi, kiệt sức, tê chân tay, catherter lọc máu. Với mỗi câu trả lời càng ít ảnh hưởng thì điểm càng cao, càng ảnh hưởng nhiều thì điểm càng thấp. Chúng tôi nhận thấy triệu chứng có mối tương quan đồng biến với sức khỏe tinh thần (với r=0,44; p<0,001), sức khỏe thể chất nói riêng (r=0,55;p<0,001), và điểm SF-36 nói chung (r=0.61; p<0.001). Điều này có nghĩa là bệnh nhân càng có ít triệu chứng thì CLCS cả tinh thần lẫn thể chất càng tăng.

3.3.2.2. Ảnh hưởng của bệnh thận và sức khỏe tinh thần (MCR), sức khỏe thể chất (PCR), chỉ số SF-36

Đối với BN bị bệnh thận thường phải ăn kiêng, hạn chế nước, giảm khả năng làm việc nhà, hạn chế đi lại, lo lắng, ngoại hình biến đổi, đời sống tình

dục cũng khác, đặc biệt phụ thuộc vào y tế. Tất cả các điều này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng này của mỗi người khác nhau, có người ảnh hưởng nhiều, có người ảnh hưởng ít, có người hoàn toàn không ảnh hưởng. Với cách tính điểm như phụ lục một, người nào ít bị ảnh hưởng thì điểm càng cao. Chúng tôi nhận thấy có sự tương quan đồng biến của ảnh hưởng của bệnh thận với SF-36 (r=0,48; p<0,001), MCR (r=0,316; p<0,001), PCR (r=0,47; p<0,001). Có nghĩa là khi bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều bởi bị bệnh thận thì sức khỏe cả thể chất và tinh thần của họ đều suy giảm.

3.3.2.3. Gánh nặng của bệnh thận và sức khỏe tinh thần (MCR), sức khỏe thể chất (PCR), chỉ số SF-36

BN nhận thấy mình như là một gánh nặng cho gia đình, thất vọng trong việc điều trị, mất rất nhiều thời gian cho việ chữa bệnh và điều quan trọng họ cho rằng bệnh thận ảnh hưởng rất lớn với cuộc sống của họ. Nếu BN cho rằng tất cả các điều trên là đúng thì gánh nặng bệnh thận thật là lớn lên cuộc sống của họ và điểm số cho mục này rất thấp. Chúng tôi nhận thấy chúng tương quan đồng biến với SF-36 (r=0,48; p<0,001), MCR (r=0,324; p<0,001), PCR (r= 0,46; p=<0,001).

3.3.2.4. Tình trạng công việc và sức khỏe tinh thần (MCR), sức khỏe thể chất (PCR), chỉ số SF-36

Chúng tôi nhận thấy không có mối tương quan nào giữa tình trạng công việc và MCR (r=-0,1; p=0,225); PCR (r=-0,04; p= 0,62), SF- 36 (r=-0,09;

p=0,279). Có nghĩa là với BN của chúng tôi việc có kiếm được tiền hay không kiếm được tiền trong thời gian này không ảnh hưởng gì đến CLCS của họ.

3.3.2.5. Nhận thức và sức khỏe tinh thần (MCR), sức khỏe thể chất (PCR), chỉ số SF-36

Chúng tôi nhận thấy chức năng nhận thức của bệnh nhân tương quan đồng biến với SF-36 (r=0,59; p<0,001); MCR (r=0,545; p<0,001); PCR (r= 0,41; p=<0,001). Có nghĩa là BN có khả năng đáp ứng nhanh với lời nói và hành động, khả năng tập trung tốt, không bị lẫn lộn thường có MCR, PCR, SF-36 cao hơn.

3.3.2.6 .Tương tác xã hội và sức khỏe tinh thần (MCR), sức khỏe thể chất (PCR), chỉ số SF-36

Việc tương tác với môi trường xung quanh chúng tôi nhận thấy tương quan đồng biến với MCR (r=0,255; p=0,002), nhưng không tương quan với PCR (r=0,02; p=0,81). Có nghĩa là BN hoàn toàn tương tác tốt với môi trường

xung quanh không lệ thuộc vào sứ khỏe thể chất mà chỉ phụ thuộc và sức khỏe tinh thần.

3.3.2.7. Chức năng tình dục và sức khỏe tinh thần (MCR), sức khỏe thể chất (PCR), chỉ số SF-36

Chức năng tình dục hoàn toàn tương quan với quan với sức khỏe tinh thần (r=0,3; p<0,001), sức khỏe thể chất (r=0,34; p<0,001), và SF-36 (r=0,39; p<0,001).

3.3.2.8. Giấc ngủ và sức khỏe tinh thần (MCR), sức khỏe thể chất (PCR), chỉ số SF-36

BN ngủ tốt cũng cho thấy MCR, PCR, SF-36 cao với r (p) lần lượt là 0,366 (<0,001); 0,46 (<0,001); 0,51(<0,001).

3.3.2.9. Hỗ trợ xã hội và sức khỏe tinh thần (MCR), sức khỏe thể chất (PCR), chỉ số SF-36.

Có sự tương quan đồng biến giữa sự hỗ trợ của xã hội với MCR (r=0,168; p=0,041); PCR (r= 0,3; p<0,001 ); SF-36 (r=0,29; p<0,001). Sự quan tâm hỗ trợ của xã hội càng lớn thì BN có CLCS càng tốt.

3.3.2.10. Hỗ trợ của nhân viên lọc máu và sức khỏe tinh thần (MCR), sức khỏe thể chất (PCR), chỉ số SF-36

BN càng nhận được nhiều sự hỗ trợ của nhân viên lọc máu thì họ càng có MCR, PCR, SF-36 càng thấp. Có nghĩa là có sự tương quan nghịch của sự hỗ trợ của nhân viên lọc máu với sức khỏe tinh thần (r=-0,308; p<0,001), sức khỏe thể chất (r=-0,17; p=0,02), và SF-36 (r=-0,3; p<0,001).

3.3.2.11. Sự hài lòng của bệnh nhân và sức khỏe tinh thần (MCR), sức khỏe thể chất(PCR), chỉ số SF-36

Chúng tôi nhận thấy không có mối tương quan nào giữa sự hài lòng của BN và MCR (r=0,042; p=0,615), PCR (r=-0,07; p=0,36), SF- 36 (r=-0,017; p=0,838). Có nghĩa là với BN của chúng tôi việc có kiếm được tiền hay không kiếm được tiền trong thời gian này không ảnh hưởng gì đến CLCS của họ.

3.3.3. Mối tương quan của điểm số SF-36, MCS, PCR và các yếu tố ure, hemoglobin, huyết áp, nước tiểu 24 giờ. hemoglobin, huyết áp, nước tiểu 24 giờ.

Bảng 3.14. Mối tương quan của điểm số SF-36, MCS, PCR và các yếu tố ure, hemoglobin, huyết áp, nước tiểu 24 giờ

SF Điểm SF-36 r(p) MCS r(p) PCR r(p) Urê 0,068(0,41) 0,047(0,574) 0,064(0,441) Hb -0,014(0,87) 0,14(0,869) -0,038(0,645) HA tâm thu -0,096(0,244) -0,122(0,14) -0,028(0,733) HA tâm trương -0,067(0,417) -0,07(0,397) -0,036(0,661) Nước tiểu 24 giờ 0,11(0,15) 0,06(0,413) 0,12(0,137)

Nhận xét:

Chúng tôi nhận thấy không có mối tương quan nào giữa lượng ure, hemoglobin, huyết áp, nước tiểu 24h với điểm SF-36, MCS, PCR với p>0,05.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI CỦA MẪU NGHIÊN CỨU KHI NHẬP VIỆN

4.1.1. Tuổi và giới

Nhóm nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 148 bệnh nhân, tỷ lệ nam nhiều hơn nữ, nam chiếm 58,8% nữ chiếm 42,2%. Tuổi trung bình là 43 tuổi (43±15) trong đó đa số thuộc về trung niên và người trẻ (chiếm ¾ số bệnh nhân). Điều này tạo điều kiện dễ dàng cho việc phỏng vấn nhưng đồng thời cũng cho thấy rằng đa số bệnh nhân trong độ tuổi đóng góp sức lao động cho xã hội, đang có nhu cầu sống và điều trị. Việc mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối ở tuổi này ảnh hưởng lớn đến lao động và phục vụ cho xã hội, đồng thời cũng là gánh nặng kinh tế cho gia đình và của toàn xã hội.

4.1.2. Về nơi cư trú, tình độ học vấn, kinh tế, bảo hiểm y tế

Số bệnh nhân sống ở thành phố và nông thôn chênh nhau không đáng kể, thành phố 52% nông thôn 48%. Hai nhóm này do ở hai môi trường khác nhau điều này dẫn đến sức chịu đựng về thể chất cũng như tinh thần khác nhau.

Trình độ học vấn chi phối kết quả phỏng vấn. Đa số bệnh nhân có trình độ cấp 2, cấp 3 (74,4%). Những bệnh nhân này ít gặp khó khăn trong quá trình phỏng vấn. Nhóm bệnh nhân không đi học và học hết cấp 1 chiếm tỉ lệ thấp, đối với nhóm này chúng tôi phỏng vấn bằng cách đọc câu hỏi và đánh dấu các câu trả lời bệnh nhân lựa chọn.

Số bệnh nhân xóa đói giảm nghèo và đủ sống tương đương nhau (41,9 và 54,1), số bệnh nhân khá giả và giầu có rất ít. Có một thực tế khi phỏng vấn sâu hơn cho thấy rất nhiều trường hợp bệnh nhân tự nhận mình ở mức hoàn cảnh kinh tế thấp hơn thực tế một bậc. Tuy nhiên theo nguyên tắc phỏng vấn chúng tôi vấn tôn trọng lựa chọn của bệnh nhân. Điều này sẽ cho chúng tôi suy nghĩ phải thay đổi phương pháp phỏng vấn cho đúng hơn.

4.1.3. Bệnh thận căn nguyên – hiểu biết về căn nguyên

Đa số bệnh nhân có nguyên nhân của bệnh thận mạn là do viêm cầu thận mạn, tiếp theo là đái tháo đường. Ta thấy đái tháo đường ngày càng gia tăng và trở thành gánh nặng toàn cầu. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn do đái tháo đường là 11,5%, nghiên cứu DOPPS bệnh nhân bệnh thận mạn do đái tháo đường là 36,6% ở Mỹ, ở Nhật là 22,4%, ở Đài Loan là 20,1%. Sự khác biệt này có thể so chúng tôi nghiên cứu bệnh nhân nhập viện tại một bệnh viện tuyến cuối để lọc máu nên mẫu này không thể đại diện cho tình trạng bệnh lý toàn thể cộng đồng.

Tăng huyết áp gây tổn thương thận, nhưng bệnh thận cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Ở giai đoạn muộn khi bệnh nhân vừa có uy thận vừa có tăng huyết áp thì rất khó phân biệt được tăng huyết áp là nguyên nhân hay hậu quả. Trong nghiên cứu của chúng tôi ngoại trừ 1 bệnh nhân (0,07) tăng huyết áp trên 5 năm giúp nghĩ nhiều tăng huyết áp là nguyên nhân, số bệnh nhân còn lại khoonng cho phét chúng tôi kết luận tăng huyết áp là nguyên nhân, hậu quả hoặc biến chứng của bệnh thận mạn giai đoạn cuối.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 43,2% bệnh nhân không biết nguyên nhân mắc bệnh, 26% cho rằng mình do tăng huyết áp, 8% nghĩa là do tiểu đường. Trong khi đó chúng tôi nghiên cứu nguyên nhân thực tế của bệnh

nhân là 73,8% là viêm cầu thận, 11,5% tiểu đường, và 0,7% là do tăng huyết áp. Điều này cho thấy hiểu biết của bệnh thận của nhóm nghiên cứu còn hạn chế về nguyên nhân gây bệnh. Cũng có thể nói công tác sàng lọc, phát hiện sớm, giáo dục bệnh nhân của y tế dự phòng chưa tốt về bệnh thận.

4.1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khi vào viện

Tăng huyết áp là biến chứng thường gặp của bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Việc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân này thường gặp khó khăn. Trong nghiên cứu của chúng tôi có tời 45,3% bệnh nhân nhập viện có huyết áp chưa khống chế được.

Việc tạo dò động tĩnh mạch trước khi lọc máu hỗ trợ nhiểu cho điều trị thay thế thận và làm giảm tử vong do các biến chứng của catheter tĩnh mạch tạm thời, đồng thời bệnh nhân được chuẩn bị vê mặt tâm lý và được ưu tiên lựa chọn biện pháp tối ưu thích hợp. Trong số 148 bệnh nhân có chỉ định lọc máu không có bệnh nhân nào được tạo dò động tĩnh mạch trước, lý giải cho việc này có thể mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn ít. Theo khuyến cáo của KDOQI năm 2000, 50% bệnh nhân bắt đầu lọc máu có FAV hoạt động. Năm 2006 khuyến cáo được nhắc lại với 65 bệnh nhân có FAV và ít hơn 10% phải đặt catheter khi bắt đầu lọc máu . Nghiên cứu của chúng tôi 100% bệnh nhân phải lọc máu với catheter. Việc đặt catheter lọc máu cấp cứu sẽ làm tăng nguy

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối tại khoa thận tiết niệu bệnh viện bạch mai (Trang 39 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w