Tăng huyết áp là biến chứng thường gặp của bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Việc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân này thường gặp khó khăn. Trong nghiên cứu của chúng tôi có tời 45,3% bệnh nhân nhập viện có huyết áp chưa khống chế được.
Việc tạo dò động tĩnh mạch trước khi lọc máu hỗ trợ nhiểu cho điều trị thay thế thận và làm giảm tử vong do các biến chứng của catheter tĩnh mạch tạm thời, đồng thời bệnh nhân được chuẩn bị vê mặt tâm lý và được ưu tiên lựa chọn biện pháp tối ưu thích hợp. Trong số 148 bệnh nhân có chỉ định lọc máu không có bệnh nhân nào được tạo dò động tĩnh mạch trước, lý giải cho việc này có thể mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn ít. Theo khuyến cáo của KDOQI năm 2000, 50% bệnh nhân bắt đầu lọc máu có FAV hoạt động. Năm 2006 khuyến cáo được nhắc lại với 65 bệnh nhân có FAV và ít hơn 10% phải đặt catheter khi bắt đầu lọc máu . Nghiên cứu của chúng tôi 100% bệnh nhân phải lọc máu với catheter. Việc đặt catheter lọc máu cấp cứu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và nhiều biến chứng cấp đe dọa tử vong trong quá trình điều trị. Điều này cho thấy đa số bệnh nhân không được theo dõi sát, chưa hiểu dõ về bệnh lý và tâm lý trì hoãn lọc máu cho đến khi đe dọa tính mạng.
Theo KDOQI 2002 bệnh nhân có chỉ định thay thế thận khi MLCT < 15 ml/phút/1,73m2. Bệnh nhân của chúng tôi nhập viện với MLCT theo công thức ước đoán Modification ò Diet in Renal Disease (MDRD) là 5±1,7
ml/phút/1,73m2, tương tự Korevaar J. vaf cộng sự nghiên cứu trên 152 bệnh nhân Hà Lan bệnh thận mạn giai đoạnc cuối bắt đầu lọc máu có MLCT là 5,9±3 ml/phút/1,73m2. MLCT của chúng tôi thấp hơn so với tác giả Tsai Y. nghiên cứu trên 139 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối chưa lọc máu là 8,4±3,1 ml/phút/1,73m2. Điều này cho thấy bệnh nhân của chúng ta thường pháp hiện khác muôn.
Thiếu máu ảnh hưởng đến 90% bệnh nhân điều trị thay thế thận vì nó bắt đầu từ giai đoạn đầu của suy thận cho đến khi bắt đầu lọc máu. Tỷ lệ thiếu máu trong suy thận có tương quan tỷ lệ nghịch với chức năng thận còn lại . Trong nghiên cứu đa trung tâm Canada thiếu máu đã được tìm thấy khoảng 25% khi độ thanh thải creatinin là cao hơn 50 ml/phút. Thiếu máu dần xấu đi cùng với suy giảm chức năng thận, khi độ thanh thải creatinin dưới 25 ml/phút, tỷ lệ thiếu máu khoảng 87%. Trong bệnh thận giai đoạn cuối, chất lượng cuộc sống đã được chứng minh thấp hơn nhiều so với dân số nói chung và thiếu máu là một trong những yếu tố liên quan chính ,
Theo khuyến cáo của KDOQI
•Bệnh nhân có MLCT< 60 ml/phút/1,73m2 da phải được đánh giá thiếu máu. Việc đánh giá nên bao gồm đo nồng độ Hemoglobin.
•Thiếu máu ở bệnh thận mạn tính nên được đánh giá và điều trị
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đối với nam giới, bệnh thiếu máu được định nghĩa là mức độ hemoglobin<135 g/l, ở phụ nữ thiếu máu định nghĩa là mức độ hemoglobin<120g/l . Tuy nhiên theo một số nghiên cứu mức hemoglobin dưới 100 g/l được xem như là ngưỡng cho bệnh nhân thiếu máu có suy thận mạn trong nghiên cứu của chúng tôi lượng Hb của bệnh nhân nghiên cứu đều dưới 100g/l trung bình là 80,7±17,5 g/l, thấp hơn so với nghiên cứu trên
dân số Châu Á tại đài loan của tác giả Tsai Y. bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối nhập viện có mức hemoglobin trung bình là 94,3±17,4 g/l.