0
Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI KHI VÀO VIỆN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI KHOA THẬN TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 55 -58 )

ĐOẠN CUỐI KHI VÀO VIỆN

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn tính trước lọc máu ít được chú ý hơn so với bệnh nhân lọc máu. Fukuhara S. và cộng sự nghiên cứu trên 471 bệnh nhân ở Nhật Bản bệnh thận mạn giai đoạn 3,4 trước khi lọc máu, theo dõi điểm số SF-36, lâm sàng mỗi 2 tháng trong một năm. Ông nhận thấy nhóm này có chất lượng cuộc sống giảm nhanh hơn so với dân số chung. Sự suy giảm này có liên quan với sự gia tăng creatinin huyết thanh và sự suy giảm hematocrit

Korevaar J.C và cộng sự nghiên cứu trên 152 bệnh nhân ở Hà Lan bệnh thận mạn giai đoạn cuối bắt đầu lọc máu và nhận thấy điểm số chất lượng cuộc sống SF-36 ở nhóm bệnh nhân lọc máu thấp hơn nhiều so với dân số chung.

Theo một số nghiên cứu ở Việt Nam, tại Hà Nội theo Trần Quan Vũ trên đối tượng bệnh nhân lọc máu chu kỳ có sức khỏe tinh thần (MCR) là 40 ± 19,1, sức khỏe thể chất (PCR) 41,4 ± 18,4, chỉ số SF-36 là 40,7 ± 19,3. Tại Huế theo Hoàng Bùi Bảo trên đối tượng bệnh nhân suy thận giai đoạn V chưa lọc máu có sức khỏe tinh thần (MCR) là 29,6 ± 15,2, sức khỏe thể chất (PCR) 32,5 ± 15,9, chỉ số SF-36 là 32,3 ± 15,5. Tại TPHCM theo Lâm Nguyễn Nhã Trúc trên đối tượng BN lọc máu 2 tuần có sức khỏe tinh thần (MCR) là 43,9, sức khỏe thể chất (PCR) 35,8, chỉ số SF-36 là 41,3. Trong khi chúng tôi trên nhóm đối tượng BN mới được lọc máu 1-2 lần cho kết quả như sau sức khỏe tinh thần (MCR) là 39,4±9,1, sức khỏe thể chất (PCR) 34,7±8,2,

chỉ số SF-36 là 37±6,9. Qua các nghiên cứu ba miền Bắc, Trung, Nam chúng tôi nhận thấy, điểm số chất lượng cuộc sống nói chung tương đối thấp đều dưới 50 điểm, điểm số của nhóm chưa lọc máu ở Huế là thấp nhất, điểm số của nhóm lọc máu chu kỳ cao cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, trong khi đó nhóm lọc máu sau 2 tuần và lọc máu 1 đến 2 lần có số điểm sức khỏe tinh thần cao hơn sức khỏe thể chất. Điểm sức khỏe thể chất của chúng tôi tương đương với tác giả Hoàng Bùi Hải ở Huế, Lâm Nguyễn Nhã Trúc ở TP Hồ Chí Minh, nhưng thấp hơn ở nhóm đã lọc máu chu kỳ của tác giả Trần Quang Vũ và cs. Điểm sức khỏe tinh thần của chúng tôi có điểm số tương đương nghiên cứu của Lam Nguyễn Nhã Trúc và Trần Quang Vũ, nhưng lại cao hơn Hoàng Bùi bảo ở Huế.

Theo một số tác giả trên thế giới, trong nghiên cứu DOPPS nghiên cứu trên BN lọc máu chu kỳ với 2406 BN ở Châu Âu có PCR là 34,7, MCR là 44,1, với 2087 BN ở Nhật Bản có PCR là 40, MCR là 44, và 2885 BN ở Mỹ có PCR là 33,4, MCR là 47,6. Theo Wu trên 698 BN lọc máu 1 năm có PCR là 33,2 và MCR là 48,2. Tại Đài Loan TasaiY trên 65 BN lọc máu chu kỳ có PCR là 48, MCR là 55,7. Trong nghiên cứu của chúng tôi trên đối tượng lọc máu 1 đến 2 lần có PCR là 34,7 và MCR là 39,4. Qua đây chúng ta thấy sức khỏe thể chất của Việt nam không khác các nước Châu Âu, Mỹ, tuy nhiên chúng ta thấp hơn Nhật Bản của nghiên cứu DOPPS và đặc biệt thấp hơn nhiều Đài Loan của tác giả Tsai. Đặc biệt ta thấy sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân bắt đầu lọc máu có số điểm ngang nhau. Nhưng điểm sức khỏe thể chất của những bệnh nhân lọc máu chu kỳ có xu hướng thấp hơn so với điểm sức khỏe tinh thần.

Trong nghiên cứu DOPPS các nhà điều tra đã phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu quốc tế lựa chon ngẫu nhiên bệnh nhân lọc máu định kỳ tại Mỹ,

năm quốc gia ở Châu Âu và Nhật. Tổng cỡ mẫu gồm 17236 bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân trong nhóm sức khỏe thể chất kém nhất, nguy cơ tử vong cao hơn 93% và nguy cơ nhập viện cao hơn 56% so với nhóm có sức khỏe thể chất cao nhất. Với mỗi 10 điểm giảm của sức khỏe thể chất sẽ làm tăng nguy cơ tử vong lên 1,25 lần, nguy cơ nhập viện lên 1,15 lần. Với mỗi 10 điểm giảm của sức khỏe tinh thần sẽ tăng nguy cơ tử vong lên 1,13 lần và tăng nguy cơ nhập viện lên 1.06 lần. Nghiên cứu của Kalantar-Zadeh và Lowrie , kết luận trong các lĩnh vực sức khỏe nghiên cứu sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có giá trị tiên đoán mạnh nhất với tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối.

Bảng 4.1: So sánh giá trị trung bình điểm số các lĩnh vực chất lượng cuộc sống sau lọc máu với các nghiên cứu khác.

Lĩnh vực Chún g tôi DOPPS Châu Âu Nhật Bản Mỹ

Sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất. 60,34 45 60,3 42,7 45,5 Hạn chế do vai trò của thể chất. 13,34 37,2 46,5 37,6 28,1 Sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn. 48,4 56,4 61,1 57,1 57,5 Tự đánh giá sức khỏe tổng quát. 27,4 36,1 40,7 41,0 44,5 Sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống. 47,43 42,4 50,8 43,4 44,4 Sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội. 61,74 62,2 69,2 63,5 64,5 Hạn chế do vai trò của tinh thần. 33,33 49,1 48,7 58 57 Sức khỏe tâm thần tổng quát. 52,50 60,8 61,8 68,2 70,4

Ta nhận thấy lĩnh vực hoạt động thể chất có số điểm tương đương với Nhật Bản và hơn các nước của DOPPS Châu Âu và Mỹ. Cảm nhận cuộc sống có điểm số tương đương, còn các mục còn lại như hạn chế do vai trò thể chất, đau,

đánh giá sức khỏe, hạn chế do vai trò của tinh thần có điểm số thấp hơn nghiên cứu DOPPS và Wu. Giải thích điều này có thể thấy bệnh nhân của chúng ta đa phần là người lao động chân tay lại vào viện trong tình trạng cấp cứu.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI KHOA THẬN TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 55 -58 )

×