PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt thành phố cần thơ (Trang 38 - 43)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH

4.1.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2007 - 2009

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2007 - 2009) ĐVT: triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1.TG các tổ chức 758.660 342.906 267.284 -415.754 -54,8 -75.622 -22,05 - Không kỳ hạn 284.758 197.715 222.246 -87.043 -30,57 24.531 12,41 - Kỳ hạn dưới 12T 40.320 56.900 31.128 16.580 41,12 -25.772 -45,29 - Kỳ hạn >= 12T 433.582 88.291 13.910 -345.291 -79,64 -74.381 -84,25 2.TG dân cư 826.054 1.162.256 1.295.347 336.202 40,7 133.091 11,45 - Không kỳ hạn 40.508 22.427 22.476 -18.081 -44,64 49 0,22 - Kỳ hạn dưới 12T 429.752 963.781 1.246.215 534.029 124,3 282.434 29,30 - Kỳ hạn >= 12T 355.794 176.048 26.656 -179.746 -50,52 -149.392 -84,86 TỔNG CỘNG 1.584.714 1.505.162 1.562.631 -79.552 -5,02 57.469 3,82

(Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh Agribank Cần Thơ)

Do ý thức tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình kinh doanh nên NHNo & PTNT TP Cần Thơ đã nổ lực lớn để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung vào nguồn vốn cho Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục để Ngân hàng hoạt động và giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn như hiện nay.

Nhận xét chung: tình hình huy động vốn năm 2008 giảm 5,02% so với

năm 2007. Năm 2009 tăng 3,82% so với năm 2008. Cụ thể:

- Tiền gởi của các TCKT năm 2008 là 342.906 triệu đồng giảm 415.754 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng với mức giảm 54,8% so với năm 2007. Loại tiền gởi này chiếm tỷ trọng 22,78% (2008) và 17,10% (2009) trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Tiền gởi của các TCKT năm 2008 có mức giảm khá lớn (54,8%) so với năm 2007. Ngun nhân của tình trạng này có thể được giải thích bởi một số lý do sau:

+ Những biến động đổi chiều đột ngột theo lãi suất cơ bản của NHNN, cộng với sự tranh giành thị trường và bù đắp thiếu hụt trong thanh khoản cuả các NHTM cổ phần đã đẩy lãi suất huy động leo thang chưa từng có, mức lãi suất tiền gửi đỉnh điểm lên đến 19,8% - 20%/năm cuả một số NHTM cổ phần đã kéo theo một lượng vốn đáng kể chuyển dịch từ các NHTM nhà nước. Trong giai đoạn này lãi suất tiền gửi là mục tiêu trọng tâm để đầu tư sinh lợi của khách hàng, buộc NHNo&PTNT TP Cần Thơ phải bám sát thị trường để giữ khách hàng và thị phần (trong năm 2008 thì lãi suất huy động vốn bình quân của Ngân hàng là rất cao từ đến 14,5 - 15%/năm).

+ Việc khan hiếm về tiền đồng do lạm phát tăng cao kéo theo sự sụt giảm mạnh tiền gửi của các tổ chức, nhất là các Tổ chức Tài chính. Năm 2008 phải trả vốn cho Tổ chức Tài chính 415 tỷ đồng đã làm cho nguồn vốn huy động tiền gửi tổ chức giảm rõ rệt.

+ Biến động tăng của giá vàng cùng với lãi suất tiền gửi giảm, một bộ phận tiền gửi từ dân cư chuyển sang đầu tư vàng nên việc huy động tích lũy từ dân cư gặp khó khăn vào thời điểm cuối năm 2008.

Đến năm 2009 tiền gửi của TCKT lại tiếp tục giảm 75.622 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 22,05% so với năm 2008. Hiện tượng này là hồn tồn có thể dự đốn được. Khi mà nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi trong năm 2009, bên cạnh việc khan hiếm nguồn vốn do ảnh hưởng của chính sách hạn chế tín dụng của NHNN trong năm 2008. Các TCKT và doanh nghiệp cần vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh nên việc huy động vốn của Ngân hàng từ những thành phần này giảm cũng là điều dễ hiểu.

- Khác với tiền gửi của các TCKT tiền gửi của dân cư tăng liên tục qua các năm. Tiền gửi của dân cư năm 2008 là 1.162.256 triệu đồng tăng 336.202 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 40,70% so với năm 2007. Tiền gửi của dân cư năm 2009 là 1.295.347 triệu đồng tăng 133.091 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 11,45% so với năm 2008. Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng 52,13% (2007), 77,22% (2008) và 82,90% (2009) trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Như vậy qua 3 năm ta có thể thấy được tiền gửi của dân cư chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động, và loại tiền gửi này tăng liên tục qua các năm. Đặc biệt là trong năm 2008 có mức tăng cao nhất (40,70%). Nguyên nhân của tình trạng này có thể được giải thích bởi một số lý do sau:

+ Do các NHTM CP liên tục đẩy lãi suất huy động tăng cao để thu hút các nguồn vốn trong thời kỳ kinh tế bị khủng hoảng, điều này buộc Chi nhánh NHNo&PTNT TP. Cần Thơ phải tăng lãi suất huy động vốn và các hình thức huy động vốn hấp dẫn khác (lãi suất huy động vốn bình quân năm 2008 của Ngân hàng từ 14,5% - 15%/năm), điều này đã làm hấp dẫn các tầng lớp dân cư và họ đã gửi tiền vào Ngân hàng để lấy lãi.

+ Mặc khác trong thời kỳ lạm phát thì người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn do lo sợ đồng tiền sẽ bị mất giá. Tuy nhiên khi Ngân hàng áp dụng mức lãi suất huy động vốn cao, cùng với nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn khác, thì vẫn thu hút được khách hàng gửi tiền do lãi suất thực mà họ nhận được là khá cao.

Đến năm 2009 thì tiền gửi từ dư cư tiếp tục tăng nhưng mức tăng thấp hơn năm 2008 ( tăng 11,45% so với 40,70% năm 2008). Do trong năm 2009 ngân hàng đã giảm lãi suất huy động bình qn xuống chỉ cịn 9,98%/năm nên người dân có xu hướng rút tiền hoặc gửi tiền ở những Ngân hàng khác. Tuy nhiên tiền gửi của dân cư năm 2009 vẫn tăng, điều này cho thấy Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác huy động vốn và có nhữg chính sách kịp thời để tranh thủ các nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư. Xác định công tác huy động vốn là quan trọng, nên Ban lãnh đạo đã đề ra nhiều biện pháp tích cực để thu hút vốn. Thực hiện tốt về phát hành chứng chỉ tiền gửi VNĐ và USD có dự thưởng, lãi suất bậc thang hấp dẫn, tích cực cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, triển khai sản phẩm dịch vụ mới và tiên tiến như dịch vụ internet banking, home banking…, tuyên

truyền quảng cáo các dịch vụ ngân hàng để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư. Chính điều này đã làm cho tình hình huy động vốn của ngân hàng khơng bị sụt giảm nhiều trong năm 2009.

Nhìn chung hoạt động huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian qua tiến triển tốt. Có được kết quả như vậy là nhờ vào sự nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh. CB-CNV đã bám sát địa bàn hoạt động, những đơn vị có nguồn vốn lớn, đặc biệt là các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố. Chi nhánh đã chủ động linh hoạt đề nghị lên Ngân hàng cấp trên điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với cung cầu thị trường và mặt bằng lãi suất của các Ngân hàng Thương mại trên Thành phố.

4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2007 - 2009

Bảng 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2007 - 2009) (2007 - 2009)

ĐVT: triệu đồng

NĂM CHÊNH LỆCH

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % - Vốn huy động 1.584.714 1.505.162 1.562.631 -79.552 -5,02 57.469 3,82 - Vốn điều chuyển 295.000 773.000 1.079.000 478.000 162,03 306.000 39,59 Tổng nguồn vốn 1.879.714 2.278.162 2.641.631 398.448 21,20 363.469 15,95

(Nguồn: Phòn kinh doanh Chi nhánh Agribank Cần Thơ)

Nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành từ hai nguồn là vốn huy động và vốn điều chuyển. Nhưng để chủ động trong việc cho vay thì Ngân hàng phải coi trọng cơng tác huy động vốn. Vốn huy động chiếm phần lớn trong nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Ngân hàng huy động được nhiều vốn thì sẽ chủ động trong công tác cho vay, đồng thời sẽ giảm được chi phí hơn so với việc sử dụng nguồn vốn cấp trên điều chuyển xuống. Từ đó làm giảm áp lực cho Ngân hàng cấp trên. Do đó nguồn vốn huy động là rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, ngân hàng phải biết tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của mình.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Tổng nguồn vốn năm 2008 là 2.278.162 triệu đồng, tăng 398.448 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 21,20% so với năm 2007. Đến năm 2009 tổng nguồn vốn đạt 2.641.631 triệu đồng, tăng 363.469 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 15,95% so với năm 2008. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua 3 năm là do vốn điều chuyển tăng liên tục qua 3 năm. Vốn điều chuyển năm 2008 là 773.000 triệu đồng, tăng 478.000 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 162,03% so với năm 2007. Đến năm 2009 vốn điều chuyển là 1.079.000 triệu đồng, tăng 39,59% so với năm 2008. Cịn vốn huy động thì có sự tăng giảm không ổn định qua các năm. Vốn huy động giảm trong năm 2008 và tăng trong năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng giảm này đã được phân tích kỹ ở phần trên.

Tỷ lệ vốn điều chuyển / tổng nguồn vốn thể hiện sự phụ thuộc về mặt nguồn vốn của Chi nhánh vào Ngân hàng cấp trên. Tỷ lệ này qua 3 năm được thể hiện qua biểu đồ sau:

84% 16% 59% 41% 66% 34%

Vốn huy động Vốn điều chuyển

Năm 2009 Năm 2008

Năm 2007

Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2007 - 2009

Qua biểu đồ ta thấy vốn huy động qua 3 năm chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Tỷ lệ này qua 3 năm lần lượt là 84%, 66% và 59%. Mặt dù chiếm một tỷ trọng khá lớn nhưng tỷ lệ này lại giảm liên tục qua 3 năm. Vốn điều chuyển năm 2007 chỉ chiếm 16% tổng nguồn vốn, đến năm 2008 chiếm 34% và đến năm 2009 chiếm đến 41% tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Như vậy qua phân tích chỉ tiêu này ta có thể thấy được tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm chưa đạt được kết quả như mong muốn. Huy động vốn không đủ để cho vay, buộc Ngân hàng phải sử dụng vốn

điều chuyển. Tỷ trọng vốn điều chuyển tăng liên tục qua các năm và đến năm 2009 thì chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến tính chủ động của Ngân hàng và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy trong năm 2010 và những năm tiếp theo Ngân hàng cần có nhiều chính sách để đẩy mạnh cơng tác huy động vốn tốt hơn nữa.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt thành phố cần thơ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)