Đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên năm thứ hai, năm thứ ba

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội (Trang 36 - 41)

năm thứ ba

Thực trạng hoạt động đào tạo

Do đặc thù của sinh viên năm thứ hai, năm thứ ba được học trong một môi trường đa văn hóa, đa ngơn ngữ của Trường Đại học Hà Nội nên để có thể đào tạo kiến thức thơng tin cho sinh viên một cách bài bản, các cán bộ phải nghiên cứu nhiều về lý thuyết và thực trạng triển khai KTTT ở một sổ nước thành công, làm bài học và áp dụng hiệu quả và thực trạng vào hồn cảnh cụ thể của Trung tâm.

Phải nói rằng, dù Trung tâm TT-TV Trường Đại học Hà Nội đã có cái nhìn rất đúng đắn về tầm quan trọng của KTTT với sinh viên không chỉ là thời gian học tập trong nhà trường mà cịn có tác dụng to lớn trong việc hình thành kỹ năng học tập suốt đời và đã hoàn thành bản kế hoạch đào tạo KTTT dành cho sinh viên năm thứ hai, năm thứ ba khá khoa học và khả thi song cho đến hiện tại chưa được triển khai một cách đầy đủ, khoa học và chính thống trong thư viện bởi lẽ chưa có sự đồng thuận từ phía nhà trường Đại học Hà Nội, thư viện chưa được cấp kinh phí cho những hoạt động này. Song, về phía thư viện vẫn đơn lẻ tổ chức những buổi đào tạo KTTT, nhằm mong muồn sinh viên có các kỹ năng thơng tin cần thiết hỗ trợ tối đa việc học và nghiên cứu của cá nhân.

Với đặc điểm sinh viên rất năng động, hướng ngoại, nhưng chưa biết sử dụng cơng cụ tra cứu, tra tìm trên các CSDL online, CSDL điện tử. Sinh viên khơng hài lịng với các tài liệu in ở trường, chưa biết cách trích dẫn tài liệu khi làm bài luận, bài kiểm tra của mình nên các bài nghiên cứu phần tài liệu tham khảo còn rất nghèo nàn. Trung tâm đã có những buổi đào tạo KTTT với những nội dung sau đây:

 Hướng dẫn rõ ràng, có phương pháp các kỹ năng tìm kiếm thơng tin trên mục lục trực tuyến OPAC (tìm cơ bản và tìm nâng cao), trong CSDL online: Black – well, Ebsco và Proquest, CSDL điện tử

 Giảng dạy phương pháp tìm tin trên Internet sao cho hiệu quả và nhanh

chóng:

- Ngơn ngữ tìm tin (Từ khố, tốn tử) - Cách đánh gíá một trang web

- Phương pháp tìm (chủ đề, cơng cụ tìm kiếm, địa chỉ cho sẵn)

 Hướng dẫn cho sinh viên cách xử lý, phân tích, thẩm định, đánh giá các

thơng tin mà sinh viên thu nhận được sao cho việc sử dụng chúng có hiệu quả và đạt đúng mong muốn, ý tưởng với những bài nghiên cứu khoa học của sinh viên

 Đào tạo phương pháp trích dẫn tài liệu thủ cơng và phần mềm trích dẫn

tài liệu theo tiêu chuẩn quốc tế. Với những bài luận ngắn của sinh viên trên lớp có thể tự trích dẫn tài liệu một cách thủ công song với những bải báo cáo nghiên cứu khoa học, và xa hơn là làm luận văn tốt nghiệp cần một danh

mục những tài liệu trích dẫn là rất nhiều. Trung tâm đã đưa vào dạy phần

mềm trích dẫn tài liệu Endnote 9.0 cho phép sinh viên quản lý danh mục tài liệu tham khảo, trích dẫn một cách phù hợp, tạo danh mục tài liệu tham khảo. Các tính năng ưu việt của phần mềm Endnote 9.0 phải kể đến như:

- Tạo thư viện tài liệu tham khảo

- Chèn thông tin về tài liệu tham khảo vào văn bản (word) - Định dạng một danh mục tài liệu tham khảo

- Chỉnh sửa các loại tài liệu - Nhập khẩu thông tin từ CSDL

- Nhập khẩu dữ liệu từ một mục lục thư viện - Quản lý file Endnote (sắp xếp, tìm kiếm…) - Xuất và nhập dữ liệu ra Word

Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thơng tin dành cho sinh viên tại Trung

 Hướng dẫn cho sinh viên những kiến thức tối thiểu về cách làm khung đề

tài nghiên cứu khoa học, khóa luận..

 Với mỗi phần hướng dẫn phương pháp tra cứu tài liệu và đặc biệt là hướng dẫn sử dụng phần mềm Endnote – phần mềm trích dẫn khá mới và chưa thơng dụng, các cán bộ tham gia giảng dạy đều có những bài thực hành và test ngay khả năng tiếp thu bài giảng của sinh viên. Kết quả rất đáng khả quan và tin tưởng. Cán bộ tại Trung tâm luôn nỗ lực và nhiệt tình để giảng dạy cho sinh viên những kỹ năng thơng tin hữu ích nhất với việc học của mình.

Mục đích

Với những chương trình và kế hoạch hoạt động quy mơ bài bản như thế, Trung tâm luôn hướng tới một số mục tiêu cụ thể mong muốn đạt được như sau:

 Đầu tiên giúp bạn đọc sử dụng hiệu quả chính những nguồn tài liệu phong phú và rất quý giá ngay tại thư viện. Với một mối quan hệ khá tốt với các nước đang được nhà trường đào tạo ngoại ngữ nên lượng sách ngoại văn tại Trung tâm luôn rất đa dạng, và có ích cho sinh viên theo học chuyên ngành. Sử dụng thành thạo thư viện, tận dụng nguồn tài liệu hiện có tại trung tâm ln là mục đích đầu tiên của cán bộ thư viện.

 Sử dụng tốt OPAC, bản thân có thể tự mình tra tìm thơng tin trong CSDL

online, CSDL trực tuyến và đặc biệt là Internet

 Biết cách thức tiến hành một bài nghiên cứu khoa học, khóa luận theo tiêu chuẩn nhất định với các bước thực hiện cụ thể, rõ ràng. Có sự chuẩn bị vững chắc để viết luận án tốt nghiệp lúc ra trường

 Được đào tạo để biết cách trích dẫn tài liệu thủ cơng và trích dẫn bằng phần mềm Endnote tức sinh viên biết cách quản lý danh mục tài liệu tham khảo, trích dẫn một cách phù hợp từ đó tạo được một danh mục tài liệu tham khảo

Đánh giá

Có thể nói rằng, kế hoạch chương trình thực hiện đào tạo KTTT hữu ích cho sinh viên năm thứ hai, năm thứ ba rất đầy đủ, cần thiết và có nhiều yếu tố khả quan song thực tế còn nhiều bất cập nên hiệu quả của công tác đào tạo là chưa cao.

Đầu tiên phải kể đến là sự khơng đồng thuận từ phía ban lãnh đạo nhà trường, khơng có kinh phí nên mọi hoạt động thư viện đều tự lo nên khá eo hẹp..

Song không thể phủ nhận sự cố gắng của Trung tâm, một số lượng khá lớn sinh viên các khóa 07, 08 đã được đào tạo những kỹ năng nêu trên. Sự tiếp thu của các sinh viên là rất đáng mừng và đáng tin tưởng. Tác giả đã trực tiếp tham gia buổi giảng dạy phần mềm Endnote, nhận thấy được sự chăm chú và háo hức của sinh viên về phần mềm mới vơ cùng hữu ích. Với số phiếu phát ra là 150 phiếu thu thập ý kiến của sinh viên về sự cần thiết của các kỹ năng thông tin trong quá trình học tập và nghiên cứu, sau khi tổng kết, tác giả có bảng tổng kết sau đây:

Bảng 3: Tầm quan trọng của kỹ năng thông tin với sinh viên

Tầm quan trọng Tỷ lệ % Số lượng phiếu

Quan trọng 60% 90 phiếu

Không quan trọng 17% 25 phiếu

Bình thường 23% 35 phiếu

Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thơng tin dành cho sinh viên tại Trung

Biểu đồ 4: Tầm quan trọng của kỹ năng thông tin với sinh viên

60%17% 17% 23% Quan trọng Khơng quan trọng Bình thường

Quả vậy, sau khi tham gia buổi học, hiểu được thế nào là kiến thức thơng tin và ứng dụng vào q trình học tập và nghiên cứu của bản thân, đã có đến 60% hiểu được tầm quan trọng không thể thiếu của KTTT. Số lượng sinh viên không hiểu biết chỉ chiếm 17% và số cịn lại, xem là ở mức bình thường là 23%. Qua số liệu ta nhận thấy đây là một điều đáng mừng, bởi lẽ có thể thư viện chưa có điều kiện dạy cho sinh viên đầy đủ các kỹ năng thông tin song nếu tự các sinh viên nhận ra được sự cần thiết thì họ sẽ tìm hiểu và tự học, tự rèn luyện cho bản thân rất tốt.

Cùng sự nỗ lực nhiệt tình của cán bộ thư viện giảng dạy, sự chăm chú học hỏi của sinh viên, chất lượng các bài test thực hành và một số sự khảo sát của tác giả, chúng ta có thể có cái nhìn tổng thể hơn về chất lượng đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên năm thứ hai, năm thứ ba tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Hà Nội, chúng ta cùng quan sát bảng biểu sau đây:

Bảng 4: Mức độ tiếp thu của sinh viên năm thứ hai, năm thứ ba

Kỹ năng thông tin đạt Tỷ lệ 100% Số lượng phiếu

Thành thạo 38% 57 phiếu

Bình thường 39% 59 phiếu

Chưa hiểu rõ bài giảng 23% 34 phiếu

Tổng 100% 150 phiếu

Biểu đồ 5: Mức độ tiếp thu của sinh viên năm thứ hai, năm thứ ba

38%

39%23% 23%

Thành thạo Bình thường

Chưa hiểu rõ bài giảng

Tỷ lệ trên đây với những gì được xem như mới bắt đầu thực hiện chưa lâu thì quả là đáng mừng. Với đặc thù sinh viên học ngoại ngữ rất năng động học tập, hướng ngoại và nhanh chóng tiếp thu cái mới – đó chính là những điều kiện thuận lợi cho q trình đào tạo KTTT tại Trung tâm Thơng tin – Thư viện Trường Đại học Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)