Các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm bí mật thương mạ

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ bí mật kinh doanh trong quan hệ lao động tại một số quốc gia kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 46 - 50)

2.2. Quy định của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa về bảo vệ bí mật thương

2.2.3. Các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm bí mật thương mạ

trong quan hệ lao động

Luật Lao động Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định, trong hợp đồng lao động, các bên trong quan hệ lao động có thể thỏa thuận với nhau về nghĩa vụ bảo mật bí mật thương mại của NSDLĐ57

. Nếu NLĐ vi phạm nghĩa vụ bảo mật được nêu trong hợp đồng lao động và gây thiệt hại cho NSDLĐ thì NLĐ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại58

.

Luật Hợp đồng lao động Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa quy định, NSDLĐ có thể đặt ra những nghĩa vụ bảo mật cho NLĐ đối với bí mật thương mại của NSDLĐ và những tài sản trí tuệ khác trong hợp đồng lao động. Đối với NLĐ có nghĩa vụ bảo mật thì NSDLĐ có thể quy định việc hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao

53

Điều 43 Luật Hợp đồng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ban hành ngày 15 tháng 3 năm 1999. 54

Điều 148 Luật Cơng ty của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa, ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2013. 55

Điều 149 Luật Cơng ty của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa. 56

Điều 14 Pháp lệnh. 57

Điều 22 Luật Lao động Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ban hành ngày 05 tháng 7 năm 1994, sửa đổi ngày 27 tháng 8 năm 2009.

58

40

động hoặc trong thỏa thuận bảo mật và hàng tháng thanh toán một khoản bồi thường tài chính cho NLĐ trong suốt th1ời hạn hạn chế cạnh tranh sau khi hợp đồng lao động bị thu hồi hoặc chấm dứt. Nếu NLĐ vi phạm quy định về hạn chế cạnh tranh thì phải bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ theo thoả thuận của các bên59

. Ngồi ra luật này cịn quy định các bên trong quan hệ lao động được thỏa thuận về điều khoản hạn chế cạnh tranh, và khoảng thời gian mà NLĐ phải thực hiện nghĩa vụ này sau khi chấm dứt hợp đồng lao động không được quá hai năm60

.

2.2.4. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm bí mật thương mại trong quan hệ lao động lao động

Thứ nhất, biện pháp hành chính

Việc xử lý vi phạm đối với hành vi chiếm đoạt trái phép bí mật thương mại được thi hành bởi các cơ quan Hành chính Cơng nghiệp và Thương mại (the Administration for Industry and Commerce - AIC) trên cấp quận61. Điều 17 Luật Chống cạnh tranh khơng lành mạnh Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa quy định các cơ quan có thẩm quyền của AIC có trách nhiệm giám sát và điều tra các trường hợp chiếm đoạt trái phép bí mật thương mại.

Sau khi điều tra và xác định có hành vi chiếm đoạt trái phép thì các cơ quan AIC có thể yêu cầu chấm dứt hành vi bất hợp pháp và phạt tiền không dưới 10.000 Nhân Dân Tệ (NDT) (khoảng 1.600 USD) nhưng khơng q 200.000 NDT. Ngồi ra, các cơ quan AIC có thể yêu cầu trả lại bản vẽ, bản thiết kế và các tài liệu khác có chứa bí mật thương mại và tiêu hủy hàng hố được sản xuất bằng bí mật thương mại bị đánh cắp vì nếu cơng bố hàng hố đó thì bí mật thương mại có thể bị tiết lộ62

.

Thứ hai, các biện pháp dân sự.

Biện pháp bồi thường thiệt hại

Theo quy định của Luật Chống cạnh tranh khơng lành mạnh Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa, chủ sở hữu bị thiệt hại do hành vi xâm phạm bí mật thương mại thì có thể u cầu bồi thường thiệt hại. Theo Điều 20 của Luật này, chủ thể kinh doanh nào vi phạm các quy định của Luật này và gây thiệt hại cho các chủ thể bị xâm

59

Điều 23 Luật Hợp đồng Lao động Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2007. 60

Điều 24 Luật Hợp đồng Lao động Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2007. 61

Điều 4 Một số quy định về Cấm xâm phạm bí mật thương mại, ban hành ngày 3 tháng 12 năm 1998, http://www.wipo.int/wipolex/en/text.jsp?file_id=199499, truy cập ngày 10/7/2017.

62

41

phạm thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong quan hệ lao động thì quy định này áp dung đối với trường hợp NLĐ khơng cịn làm việc cho NSDLĐ nữa và họ tự kinh doanh trong lĩnh vực cạnh tranh với NSDLĐ cũ. Vì rất khó xác định thiệt hại của chủ sở hữu bí mật thương mại nên Tịa án quy định mức bồi thường tương ứng với lợi nhuận thu được từ việc chiếm đoạt trái phép bí mật thương mại.

Để yêu cầu bồi thường thiệt hại, chủ sở hữu bí mật thương mại phải nộp đơn kiện. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính thì khơng có thẩm quyền phạt bồi thường thiệt hại, nhưng chủ sở hữu bí mật thương mại có quyền u cầu các cơ quan hành chính này tiến hành hòa giải63

.

Biện pháp sử dụng các lệnh cấm.

Trước đây, Tịa án khơng áp dụng lệnh cấm tạm thời đối với hành vi chiếm đoạt trái phép bí mật thương mại, mặc dù nguyên đơn chứng minh được bí mật thương mại của mình bị xâm phạm. Tòa án chỉ yêu cầu chấm dứt hành vi bất hợp pháp trong khoảng thời gian không cụ thể, miễn là trước khi bí mật thương mại đó được cơng chúng biết đến hoặc trong một khoảng thời gian mà Tòa án cho là hợp lý64.

Tuy nhiên hiện nay, quan điểm của Tòa án về việc ban hành lệnh cấm tạm thời trong các vụ kiện thương mại đã thay đổi. Vào ngày 2 tháng 8 năm 2013, Toà án Trung cấp số 1 Thượng Hải đã đưa ra lệnh cấm tạm thời trong vụ chiếm đoạt trái phép bí mật thương mại liên quan đến một nguyên đơn người Mỹ. Điều này đã được báo cáo rộng rãi trên các phương tiện thơng tin đại chúng vì đây là lệnh cấm tạm thời đầu tiên về bí mật thương mại được thực hiện theo Điều 100 của Luật Tố tụng dân sự mới được sửa đổi65

.

Quả thật, quyết định thay đổi này mang nhiều ý nghĩa vì Tịa án đã trích dẫn rõ ràng Điều 100 Luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, điều này quy định về bảo vệ tài sản và các lệnh cấm66

. Trước đây, dường như sự phù hợp của

63

Điều 9 Một số quy định về Cấm xâm phạm bí mật thương mại, ban hành ngày 3 tháng 12 năm 1998. 64

Điều 16 Pháp lệnh. 65

Tòa án Trung cấp số 1 Thượng Hải ban hành lệnh cấm tạm thời đầu tiên về bí mật thương mại, http://www.ipprolifesciences.com/specialistfeatures/specialistfeature.php?specialist_id=2#.WWGn5pCg_IU, truy cập ngày 9/7/2017.

66

Điều 100 Luật tố tụng dân sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sửa đổi ngày 28 tháng 10 năm 2007 sự quy định: “trong những trường hợp việc thi hành bản án có thể trở nên khơng thể hoặc khó khăn hoặc có hại cho các bên liên quan bởi hành động của một bên hoặc bởi các lý do khác thì Tồ án nhân dân có thể, theo yêu cầu của một bên, ra quyết định bảo tồn tài sản của bên đó hoặc u cầu bên đó thực hiện một số hành vi nhất định hoặc cấm bên đó thực hiện một số hành vi nhất định; Nếu khơng có đơn nào được đệ trình thì Tịa án nhân dân có thể có thể ra lệnh thực hiện các biện pháp ngăn chặn khi xét thấy cần thiết”.

42

điều khoản này trong các vụ kiện về bí mật thương mại chưa thể hiện rõ ràng. Những lệnh cấm dự kiến sẽ được áp dụng thường xuyên hơn trong các trường hợp tương tự.

Thứ ba, biện pháp hình sự.

Việc chiếm đoạt bí mật thương mại gây thiệt hại nghiêm trọng cho chủ sở hữu có thể là một tội phạm được quy định trong Luật hình sự. Theo Điều 219 Luật Hình sự Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa năm 1979, sửa đổi năm 2011, những người thực hiện một trong những hành vi chiếm đoạt trái phép bí mật thương mại và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho chủ sở hữu bí mật thương mại sẽ bị phạt tiền hoặc bị phạt tiền cùng với phạt tù không quá ba năm hoặc giam giữ hình sự. Khi gây ra thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, người vi phạm sẽ bị kết án tù từ ba đến bảy năm và phạt tiền.

Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành pháp lệnh đưa ra các ngưỡng cụ thể để xác định các thiệt hại là nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, thiệt hại trên 500.000 NDT (khoảng 80.000 USD) được coi là thiệt hại nghiêm trọng, thiệt hại trên 2.500.000 NDT là thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng67

.

Nhìn chung, truy tố hình sự rất hiệu quả trong các trường hợp chiếm đoạt trái phép bí mật thương mại vì các bằng chứng mà cảnh sát thu thập trong q trình truy tố hình sự có thể được sử dụng trong vụ kiện hành chính hay dân sự68

. Tuy nhiên trên thực tế, cảnh sát thường có xu hướng quan tâm nhiều đến hồ sơ vụ việc hơn là quan tâm đến bí mật thương mại69 và trình độ chun mơn về bí mật thương mại của cảnh sát hiện tại vẫn chưa cao.

2.2.5. Kết luận

Các quy định về bảo vệ bí mật thương mại của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa khá cụ thể, rõ ràng và nó tập trung chủ yếu trong Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh. Luật quy định cụ thể những thông tin nào được xem là bí mật thương

67

Điều 7 Giải thích Tịa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao liên quan đến một số vấn đề về việc áp dụng cụ thể luật xử lý các vụ án hình sự Vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ (ban hành ngày 8 tháng 12 năm 2004, http://www.wipo.int/wipolex/es/text.jsp?file_id=182472, truy cập ngày8/7/2017.

68

J. Benjamin Bai & Guoping Da (2011), Strategies for Trade Secrets Protection in China, 9 NW. J. TECH. & INTELL. PROP., tr 364,

http://scholarlycommons.law.northwestern.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1005&context=njtip, truy cập ngày 7/7/2017.

69

43

mại, các biện pháp bảo vệ cũng như các hành vi chiếm đoạt trái phép bí mật thương mại và biện pháp xử lý khi có hành vi vi phạm.

Khi có hành vi vi phạm xảy ra, chủ sở hữu bí mật thương mại có quyền sử dụng các biện pháp dân sự để bảo vệ quyền của mình. Theo đó, chủ sở hữu có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại và sử dụng các lệnh cấm tạm thời. Về nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại thì Tịa án cho rằng, người có hành vi vi phạm phải bồi thường cho chủ sở hữu một khoản tiền tương ứng với lợi nhuận mà người này có được từ bí mật thương mại. Đồng thời, Tịa án cũng đưa ra mức xác định thiệt hại nghiêm trọng và đặc biệt nghiệm trọng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp hành chính hay hình sự.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ bí mật kinh doanh trong quan hệ lao động tại một số quốc gia kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)