Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Indonesia đều quy định rằng, khi NLĐ thực hiện hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh và gây thiệt hại cho NSDLĐ thì NSDLĐ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu giữa các bên trong quan hệ lao động có thỏa thuận về mức bồi thường thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận, ngược lại, nếu khơng có thỏa thuận thì việc u cầu bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 130 BLLĐ 2012 quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, điều luật này quy định rằng: “NLĐ làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Với quy định này, có thể hiểu “tài sản” được nói ở đây là những loại tài sản hữu hình, cùng loại hoặc tương tự với dụng cụ, thiết bị. Do đó, khơng thể áp dụng
55
điều khoản này để xử lý hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh được. Liên quan đến vấn đề bồi thường đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, hiện tại pháp luật lao động chỉ có quy định tại khoản 2 Điều 23, theo đó, các bên được tự do thỏa thuận về việc bồi thường. Như vậy, khi NLĐ thực hiện hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của NSDLĐ mà các bên khơng có thỏa thuận thì yêu cầu bồi thường thiệt hại của NSDLĐ sẽ được xử lý như thế nào? Hiện nay, trên thực tiễn, vấn đề này sẽ được giải quyết theo quy định của BLDS 2015. Tuy nhiên, theo tác giả, BLLĐ nên bổ sung thêm một điều luật hoặc bổ sung khoản 3 cho Điều 130 quy định về bồi thường thiệt hại khi NLĐ có hành vi xâm tài sản trí tuệ của NSDLĐ nói chung và bí mật kinh doanh nói riêng