thể sử dụng điều khoản bảo mật hay hạn chế cạnh tranh để quy định nghĩa vụ bảo mật cho NLĐ. Trong điều khoản hạn chế cạnh tranh bắt buộc phải có quy định về vấn đề NSDLĐ bồi thường cho NLĐ trong khoảng thời gian NLĐ tuân thủ thỏa thuận này, ngược lại, nếu NLĐ vi phạm thỏa thuận thì phải bồi thường cho NSDLĐ. Đồng thời luật cũng quy định thời hạn mà NLĐ phải thực hiện nghĩa vụ bảo mật sau khi chấm dứt quan hệ lao động không được quá hai năm.
2.3. Quy định của Cộng hòa Indonesia về bảo vệ bí mật thương mại trong quan hệ lao động hệ lao động
2.3.1. Định nghĩa bí mật thương mại
Bí mật thương mại là những thơng tin trong lĩnh vực công nghệ và/hoặc kinh doanh khơng được cơng chúng biết đến và có giá trị kinh tế vì nó hữu ích trong hoạt động kinh doanh, được chủ sở hữu duy trì tính bí mật70
.
Theo đó, “thơng tin” được hiểu là những thông tin về phương pháp sản xuất, phương pháp chế biến, phương pháp bán hàng và các thông tin khác trong lĩnh vực cơng nghệ và/hoặc kinh doanh có giá trị kinh tế và khơng được công chúng biết đến71
. “Giá trị kinh tế” được coi là tồn tại nếu thơng tin bí mật có thể được sử dụng để tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc thương mại hoặc tạo ra lợi ích kinh tế
70
Điều 1, Luật số 30 năm 2000 của Cộng hòa Indonesia liên qua đến Bí mật Thương mại (gọi tắt là Luật Bí mật thương mại)
71
44
hay nói cách khác là những thơng tin này cho phép cơng ty có lợi thế cạnh tranh trong việc kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ.
Thơng tin được coi là “bí mật” nếu nó chỉ được một số người nhất định biết đến hay nó khơng được cơng chúng biết đến72
.
Thơng tin được “duy trì tính bí mật bởi chủ sở hữu” nếu những nỗ lực cần thiết đã được chủ sở hữu thực hiện để bảo vệ bí mật. Những nỗ lực cần thiết bao gồm các tiêu chuẩn của quy trình hoạt động và các quy tắc nội bộ khác của công ty về bảo vệ bí mật thương mại và việc xác định những người trong tổ chức có nghĩa vụ bảo mật73
.
2.3.2. Hành vi xâm phạm bí mật thương mại trong quan hệ lao động
Điều 13 Luật Bí mật thương mại quy định hành vi xâm phạm bí mật thương mại diễn ra khi một người cố ý tiết lộ bí mật thương mại hoặc vi phạm các nghĩa vụ hay thỏa thuận bảo mật quy định dưới bất kì hình thức nào, bằng văn bản hoặc khơng.
Ngồi ra, Luật này cịn quy định rằng một người được xem là đã thực hiện hành vi xâm phạm bí mật thương mại của người khác nếu người đó có được hoặc sở hữu bí mật thương mại bằng cách thức trái với các quy định của pháp luật74.
2.3.3. Các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm bí mật thương mại trong quan hệ lao động trong quan hệ lao động
Theo quy định của Luật Bí mật thương mại thì chủ sở hữu phải thực hiện các nỗ lực cần thiết để đảm bảo và duy trì tính bí mật của thơng tin. Tùy thuộc vào loại hình và giá trị của bí mật thương mại, sự phức tạp, quy mô và nguồn lực của công ty và sự nhận thức về mối đe dọa của gián điệp mà công ty thực hiện nỗ lực cần thiết ở các mức độ khác nhau.
Ngồi ra, Luật Bí mật thương mại cịn quy định chủ sở hữu bí mật thương mại có quyền cấm người khác sử dụng hoặc tiết lộ bí mật thương mại vì mục đích thương mại75
. Hơn nữa, trong trường hợp có sự vi phạm thỏa thuận bảo mật, pháp
72
Khoản 2 Điều 3 Luật Bí mật thương mại. 73
Khoản 1 và 4 Điều 3 Luật Bí mật thương mại. 74
Điều 14 Luật Bí mật thương mại. 75
45
luật cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại và sử dụng những lệnh cấm76.
2.3.4. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm bí mật thương mại trong quan hệ lao động lao động
Theo quy định của Luật Bí mật thương mại thì chủ sở hữu bí mật thương mại có quyền khởi kiện tại Tòa án quận đối với bất kỳ người nào có hành vi cố ý vi phạm quyền của chủ sở. Trong những trường hợp như vậy, nguyên đơn có thể vừa yêu cầu bồi thường thiệt hại và vừa áp dụng những lệnh cấm. Ngoài ra, tranh chấp về bí mật thương mại cũng có thể được giải quyết thông qua trọng tài hoặc các phương pháp giải quyết tranh chấp khác.
Những người thực hiện hành vi vi phạm Luật Bí mật thương mại như đã nêu ở trên thì phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt tù tối đa là hai năm tù và/hoặc phạt tiền đến 300 triệu rupiahs77.
Ngoài ra, trong quan hệ lao động thì NSDLĐ có thể chấm dứt quan hệ lao động với NLĐ khi NLĐ đã tiết lộ hoặc để lộ ra bí mật thương mại của doanh nghiệp mà họ có nghĩa vụ phải giữ bí mật, trừ trường hợp Nhà nước yêu cầu78
.
Tuy nhiên, Luật Bí mật thương mại quy định rằng việc tiết lộ bí mật thương mại hoặc việc sử dụng các bí mật thương mại vì mục đích an ninh và quốc phịng, y tế, hoặc sự an tồn của cơng chúng thì khơng bị coi là hành vi xâm phạm bí mật thương mại. Đồng thời, việc áp dụng kỹ thuật đảo ngược nhằm hướng tới sự phát triển của những sản phẩm có liên quan cũng được coi là hợp pháp79
.
2.3.5. Kết luận
Liên quan đến bí mật thương mại thì pháp luật Cộng hịa Indonesia đã có một luật riêng để điều chỉnh. Nhìn chung, các quy định đã bao quát được các vấn đề cơ bản. Tuy nhiên, khi xem xét cụ thể từng vấn đề thì dường như các quy định chưa giải quyết được dứt điểm vì nó chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát. Luật chỉ mới định nghĩa thế nào là biện pháp bảo vệ bí mật thương mại, thế nào là hành vi xâm phạm chứ không liệt kê các biện pháp, hành vi này ra.
76
Khoản 1 Điều 11 Luật Bí mật thương mại. 77
Điều 16 và Điều 17 Luật Bí mật thương mại. 78
Điểm i khoản 1 Điều 158 Luật số 39 năm 2003 của Cộng hòa Indonesia liên quan đến Nhân lực. 79
Điều 15 Luật Bí mật Thương mại. Theo đó, “Kỹ thuật đảo ngược” là việc sử dụng bí mật thương mại của người khác để sản xuất ra sản phẩm.
46
Trong quan hệ lao động, pháp luật chỉ quy định nếu NLĐ có hành vi xâm phạm bí mật thương mại của NSDLĐ thì NSDLĐ có quyền chấm dứt quan hệ lao động đó. Ngồi ra, luật khơng có quy định về điều kiện, nội dung của các thỏa thuận bảo mật hay thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
2.4. Bài học rút ra từ quy định của một số quốc gia và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ bí mật kinh doanh trong quan hệ lao động
2.4.1. Phạm vi thơng tin được coi là bí mật kinh doanh
Thứ nhất, các loại thơng tin thuộc bí mật kinh doanh
Trong quan hệ lao động, việc bảo vệ bí mật kinh doanh là một trong những nghĩa vụ của NLĐ được quy định trong hợp đồng lao động hay nội quy lao động. Tuy nhiên, khó khăn mà trên thực tế gặp phải là việc xác định thông tin nào được coi là bí mật kinh doanh. Như đã phân tích ở Chương 1, pháp luật Việt Nam chỉ đưa ra định nghĩa bí mật kinh doanh mang tính chung chung, khái qt. Theo đó, “Bí mật kinh doanh là thơng tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”80
. Tiếp theo, tại Điều 85 Luật SHTT 2005 quy định các thông tin không được bảo hộ với danh nghĩa là bí mật kinh doanh bao gồm: Bí mật về nhân thân; Bí mật về quản lý nhà nước; Bí mật về quốc phịng, an ninh; Thơng tin bí mật khác khơng liên quan đến kinh doanh. Từ đó cho thấy pháp luật Việt Nam chưa chỉ ra được cụ thể bí mật kinh doanh bao gồm những loại thông tin nào. Dẫn đến trên thực tế có nhiều cách hiểu, cách giải thích khơng thống nhất về đối tượng này. Có quan điểm cho rằng bí mật kinh doanh chỉ đơn thuần bao gồm các thông tin trong lĩnh vực kinh doanh. Ngược lại, quan điểm khác lại cho rằng bí mật kinh doanh bao gồm cả thông tin trong lĩnh vực kinh doanh và thông tin trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Trên thực tế, có những thơng tin khơng mang tính kỹ thuật nhưng vẫn được xem là bí mật kinh doanh, chẳng hạn như danh sách khách hàng, vì NSDLĐ có thể cho rằng một khi danh sách này đã lọt vào tay của đối thủ cạnh tranh thì có thể gây ra thiệt hại lớn cho doanh nghiệp81. Và chính vì khơng xác định được rõ loại thông tin nào được thừa nhận là bí mật kinh doanh nên trong quan hệ lao động, NSDLĐ thường có xu hướng xác định phạm vi của các thơng tin thuộc bí mật kinh
80
Khoản 23 Điều 4 Luật SHTT 2005. 81
47
doanh quá rộng và buộc NLĐ phải có nghĩa vụ bảo mật những thơng tin này và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của NLĐ.
Không giống với Việt Nam, tại Cộng hòa Liên bang Đức, tuy pháp luật khơng có quy định về định nghĩa bí mật thương mại nhưng theo cách giải thích của Tịa án thì có thể thấy bí mật thương mại được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm cả thông tin thương mại là tất cả sự kiện, hồn cảnh, chương trình liên quan đến một cơng ty, bao gồm: doanh thu, lợi nhuận và thiệt hại, sổ sách nội bộ, danh sách khách hàng, nguồn cung cấp, điều kiện, chiến lược thị trường, tài liệu tính dụng, tài liệu tính tốn, sự ứng dụng sáng chế, dự án nghiên cứu và phát triển khác có thể quyết định đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, bản vẽ thi cơng, quy trình sản xuất. Tương tự như vậy, pháp luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hịa Indonesia cũng quy định bí mật thương mại là thơng tin về hoạt động kinh doanh hoặc kỹ thuật và liệt kê các đối tượng phổ biến.
Vì vậy, để tránh tình trạng có nhiều cách hiểu và giúp phù hợp với quy định của các quốc gia trên thế giới và các Điều ước quốc tế thì pháp luật Việt Nam cần có sự giải thích rõ ràng về phạm vi, tính chất của thơng tin được xác định là bí mật kinh doanh. Pháp luật Việt Nam cần giải thích bí mật kinh doanh theo nghĩa rộng, bao gồm cả thông tin trong lĩnh vực kinh doanh như danh sách khách hàng, chiến lược thị trường, bí quyết kỹ thuật, tài liệu tính tốn... và thông tin trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật như ứng dụng sáng chế, bản vẽ thi công... Việc quy định rõ ràng như vậy sẽ tạo điều kiện dễ dàng xác định chính xác thơng tin nào là bí mật kinh doanh, từ đó tránh được những xung đột khơng cần thiêt trên thực tế.
Thứ hai, các điều kiện để một thơng tin trở thành bí mật kinh doanh
Nhìn chung, quy định của pháp luật Việt Nam về các điều kiện của một thông tin được cơng nhận là bí mật kinh doanh tương tự với quy định của các quốc gia khác. Theo Điều 84 Luật SHTT 2005 hay khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 thì bí mật kinh doanh là thơng tin có đủ ba điều kiện: Thứ nhất, không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; Thứ hai, có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thơng tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thơng tin đó; Thứ ba, được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thơng tin đó khơng bị tiết
48
lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Tuy nhiên, điều bất cập ở đây là pháp luật lại khơng giải thích rõ ràng, chi tiết từng điều kiện.
Về điều kiện thứ nhất: không phải là hiểu biết thơng thường và khơng dễ dàng có được, như đã nói ở Chương 1, pháp luật Việt Nam dùng hai tiêu chí này để chỉ tính bí mật của bí mật kinh doanh. Theo pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức, một thông tin được coi là hiểu biết thơng thường nếu nó được biết đến một cách dễ dàng mà khơng cần bất kì nỗ lực đặc biệt nào. Cịn theo pháp luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tính bí mật của bí mật thương mại được thể hiện qua tiêu chí khơng cơng khai đối với cơng chúng. Pháp luật cũng giải thích rất rõ trường hợp một thơng tin được coi là “không công khai đối với cơng chúng”82, đó là thơng tin mà người trong cùng lĩnh vực khơng nhận thức được và rất khó để có được thơng tin đó. Theo tác giả, cách giải thích như pháp luật của Cộng hịa Liên bang Đức vẫn chưa rõ ràng vì như thế nào là nỗ lực đặc biệt? Do đó, tác giả đồng quan điểm với cách giải thích của pháp luật Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa vì ngay cả những người thường xun tiếp xúc, xử lý thơng tin đó thì đối với họ những thông tin này vẫn là loại thông tin khơng phổ biến. Cách giải thích này mang ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sự bảo hộ quá rộng đối với các loại thông tin.
Điều kiện thứ hai, pháp luật Việt Nam nên sửa lại thành “Có giá trị thương mại” hay “có giá trị kinh tế” như quy định của pháp luật Cộng hịa Indonesia. Vì trên thực tế, giá trị thương mại của thơng tin bí mật được tạo ra bởi nhiều yếu tố, trong đó “lợi thế” mà thơng tin bí mật mang lại cho người nắm giữ nó chỉ là một trong các yếu tố quan trọng làm nên giá trị thương mại của thông tin83. Do đó, việc quy định như vậy sẽ bao quát và tồn diện hơn. Bên cạnh đó, pháp luật của Cộng hịa Indonesia cũng giải thích yếu tố “giá trị kinh tế” này khá rõ ràng, theo tác giả thì Việt Nam cũng có thể học hỏi, đó là: “Giá trị kinh tế” được coi là tồn tại nếu thơng tin bí mật có thể được sử dụng để tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc thương mại hoặc tạo ra lợi ích kinh tế hay nói cách khác là những thơng tin này cho phép cơng ty có lợi thế cạnh tranh trong việc kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ.
Điều kiện thứ ba, pháp luật Việt Nam quy định chủ sở hữu bí mật kinh doanh phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ bí mật kinh doanh của mình mà lại
82
Điều 9 Pháp lệnh. 83
Nguyễn Thái Mai (2009), Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh, Nghiên cứu Lập pháp, 19 (156) tháng 10 năm 2009, tr.44.
49
khơng giải thích biện pháp cần thiết là biện pháp như thế nào. Mặc dù pháp luật không thể liệt kê hết các biện pháp bảo mật mà chủ sở hữu có thể áp dụng nhưng pháp luật của một số quốc gia thường quy định một số biện pháp bảo mật điển hình. Như pháp luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định như sau: Hạn chế phạm vi tiếp cận thơng tin bí mật, nội dung của những thông tin này chỉ được gửi cho những người có liên quan cần phải biết thơng tin đó; Thực hiện các biện pháp phịng ngừa như khóa tài liệu mang thơng tin bí mật; Gắn thẻ bảo mật lên những tài liệu; Sử dụng mật khẩu hoặc mã số đối với thơng tin mật; Kí kết thỏa thuận bảo mật; Hạn chế người vào thăm máy móc, nhà máy, nhà xưởng hoặc bất cứ nơi nào khác hoặc đưa ra bất cứ yêu cầu bảo mật nào khác; hoặc là bất kỳ biện pháp hợp lý nào khác