Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo luật hình sự việt nam (Trang 52 - 59)

19 Phí Thành Trung (2016), Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội.

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM, KINH NGHIỆM NƢỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm sự trong đồng phạm

2.1.1. Tổng quan về việc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Tình hình tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm ở nước ta trong những năm gần đây diễn biến khá phức tạp. Hầu hết các vụ phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho xã hội đều được thực hiện dưới hình thức đồng phạm. Do đó, để có cái nhìn khái quát về đồng phạm trên thực tế, cần xem xét thực tiễn áp dụng vấn đề TNHS của những người đồng phạm. Bên cạnh đó, những quy định hiện hành trong BLHS vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, cần có hướng hồn thiện cho phù hợp với sự diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm.

Trong quá trình xét xử và xác định TNHS của những người đồng phạm, các Tòa án đã xác định chính xác những người nào là đồng phạm và họ giữ vai trị gì trong vụ án đồng phạm đó, tạo cơ sở cho việc xét xử vụ án một cách nhanh chóng, xác định đúng tội danh, áp dụng hình phạt chính xác, đúng người, đúng pháp luật. Việc định tội danh và áp dụng hình phạt chính xác đối với từng loại người đồng phạm đã thể hiện chính sách nghiêm trị của Nhà nước đối với người phạm tội, mang lại hiệu quả trong quá trình đấu tranh phịng ngừa tội phạm, góp phần nâng cao uy tín của các cơ quan xét xử.

Quy định về TNHS trong đồng phạm của BLHS 1999 và BLHS 2015 về cơ bản khơng có thay đổi mang tính căn bản. Do đó những đặc điểm chủ yếu của tình hình áp dụng các quy định về TNHS trong đồng phạm những năm qua sẽ tiếp tục được thể hiện qua quá trình thi hành BLHS 2015.

Tác giả đã nghiên cứu 200 bản án về đồng phạm trên cả nước với 967 bị cáo được Tòa án các cấp trên cả nước tiến hành xét xử.

Bảng 1: Thống kê vai trò của người đồng phạm trong các vụ án

STT Số lƣợng bị cáo Tỷ lệ phần trăm

Ngƣời tổ chức 145 23,4%

Ngƣời thực hành 439 70,8%

Ngƣời xúi giục 5 0,9%

Ngƣời giúp sức 30 4,9%

Tổng số 619 100%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ 200 bản án30

Qua bảng số liệu ta thấy, trong 200 vụ án mà tác giả chọn ngẫu nhiên số lượng người thực hành trong các vụ đồng phạm là rất lớn với 439 bị cáo chiếm tỷ lệ 70.8% trên tổng số bị cáo

Nghiên cứu 200 vụ án có đồng phạm, chỉ có 03 vụ án hành vi phạm tội chưa đạt đều thuộc trường hợp đồng phạm giản đơn nên không xem xét được thực tiễn xác định các giai đoạn chưa đạt của người tổ chức, xúi giục, giúp sức. Có tất cả 7 vụ án xác định là phạm tội có tổ chức, chiếm tỷ lệ 3,5%. Chỉ có 01 vụ án áp dụng trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội để miễn TNHS cho các bị cáo.

Phỏng vấn 20 thẩm phán TAND các cấp về việc đã xét xử vụ án có đồng phạm nào xác định trường hợp phạm tội chưa đạt với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức hoặc áp dụng quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì khơng có thẩm phán nào từng áp dụng quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với những người đồng phạm; 04/20 thẩm phán đã từng xét xử các vụ án đồng phạm chưa hoàn thành, chủ yếu xét xử người thực hành chưa đạt. Không xét xử vụ án nào có hành vi chuẩn bị phạm tội. Về cá thể hóa TNHS, các Thẩm phán đều trả lời đường lối xử lý tăng nặng đối với các hành vi của người tổ chức, người thực hành nhưng giữa người tổ chức và người thực hành thì mức độ TNHS cao hơn hay thấp hơn thì tùy theo từng vụ án cụ thể. Hành vi giúp sức luôn được đánh giá là có tính nguy hiểm cho xã hội thấp nhất nên khi xác định TNHS của người giúp sức các Thẩm phán đều xác định mức độ TNHS của họ thấp hơn người thực hành. Hành vi xúi giục có mức độ nguy hiểm cao hơn hành vi giúp sức nhưng thường thấp hơn hành vi tổ chức và thực hành chính vì vậy tùy từng vụ án cụ thể mà các Thẩm phán có đường lối xét xử khác nhau.31

30

Phụ lục I 31

Bảng 2: Thực tiễn xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm Loại ngƣời Cảnh cáo Phạt tiền CTKGG Tù có thời hạn Từ chung thân Tử hình Án treo Ngƣời tổ chức Số ngƣời 4/145 9/145 20/145 64/145 3/145 0/145 45/145 Tỷ lệ 2,8% 6,2% 13,8% 44,1% 2,1% 0% 31% Ngƣời thực hành Số ngƣời 17/439 112/439 86/439 89/439 3/439 0/439 132/439 Tỷ lệ 3,9% 25,5% 19,6% 20,2% 0.7% 0% 30,1% Ngƣời xúi giục Số ngƣời 0/5 0/5 0/5 2/5 0/5 0/5 3/5 Tỷ lệ 0% 0% 0% 40% 0% 0% 60% Ngƣời giúp sức Số ngƣời 2/30 5/30 7/30 9/30 0/30 0/30 7/30 Tỷ lệ 6,7%/ 16,7 23,3 30% 0% 0% 23,3% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ 200 bản án32 Trong đó:

- Tổng số trường hợp người tổ chức được áp dụng TNHS/HP nhẹ hơn người thực hành chiếm tỷ lệ là: 7%/200 vụ (19 người thực hành - 18 người tổ chức/14 vụ). - Tổng số trường hợp người xúi giục, người giúp sức được áp dụng TNHS/HP nặng hơn người thực hành chiếm tỷ lệ là: 2%/200 vụ (7 người thực hành - 4 người

giúp sức/4 vụ)

- Tổng số trường hợp người tổ chức được áp dụng Án treo (nhe hơn) so với người thực hành chiếm tỷ lệ là: 2,5%/200 vụ ( 9 người thực hành - 5 người tổ chức/5 vụ).

- Tổng số trường hợp người thực hành được áp dụng Án treo (nhẹ hơn) so với người xúi giục, người giúp sức là: 1%/200 (2 người thực hành - 2 người xúi giục,

giúp sức/2 vụ).

Nhận xét chung:

Nhìn chung, chất lượng xét xử các vụ án có đồng phạm của các cấp Tòa án cơ bản được đảm bảo. Các vụ án sơ thẩm bị hủy, sửa án chiếm tỷ lệ thấp, phần lớn các

32

vụ án chỉ cần giải quyết ở một cấp xét xử, ít có kháng cáo, kháng nghị. Chất lượng xét xử phúc thẩm còn một số hạn chế. Tỷ lệ án sửa có lỗi chủ quan và khơng có lỗi chủ quan chiếm tỷ lệ cao, sổ lượng vụ án có đồng phạm bị hủy có thời điểm vượt quá quy định. Điều này phản ánh tính chất phức tạp của các vụ án có đồng phạm.

Các Tịa án đã chú trọng cá thể hóa TNHS của những người đồng phạm, có đường lối xét xử nghiêm khắc đối với người tổ chức, trường hợp phạm tội có tổ chức, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước; đồng thời khoan hồng đối với trường hợp tố giác người đồng phạm, giảm nhẹ TNHS đối với người giúp sức phạm tội lần đầu, có vai trò thứ yếu, mức độ phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt...

Hình phạt Tòa án áp dụng đối với các bị cáo về cơ bản đảm bảo nghiêm minh, đúng quy định, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của người đồng phạm. Việc áp dụng chế định án treo đều được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, nên tỷ lệ cho hưởng án treo thấp và nhìn chung các trường hợp đều đảm bảo có căn cứ pháp luật. Kết quả xét xử đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trong tình hình hiện nay.

Tuy nhiên, thực tiễn xác định TNHS trong đồng phạm cũng còn một số hạn chế, như: xác định chưa chính xác TNHS trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, chưa áp dụng chính xác các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm, chưa phân hóa mức độ TNHS giữa những người đồng phạm,…Ví dụ: mức độ TNHS (hình phạt) áp dụng cho người tổ chức lại nhẹ hơn người thực hành, thậm chí có trường hợp người tổ chức được áp dụng các biện pháp miễn, giảm TNHS (án treo) nhưng người thực hành bị phạt tù,…

2.1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Một là, Tòa án trong quá trình làm rõ vai trị, trách nhiệm của từng bị cáo trong vụ án đồng phạm sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để xác định các loại người đồng phạm.

Trong khi xác định vai trò của những người đồng phạm, một số Tịa án khơng chỉ rõ họ là người tổ chức, người xúi giục hay giúp sức mà thường sử dụng các thuật ngữ “người đề xuất”, “người rủ rê” người khác thực hiện tội phạm. Đôi khi

việc sử dụng những thuật ngữ này khiến cách hiểu vai trò của từng bị cáo có phần mập mờ, khó xác định được chính xác vai trị của từng bị cáo trong vụ án để có căn cứ quyết định hình phạt cho phù hợp.

Vụ án thứ nhất33: Vào khoảng 21h ngày 01/06/2018, tại khu vực nhà trọ của

ông Nguyễn Văn T4 thuộc huyện X, tỉnh Đồng Nai. Bùi Quang H bức xúc vì việc anh Phan Hoãn Hiếu thường đến rủ bạn gái của mình là chị Nguyễn Thị Kiều T3, sinh năm 2002 đi chơi nên H rủ Danh Thành D mang theo 01 con dao tự chế dài khoảng 70 cm, bản rộng khoảng 03 cm cùng với Nguyễn Thành L, Tăng Xuân L1, Lê Hoài B đi đánh Hiếu thì tất cả đồng ý. Nhóm H đến phịng trọ của ông Nguyễn Văn T4 thì gặp Hiếu. H sử dụng dao tự chế dài khoảng 50 cm bản rộng khoảng 03cm chém nhiều nhát vào cùng đầu, cổ, tay, chân của anh Hiếu. Hậu quả anh Hiếu tử vong.

Hành vi của các bị cáo Bùi Quang H, Danh Thành D, Nguyễn Thành L, Lê Hoài B, Tăng Xuân L1 đã phạm vào tội “Giết người” theo quy định tại điểm n, Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015.

Tại bản án số 173/2018/HS-ST thì TAND tỉnh Đồng Nai nhận định: Trong vụ án này, bị cáo Bùi Quang H là người giữ vai trò thứ nhất, là người khởi xướng, rủ rê, trực tiếp dùng dao chém bị hại Hiếu tử vong. Do đó, cần có mức án thật nghiêm

khắc, cao nhất, cách ly bị cáo ra khỏi xã hội thời gian dài, giáo dục bị cáo, phòng ngừa chung.

Bị cáo Danh Thanh D là người tham gia tích cực và cùng mang theo hung khí thực hiện hành vi chém bị hại Hiếu nhưng được anh B1 can ngăn nên không chém được, là bị cáo giữ vai trò thứ hai nên mức án thấp hơn bị cáo H nhưng cao hơn các bị cáo khác.

Đối với bị cáo Nguyễn Thành L là người rủ rê Tăng Xuân L1 và Lê Hoài B giúp bị cáo H đánh bị hại Hiếu nên vai trò của các bị cáo là ngang nhau, đều phải chịu mức án cách ly khỏi xã hội một thời gian tương xứng với vai trị, tính chất, mức độ đồng phạm của mình đã gây ra là thỏa đáng với pháp luật.

Trong vụ án này, Tịa án đã có sự phân tích đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm tuy nhiên việc dùng các thuật ngữ pháp lý thì có phần chưa chính xác. Bùi Quang H là người tổ chức khi có hành vi lên kế hoạch, rủ rê các đồng phạm khác thực hiện tội phạm nhưng Tòa án lại sử dụng thuật ngữ “Là người có vai

trị thứ nhất” hay “là người khởi xướng”. Danh Thanh D là người tham gia tích

cực, “là bị cáo giữ vai trị thứ hai” gây khó hiểu.

33

Hai là, vướng mắc trong áp dụng các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.

Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về mọi tội phạm đó là những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng phạm, đều bị xét xử về một tội phạm tương ứng và chịu các tình tiết tăng nặng TNHS nếu họ cùng biết và cùng cố ý thực hiện.

Theo nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam đã xác định: tất cả những người đồng phạm phải chịu TNHS, bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật, trong phạm vi những chế tài điều luật ấy quy định và phải chịu trách nhiệm về tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng TNHS theo Điều 52 BLHS nếu họ cùng gây ra hoặc cùng nhận thức được tình tiết đó. Tuy vậy, không phải trong mọi trường hợp cứ có nhiều người cùng thực hiện một tội phạm đều là đồng phạm.

Vụ án thứ hai34: Tại bản án số 139/2008/HSST của TAND quận H, thành phố

Đ đã xét xử vụ án với nội dung như sau: Đi làm về, bắt gặp vợ mình đang quan hệ với Mai Xuân H ngay tại nhà mình. Nguyễn Văn C đã cầm dao đuổi đánh người tình của vợ, thấy vậy Trần Văn T (bạn của C) vào giúp sức, cầm gậy đuổi đánh Mai Xuân H gây thương tích 38% (xác định C gây thương tích cho H 22%; T gây thương tích cho H 16%). Trong vụ án này cả C và T đều cố ý thực hiện một tội phạm. Đây là đồng phạm giản đơn (cả 2 người đều là người thực hành) thế nhưng C bị truy tố Điều 105 tội “Cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Còn T bị truy tố theo Điều 104 BLHS 1999 tội “Cố ý gây thương tích”.

Như vậy, cả C và T đều cố ý thực hiện một hành vi phạm tội là cố ý gây thương tích cho người khác, thỏa mãn dấu hiệu pháp lý của Tội cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS1999) và bị xem là đồng phạm về tội phạm này, trong đó anh C có thêm dấu hiệu “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Tuy nhiên, theo quy định của BLHS 1999, Tội cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS) là CTTP chung, bên cạnh đó cịn có CTTP giảm nhẹ (CTTP riêng) của nó quy định tại Điều 105 tội “Cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Chính vì vậy, mặc dù C và T đồng phạm về hành vi cố ý gây thương tích nhưng do anh C có thêm dấu hiệu “trong trạng thái tinh

34

thần bị kích động mạnh” thỏa mãn CTTP giảm nhẹ nên sẽ được hưởng (áp dụng) CTTP giảm nhẹ là tội “Cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (Điều 105 BLHS 1999), cịn anh T khơng có dấu hiệu của CTTP giảm nhẹ nên sẽ áp dụng CTTP chung là Tội cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS 1999). Đây là trường hợp đặc biệt khi những người đồng phạm lại bị truy cứu TNHS về các tội danh khác nhau.

Vụ án thứ ba35: Tháng 8/2017, Hoàng Văn T đã bàn bạc cùng Hoàng Văn H cưa hạ cánh rừng tự nhiên tại lô 20, tiểu khi 1676 do UBND xã T, huyện Đ quản lý để lấy đất làm rẫy, H đồng ý. Sau đó, Hồng Văn T và H nhờ Vi Văn T và Vi Văn L dùng dao phát rừng. Khoảng 1 tuần sau Hoàng Văn T và H nhờ Nguyễn Trọng Đ, Nguyễn Thanh D sử dụng xăng cưa hạ cây rừng. Hoàng Văn T, H, Đ, D và Q thống nhất, bố trí người cầm cưa và cảnh giới. Các bị cáo đã hủy hoại rừng 03 đêm liên tiếp, cụ thể:

Đêm thứ nhất, các đối tượng ngủ tại chòi của Q đến 01giờ sáng, Hoàng Văn T gọi những người khác dậy và bàn bạc giao nhiệm vụ. Hồng Văn T có nhiệm vụ cảnh giới ở vị trí cây đa lớn. H châm xăng và Đ, V đốt cây. Sau đó 4h sáng thì lại về rẫy ngủ.

Đêm thứ hai, việc phân công nhiệm vụ như đêm thứ nhất nhưng khơng có V

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo luật hình sự việt nam (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)