: Ngày 26/08/2017, Lưu Văn L có thuê anh Lường Văn N cùng 01 người bạn của anh N tên là C1 (chưa xác định được nhân thân) vào làm công
54 Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn, Về phần chung Bộ luật Cộng hòa Liên bang Đức, Luật học, tr 21-37
2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật và áp dụng pháp luật về trách nhiệm hình sự của những ngƣời đồng phạm
trách nhiệm hình sự của những ngƣời đồng phạm
2.3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Về các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
66
Như tác giả đã phân tích ở trên, pháp luật hình sự của một số nước tuy khơng có điều luật quy định riêng về nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm nhưng lại có có các quy định thể hiện các nguyên tắc này, cịn đối với BLHS Việt Nam thì chưa có điều luật quy định về mặt lập pháp hình sự về các nguyên tắc này. Các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm, bao gồm:
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng phạm: Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng phạm, đều bị xét xử về cùng một tội phạm tương ứng của BLHS, chịu trách nhiệm về những tình tiết tăng nặng liên quan đến hành vi phạm tội chung nếu họ cùng cố ý thực hiện. Những nguyên tắc chung về truy cứu TNHS, quyết định hình phạt, về thời hiệu quy định đối với tội phạm tương ứng thực hiện bằng đồng phạm được áp dụng cho tất cả những người đồng phạm.
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm: Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá ý định phạm tội chung của người đồng phạm khác; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, miễn TNHS thuộc về riêng người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đồng phạm đó; việc miễn TNHS hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm này khơng loại trừ TNHS cho những người đồng phạm khác.
- Nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người đồng phạm: việc xác định TNHS đối với người đồng phạm phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của mỗi người đồng phạm, phù hợp với đặc điểm nhân thân của người đồng phạm.
Về quy định “Ngƣời đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vƣợt quá của ngƣời thực hành” tác giả cho rằng cần phải sửa đổi thành “Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của
người đồng phạm khác”: Tác giả cho rằng trong vụ án đồng phạm không chỉ người
thực hành có thể có hành vi vượt quá, mà những người đồng phạm khác cũng có thể có hành vi vượt quá, chẳng hạn như người giúp sức, người tổ chức,… Ví dụ: A, B, C rủ nhau đi trộm cắp tài sản. Theo kế hoạch, A được phân cơng đứng ngồi tường rào để cảnh giới, báo động cho B và C khi vào nhà nạn nhân (M) để trộm tài sản. Như vậy, A đóng vai trị là người giúp sức trong vụ trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, vụ việc bị phát hiện, M truy đuổi là A, B, C bỏ chạy theo nhiều hướng khác nhau. Do bị M bắt giữ được nên A đã nhặt cục đá to đập nhiều nhát vào đầu M để chạy thoát thân, làm M tử vong. Như vậy A có vai trị là người giúp sức, đã có hành vi vượt
quá (giết người) trong vụ án đồng phạm về Tội trộm cắp tài sản. Chính vì vậy, những người đồng phạm khác không phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người giúp sức trong vụ án này.
Bộ luật Hình sự 2015 cần quy định về các nguyên tắc xác định TNHS cụ thể của những người đồng phạm như trên. Cụ thể:
Điều … Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
1. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng phạm: Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng phạm, đều bị xét xử về cùng một tội phạm tương ứng của Bộ luật Hình sự, chịu trách nhiệm về những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi phạm tội chung nếu họ cùng cố ý thực hiện. Những nguyên tắc chung về truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt, về thời hiệu quy định đối với tội phạm tương ứng thực hiện bằng đồng phạm được áp dụng cho tất cả những người đồng phạm.
2. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm: Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, miễn
trách nhiệm hình sự thuộc về riêng người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đồng phạm đó. Việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm này không loại trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác.
3. Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm: việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của mỗi người đồng phạm, phù hợp với đặc điểm nhân thân của người đồng phạm.
Về mức độ trách nhiệm hình sự của từng người trong vụ án đồng phạm
Theo quy định tại Điều 58 BLHS, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng loại người trong vụ án đồng phạm là căn cứ cho hoạt động quyết định hình phạt của Tịa án: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm”.
Trách nhiệm hình sự của các loại người tham gia thực hiện tội phạm: hiện chưa có quy định về mức độ TNHS của từng loại người đồng phạm. Theo tác giả, cần khẳng định người xúi giục phải chịu TNHS như người thực hiện tội phạm;
người giúp sức được giảm nhẹ TNHS hơn người thực hiện tội phạm; người tổ chức chịu trách nhiệm cao hơn người thực hiện tội phạm. Đề xuất trên dựa vào những lý do sau:
Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác, người tổ chức là người có sáng kiến thành lập hoặc đứng ra thành lập nhóm đồng phạm, hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đó. Với vai trò quan trọng như vậy, hành vi của người tổ chức có tính chất nguy hiểm nhất trong đồng phạm. Do đó, trong nguyên tắc xử lý tại Điều 3 BLHS quy định: “nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy” việc thực
hiện tội phạm, và khi quyết định hình phạt, người tổ chức thường phải chịu mức hình phạt nặng hơn so với các đồng phạm khác.67
Hành vi xúi giục có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, tùy thuộc vào bản chất của người xúi giục, người bị xúi giục, thủ đoạn mà người xúi giục thực hiện và mối quan hệ giữa họ với nhau. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tơn giáo, tín ngưỡng, sự nhẹ dạ của người chưa thành niên để thúc đẩy họ phạm tội là những trường hợp mang tính nguy hiểm hơn cho xã hội.68
So với hành vi của người tổ chức, người xúi giục và người thực hành, thì hành vi của người giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn vì hành vi giúp sức chỉ đóng vai trị là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm; chứ nó khơng đóng vai trị quyết định trong việc thực hiện tội phạm. Vì thế mà TNHS của người giúp sức cũng thường hạn chế hơn so với các đồng phạm khác.69
Cũng chính vì vậy, BLHS 2015 đã có quy định quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng tại Khoản 2 Điều 54 BLHS: “Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng khơng bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể”. Quy định trên chỉ áp dụng đối với
người giúp sức trong vụ án đồng phạm.
Chính vì vậy, Điều 17 BLHS 2015 cần được sửa theo hướng xác định mức độ nguy hiểm của từng người đồng phạm, làm căn cứ cho Tịa án quyết định hình phạt theo quy định tại Điều 58 BLHS, đó là (nội dung sửa đổi, bổ sung in nghiêng, đậm):
67
Trường Đại học Luật Tp.HCM (2019), tlđd (2), tr.214. 68
Trường Đại học Luật Tp.HCM (2019), tlđd (2), tr.216. 69
Điều 17. Đồng phạm
2. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người tổ chức có vai trị nguy hiểm nhất trong vụ án đồng phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người xúi giụccó vai trị ít nguy hiểm hơn người tổ chức.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho việc thực hiện tội phạm. Người giúp sức có vai trị ít nguy hiểm hơn những người đồng phạm khác.
Những sửa đổi nêu trên sẽ cụ thể hóa vai trị, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng người trong vụ án đồng phạm, làm cơ sở cho hoạt động quyết định hình phạt của Tịa án. Bởi Điều 58 BLHS 2015 quy định: “Khi quyết định hình
phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm”.
Về quyết định hình phạt trong đồng phạm
Để giải quyết vướng mắc về quyết định hình phạt trong đồng phạm, cần sửa đổi nội dung Điều 58 BLHS theo hướng quy định thêm nguyên tắc xác định TNHS đối với từng người đồng phạm cụ thể. Có thể quy định như sau:
Điều 58. Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp đồng phạm
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Mức độ trách nhiệm hình sự của mỗi người đồng phạm phải tương xứng với vai trò và mức độ nguy hiểm của họ trong vụ án đồng phạm theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Trách nhiệm hình sự trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Trong quá trình áp dụng thì các quy định cụ thể về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của các đồng phạm có ý nghĩa to lớn trong việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. Chính vì vậy các quy định trên cần được thừa nhận trong luật. Cụ thể:
Điều …: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm
1. Trong vụ án đồng phạm, người đồng phạm chỉ được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nếu thỏa mãn các quy định tại Điều 16 Bộ luật Hình sự và có những hành động tích cực nhằm ngăn chặn việc thực hiện tội phạm.
2. Những hành động tích cực của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức thực hiện tội phạm nếu không làm mất tác dụng của hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức việc phạm tội trước đó của mình thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng có thể được xem xét để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
2.3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã nhận định: Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một số bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước… Để đổi mới hoạt động tư pháp, đối với Tòa án , Nghị quyết nhấn mạnh: Cần phân định thẩm quyền của Tịa án các cấp. Ngày 02/06/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 với nhiều nội dung khác nhau, trong đó, xác định Tịa án là trung tâm của cải cách tư pháp, cải cách hoạt động xét xử là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Mục tiêu của Chiến lược cải cách tư pháp là xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử các vụ án nói chung, vụ án hình sự và vụ án hình sự có đồng phạm nói riêng được tiến hành có hiệu quả. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán sẽ đáp ứng được nhu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Để năng cao chất lượng thẩm phán cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật về thẩm phán, thực hiện nguyên tắc độc lập tư pháp, đặc biệt là sự độc lập của cá nhân thẩm phán, chú trọng hoàn thiện quy định về chế độ bổ nhiệm, thuyên chuyển, kỷ luật và khen thưởng đối với Thẩm phán, giáo dục nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, đạo đức của Thẩm phán, mở rộng nguồn bổ nhiệm Thẩm phán từ nguồn luật sự, hội thẩm nhân dân, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nếu họ đáp ứng đủ tiêu chuẩn để bổ
nhiệm… Bên cạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng Thẩm phán thì cần quan tâm đến chế độ tiền lương, tuổi nghỉ hưu và chế độ chính sách hợp lý đối với thẩm phán để đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của Thẩm phán.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và tuyên truyền, giáo dục pháp luật hình sự về các quy định TNHS trong đồng phạm nói riêng là hoạt động phổ biến, giải thích rộng rãi quy định pháp luật đến các tầng lớp trong xã hội, mọi thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau để mọi người dân có thể biết và hiểu về pháp luật. Hoạt động này không chỉ nhằm nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của người dân mà còn tạo ra sự quan tâm của người dân đến chính sách quản lý và hệ thống pháp luật của Nhà Nước. Từ những hiểu biết các quy định của pháp luật người dân có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như khơng vi phạm các quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn hiện nay, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất là khi BLHS 2015 vừa có hiệu lực thi hành thì các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục cần được đẩy mạnh và tăng cường. Hoạt động tuyên truyền pháp luật cần được đẩy mạnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các cơ quan thực hiện pháp luật, đến từng địa phương từng thơn xóm để đạt được hiệu qua cao về mặt tuyên truyền. Đồng thời, đối với các quy định pháp luật chưa cụ thể, có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau cần nghiên cứu xây dựng văn bản QPPL quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành BLHS.
Tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự về trách