Kinh nghiệm áp dụng pháp luật hình sự một số nƣớc về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo luật hình sự việt nam (Trang 70 - 76)

: Ngày 26/08/2017, Lưu Văn L có thuê anh Lường Văn N cùng 01 người bạn của anh N tên là C1 (chưa xác định được nhân thân) vào làm công

38 Nguyễn Thị Thu Hòa (2011), Người thực hành trong đồng phạm theo Luật Hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.2. Kinh nghiệm áp dụng pháp luật hình sự một số nƣớc về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

hình sự trong đồng phạm

2.2.1. Pháp luật hình sự Liên Bang Nga về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Bộ luật Hình sự của Liên Bang Nga được thông qua ngày 24/05/1996, Bộ luật này đã dành riêng một chương (Chương 07) để quy định về “Đồng phạm”. Bộ luật

này quy định: “Hai hay nhiều người cùng cố ý tham gia thực hiện một tội cố ý là

45

Quốc hội 2012, Nghị quyết 37/2012/ QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 về cơng tác phịng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tịa án nhân dân và cơng tác thi hành án năm 2013, Hà Nội.

đồng phạm”. Khái niệm này khá tương đồng với quy định của BLHS 2015 Việt

Nam về đồng phạm.

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong đồng phạm

Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga quy định: Những người đồng phạm phải chịu

trách nhiệm hình sự chung về tội phạm, trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm được xác định bởi tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.46

Cách quy định này tương tự với cách quy định trong BLHS hiện hành của nước ta.

Tuy nhiên, đối với nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm thì BLHS Liên Bang Nga có quy định về nguyên tắc chịu TNHS chung về tội phạm mặc dù quy định này còn khá chung chung, còn BLHS 2015 Việt Nam không quy định về các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm. BLHS Liên Bang Nga cũng quy định về căn cứ xác định TNHS của người đồng phạm là “tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm”.

Quy định về TNHS trong đồng phạm, BLHS Liên bang Nga đã dành một điều trong Phần chung (Điều 34) để đưa ra những nguyên tắc chung của việc xác định TNHS đối với mỗi người đồng phạm. Khoản 3 Điều 34 quy định: “... người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, trách nhiệm hình sự được xem xét theo điều luật quy định hình phạt đối với tội phạm mà họ đã thực hiện có dẫn chiếu tới Điều 33 Bộ luật này...”, như vậy, theo logic của điều luật, những người đồng phạm khác, cùng với người thực hành đều bị truy tố, xét xử về cùng một tội phạm mà họ đã cố ý tham gia thực hiện và trong phạm vi chế tài điều luật ấy quy định. Khoản 1 Điều 34 quy định nguyên tác cá thể hóa TNHS chung của những người đồng phạm căn cứ tính chất và mức độ tham gia thực tế cùa mỗi người vào việc thực hiện tội phạm; quyết định hình phạt có tính đến tính chất và mức độ tham gia phạm tội cùa từng người đồng phạm, ý nghĩa của sự tham gia này trong việc đạt mục đích phạm tội, ảnh hưởng của nó tới tính chất và mức độ thiệt hại đã hoặc có thể xảy ra. Tuy nhiên, không quy định phân hóa TNHS căn cứ vào vai trò của người đồng phạm một cách tuyệt đối như pháp luật hình sự của nhiều nước trên thế giới.

Cũng giống như pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, luật Hình sự Liên bang Nga khơng quy định trực tiếp nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm mà chỉ quy định nội dung

46

biểu hiện của nguyên tắc. Điều 36 quy định trách nhiệm của việc phạm tội thái quá của người thực hành: “Được coi là phạm tội thái quá khi người tiến hành thực hiện tội phạm nằm ngoài ý đồ của những người đồng phạm khác, về việc phạm tội thái quá của người thực hiện, những người đồng phạm khác không phải chịu trách nhiệm hình sự”; khơng quy định hành vi thái quá của những người đồng phạm khác; Khoản 2 Điều 67 quy định khi quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm: “các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt liên quan đến nhân thân một ai đó trong số các đồng phạm sẽ được xem xét khi quyết định hình phạt chỉ đối với người này".

Trách nhiệm hình sự trong trường hợp có hành vi vượt quá

Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga cũng quy định về hành vi vượt quá của người thực hành (Điều 37) quy định: “Hành động vượt quá của người thực hành tội phạm là việc người thực hành đã thực hiện một tội phạm nằm ngoài ý định của những người đồng phạm khác. Những người đồng phạm khác không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”.

Bộ luật Hình sự 2015 Việt Nam đã có sự bổ sung về vấn đề này nhưng vẫn chưa được rõ ràng như trong BLHS Liên Bang Nga, chưa làm rõ nội dung như thế nào là hành vi vượt quá của người thực hành. Đây là nội dung mà BLHS 2015 Việt Nam cần tiếp thu, hoàn thiện.

Trách nhiệm hình sự trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, BLHS Liên bang Nga coi việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một trường hợp tội phạm chưa hồn thành và khơng phải chịu TNHS nếu: “chấm dứt việc chuẩn bị phạm tội và chấm dứt hành động trực tiếp nhằm thực hiện tội phạm nếu người đó nhận thức rõ khả năng thực hiện được tội phạm đến cùng”47 một cách “tự giác và dứt khoát”48. Căn cứ này không chỉ được áp dụng để xem xét trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội riêng lẻ mà còn được áp dụng cả với các trường hợp có đồng phạm: Người tổ chức và người xúi giục không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu họ kịp thời thông báo cho cơ quan chính quyền hoặc có những biện pháp ngăn cản người thực hành thực hiện tội phạm đến cùng. Người giúp sức không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu đã có các biện pháp có thể để ngăn cản việc thực hiện tội phạm49. Về vấn đề

47

Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Hình sự Nga năm 1996 48

Khoản 2 Điều 32 Bộ luật Hình sự Nga năm 1996 49

này, BLHS 2015 vẫn chưa có quy định rõ ràng mặc dù 02/1986/HĐTP-TANDTC đã hướng dẫn về vấn đề này.

Bộ luật Hình sự Liên bang Nga coi tự ý nứa chừng chấm dứt việc phạm tội là một trường hợp tội phạm chưa hoàn thành và không phải chịu TNHS nếu thỏa mãn: “... chấm dứt việc chuẩn bị phạm tội hoặc chấm dứt các hành động (không hành động) trực tiếp hướng tới thực hiện tội phạm nếu người đó nhận thức rõ khả năng thực hiện được tội phạm đến cùng”; vả “kiên quyết chấm dứt thực hiện tội phạm đến cùng”. Căn cứ này được áp dụng chung để xem xét TNHS đối với trường hợp phạm tội riêng lẻ và đối với hành vi cùa người thực hành trong đồng phạm. Đối với mỗi loại người đồng phạm, BLHS quy định:

Người tổ chức và người xúi giục thực hiện tội phạm không phải chịu TNHS nếu họ kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng biết hoặc bằng các biện pháp nào đó ngăn chặn được người tiến hành thực hiện tội phạm đến cùng. Người giúp sức thực hiện tội phạm không phải chịu TNHS nếu đã làm tất cả những biện pháp có thể để ngăn chặn hành vi phạm tội.

Luật hình sự cơng nhận trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người tổ chức và người xúi giục nếu họ có hành vi tích cực để ngăn chặn thực hiện tội phạm chung bằng các biện pháp: thông báo cho cơ quan chức năng biết hoặc có biện pháp ngăn chặn thành công việc thực hiện tội phạm chung. Nếu những hành động của người tổ chức hoặc người xúi giục không ngăn chặn được người tiến hành thực hiện tội phạm thì những biện pháp mà họ đã tiến hành có thể được Tịa án xem xét như những tình tiết giảm nhẹ. Đối với người giúp sức, nhà làm luật xác định điều kiện được miễn TNHS nếu có hành vi thực hiện tất cả những biện pháp có thể để ngăn chặn hành vi phạm tội mà khơng địi hỏi việc ngăn chặn phải thành công hay việc ngăn chặn này đã vơ hiệu hóa được sự giúp sức trước đó.

Trách nhiệm hình sự trong các giai đoạn thực hiện tội phạm

Bộ luật Hình sự khơng có quy định riêng về các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm. Các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm được xác định trên cơ sở các quy định chung về các giai đoạn thực hiện tội phạm quy định tại Chương VI và quy định về đồng phạm tại Chương VII. Đối với người thực hành, về cơ bản, các quy định trong BLHS đã tương đối đầy đủ để xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm, cũng như vấn đề TNHS ở các giai đoạn chuẩn bị, chưa đạt và hoàn thành. Đối với người xúi giục, căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 33, Điều 29 thì hành vi xúi giục hoàn thành khi người xúi giục lôi kéo được người

khác thực hiện tội phạm bằng cách dụ dỗ, thuyết phục, mua chuộc, đe dọa hoặc bằng cách khác. Hành vi giúp sức hoàn thành khi người giúp sức đã giúp đỡ, tạo điều kiện; đã hứa hẹn che giấu, tiêu thụ được cho việc thực hiện tội phạm; Hành vi tổ chức hoàn thành khi có hành vi thành lập băng nhóm có tổ chức hoặc tổ chức tội phạm (liên minh tội phạm) hoặc có hành vi tổ chức, chỉ huy thực hiện được một tội phạm (hoàn thành hoặc chưa hoàn thành); Xúi giục chưa đạt, giúp sức và tổ chức chưa đạt được xác định là chuẩn bị phạm tội: Trong trường hợp người tiến hành chưa thực hiện tội phạm đến cùng vì nhưng nguyên nhân ngồi ý muốn của người đó thì những người cịn lại sẽ chịu TNHS đối với tội chuẩn bị phạm tội hoặc có ý đồ phạm tội. Người lôi kéo người khác thực hiện tội phạm không thành vi những nguyên nhân ngoài ý muốn của người này sẽ chịu TNHS đối với tội chuẩn bị phạm tội (Khoản 5 Điều 34).

Nghiên cứu BLHS Liên bang Nga về vấn đề TNHS trong đồng phạm, có thể thấy, luật hình sự Liên bang Nga xác định TNHS của những người đồng phạm khác thông qua hành vi phạm tội của người thực hành. Các giai đoạn thực hiện tội phạm của những người đồng phạm khác được xác định độc lập tương đối, không hồn tồn thơng qua các giai đoạn, mức độ thực hiện tội phạm của người thực hành. Hành vi xúi giục chưa đạt, giúp sức và tổ chức chưa đạt được xác định là hành vi chuẩn bị phạm tội. Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người tổ chức, người xúi giục được công nhận căn cứ vào hành vi tích cực của họ nhằm khắc phục, vơ hiệu hóa kết quả của sự hỗ trợ việc phạm tội trước đó của mình, mà khơng liên hệ, thông qua hành vi thực hiện tội phạm của người thực hành. Đối với người giúp sức, điều kiện được miễn TNHS khơng địi hỏi việc ngăn chặn thành công hay vơ hiệu hóa được sự giúp sức trước đó. BLHS có điều luật riêng quy định về các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm. Quy định định nghĩa người đồng phạm tương đối rõ ràng, đầy đủ, bao quát được các hành vi đồng phạm trong thực tiễn. Bên cạnh đó, BLHS Liên bang Nga đã quy định các hình thức đồng phạm, đồng thời thể hiện thái độ nghiêm trị đối với nhóm có bàn bạc trước, nhóm có tổ chức và tổ chức tội phạm. Quy định TNHS đối với tội tổ chức và chỉ huy nhóm, tổ chức tội phạm đối với một số tội phạm do BLHS quy đinh (Khoàn 5 Điều 35).

Bộ luật Hình sự của Liên Bang Nga đã có quy phạm định nghĩa về đồng phạm cũng như những người đồng phạm khá đầy đủ. Một cách khái quát, BLHS của Việt Nam đã học hỏi và kế thừa khái niệm về đồng phạm, cách phân loại đồng phạm

cũng như nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm của BLHS Liên Bang Nga, các trường hợp đặc biệt trong việc xác định TNHS trong đồng phạm. Tuy nhiên, BLHS Việt Nam chưa có những quy định về các hình thức đồng phạm, về hành vi thái quá của người thực hành cũng như định nghĩa pháp lý về các loại người đồng phạm còn nhiều khác biệt với BLHS Liên Bang Nga.

2.2.2. Pháp luật hình sự Đức về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm Khái niệm đồng phạm

Các quy định về đồng phạm (tòng phạm) trong BLHS Đức được quy định từ Điều 25 đến Điều 31 tại Mục thứ 3. BLHS của Cộng hòa liên bang Đức quy định về tòng phạm: “Nhiều người cùng nhau thực hiện một tội phạm thì mỗi người đều bị xử phạt là người đồng thực hiện tội phạm (tòng phạm)”.

Khái niệm này tương đồng với khái niệm đồng phạm trong BLHS 2015 Việt Nam ở dấu hiệu số lượng người tham gia là từ 2 người trở lên (nhiều người) và họ cùng thực hiện một tội phạm. Tuy nhiên BLHS Đức không xác định lỗi của những người đồng phạm là lỗi cố ý như trong BLHS 2015 Việt Nam.

Về các loại người đồng phạm

Bộ luật Hình sự của Cộng hịa Liên bang Đức đã đưa ra thuật ngữ để phân biệt các chủ thể tham gia thực hiện tội phạm: Người thực hiện, người giúp sức, người xúi giục. Người xúi giục và người giúp sức được gọi chung là người tòng phạm. Người tòng phạm và người thực hiện tội phạm được gọi chung là người tham gia tội phạm50. Luật hình sự không quy định hành vi tổ chức như là một hành vi tham gia thực hiện độc lập mà hành vi tổ chức được xác định là hành vi thực hiện tội phạm đối với các tội phạm mà hành vi phạm tội là hành vi tập hợp người, công cụ, phương tiện, lựa chọn địa điểm, sắp xếp tiến trình, loại bỏ trở ngại, khó khăn… (hành vi tổ chức). Sự khác biệt trọng tâm về mặt khái niệm của TNHS với đồng phạm trong hệ thống thông luật là sự hiện diện của người đồng phạm, trong khi đó ở Đức là hành động lệ thuộc, coi hành vi của người giúp sức, người xúi giục là một tội phạm riêng rẽ nên khơng có khái niệm đồng phạm với ý nghĩa là hình thức phạm tội đặc biệt mà quy định trực tiếp những hành vi tham gia thực hiện tội phạm và tương ứng với nó là người thực hiện tội phạm phải chịu TNHS. Như vậy, TNHS trong đồng phạm theo BLHS cộng hòa liên bang Đức chính là khái niệm TNHS của người thực hiện tội phạm và người tòng phạm.

50

Quy định về người thực hiện tội phạm của Đức cũng tương đồng với khái niệm người thực hiện tội phạm trong BLHS Liên Bang Nga. Điều 25 BLHS quy định người thực hiện tội phạm là người tự mình hoặc qua người khác thực hiện tội phạm51. Người xúi giục là người cố ý thúc đẩy người khác làm hành vi trái pháp luật và họ phải chịu trách nhiệm hình sự ngang bằng với người thực hiện tội phạm.52 Người giúp sức là người cố ý giúp người khác thực hiện một tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự ngang bằng người thực hiện tội phạm53 trừ khi thỏa mãn các căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 49 BLHS Cộng hòa Liên bang Đức. Hành vi trợ giúp của người giúp sức có thể được thực hiện ngay cả khi tội phạm được giúp sức đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc.54 Khác với quy định về TNHS của Liên bang Nga, quan điểm lập pháp hình sự của Đức cho rằng người giúp sức phải chịu TNHS ngang bằng người thực hiện tội phạm nếu như không thỏa mãn các điều kiện giảm nhẹ TNHS.

Về nguyên tắc chung xác định trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt của những người tham gia, bao gồm người thực hiện tội phạm và tịng phạm

Bộ luật Hình sự Đức quy định: “Những dấu hiệu nhân thân đặc biệt làm tăng

nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ hình phạt thì quy định này chỉ có hiệu lực đối với

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo luật hình sự việt nam (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)