4.2.1 .Tình hình thu nhập
4.2.2. Tình hình chi phí
Bảng 8: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2008-2010
Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Chi phí hoạt động tín dụng 7.534 7.853 14.266 319 4,23 6.413 81,66 Chi phí hoạt động dịch vụ 7 30 53 23 328,57 23 76,67 Chi phí hoạt động 1.560 1.868 2.450 308 19,74 582 23,76 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. 154 533 562 379246,00 29 5,44 Tổng chi phí 9.255 10.284 17.331 1.029 11,12 7.047 68,52
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2008-2010)
Năm 2008 81,40 % 0,08% 16,86 % 1,66% Năm 2009 76,36% 0,29% 18,16% 5,18% Năm 2010 82,31% 0,31% 14,14% 3,24% CP HĐ TD CP HĐ DV CP HĐ CP DP RR TD
Qua bảng số liệu trên ta có thể nêu lên một số nhận xét sau:
* Về cơ cấu chi phí trong 3 năm có điểm tương đồng là: Chi phí hoạt động tín dụng ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Cụ thể tỷ trọng chi phí hoạt
động tín dụng trong tổng chi phí qua các năm như sau: 81,4% (năm 2008), 76,36%
(năm 2009), 82,31% (năm 2010). Nguyên nhân của việc hình thành nên một cơ cấu chi phí như vậy là điều khá dễ hiểu. Vì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt
động chính của ngân hàng nên chi phí cho hoạt động này chiếm tỷ trọng cao trong
tổng chi phí là hiển nhiên. Tuy nhiên, ngân hàng cần có nhiều biện pháp tiết kiệm khoản chi phí này để đảm bảo cho ngân hàng hoạt động hiệu quả.
* Về mức độ biến động thì tổng chi phí của ngân hàng cũng tăng qua các năm. Tổng chi phí năm 2009 so với tổng chi phí năm 2009 tăng 11,12% tức tăng 1.029 triệu đồng và tổng chi phí tăng cao trong năm 2010 với mức tăng 7.047 triệu đồng
tương ứng với 68,52%. Nguyên nhân của biến động này là do sự biến động của các khoản mục chi phí như sau:
- Chi phí hoạt động tín dụng năm 2009 so với chi phí hoạt động tín dụng năm 2008 tăng 4,23% tương đương với 319 triệu đồng, nguyên nhân của sự tăng trưởng
này là do sự biến động phức tạp của lãi suất trong năm, lãi suất huy động cao làm
tăng chi phí huy động vốn. Đến năm 2010 khoản chi phí này so với năm 2009 đã
tăng 81,66% tương ứng với 6.413 triệu đồng, chi phí hoạt động tín dụng tăng cao
trong 2010 khơng phải vì ngân hàng hoạt đơng khơng hiệu quả mà vì nhu cầu vay
vốn tăng nên nhu cầu huy động vốn của ngân hàng cũng tăng, nên có thể nói chi phí tăng theo xu hướng quy mô hoạt động tăng chứ không phải tăng một cách khơng
kiểm sốt được.
- Chí phí hoạt động dịch vụ là khoản chi phí chiếm tỷ trọng rất nhỏ của ngân hàng, chưa đạt đến 1% trong tổng chi phí. Do các hoạt động dịch vụ tại ngân hàng
có tính chất đơn giản, ít tốn chi phí, nên khoản chi phí này tương đối thấp. Vì vậy biến động của khoản chi phí này là khơng đáng kể khi đề cập đến sự biến động của tổng chi phí.
- Chi phí hoạt động của ngân hàng là khoản chi phí cần thiết để đảm bảo cho
nhân viên, chi cho tài sản và công cụ dụng cụ, chi tiền điện, nước,…Khoản chi phí này phụ thuộc vào cách thức tổ chức và phương pháp điều hành của nhà quản lý.
Khoản chi phí này trong 3 năm cũng có xu hướng tăng, cụ thể năm 2009 tăng so với năm 2008 19,74% tương ứng với 308 triệu đồng, và năm 2010 cũng tăng so với năm 2009 một khoản 23,76% tức 582 triệu đồng. Nguyên nhân biến động của khoản chi phí này là do sự biến động của nhiều khoản mục chi phí với nhiều lí do khác nhau hợp lại.
- Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, là khoản chi phí cần thiết mà ngân hàng nào cũng phải có, bởi cùng với xu hướng biến động của tình hình kinh tế, tình hình nợ
xấu cũng sẽ biến đổi và tạo nên rủi ro cho ngân hàng. Nhìn chung khoản chi phí dự phịng rủi ro tín dụng cũng tăng qua các năm. Năm 2009 tăng 246% tương đương
379 triệu đồng so với năm 2008, và năm 2010 tăng 5,44% tương đương 29 triệu đồng. Khoản chi phí này tăng mạnh trong năm 2009 vì cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu làm nền kinh tế có nhiều bất ổn, việc kinh doanh ngân hàng cũng mang
nhiều rủi ro, nên khoản dự phòng tăng lên. Sang năm 2010 khoản dự phòng này giảm xuống do kinh tế phần nào được phục hồi, điều kiện kinh tế cũng thuận lợi.