Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản của ngân hàng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 55)

2009 tức chỉ là 2,89%. Tỷ trọng TSDH có xu hướng giảm vì năm 2009 so với năm 2008 tổng tài sản có xu hướng tăng 28.322 triệu đồng nhưng TSNH lại giảm 139

triệu đồng, tiếp tục so sánh năm 2010 với năm 2009 cùng với xu hướng tăng của

tổng tài sản thì TSDH tăng 562 triệu đồng (17,17%) nhưng tốc độ tăng không đuổi kịp tốc độ tăng tổng tài sản (27,17%).

Cơ cấu tài sản có sự biến động như vậy là do năm 2008 từ phòng giao dịch

ngân hàng nâng cấp thành chi nhánh nên có sự đầu tư lớn vào tài sản cố định, cũng như nâng cấp các thiết bị nên TSDH chiếm tỷ trọng lớn, năm 2009 và năm 2010 ngân hàng tập trung vào công tác hoạt động và phát triển kinh doanh trên cở sở đã

hoàn chỉnh phần nào cơ sở hạ tầng nên tỷ trọng TSDH có xu hướng giảm đi và tỷ

trọng TSNH tăng lên.

4.1.2. Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 6: CƠ CẤU VỐN CỦA NGÂN HÀNG TRONG BA NĂM (2008-2010)

Đơn vị tính : Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. NPT 58.069 104.113 131.339 46.044 79,29 27.226 26,15 2. NVCSH -1688 135 1.231 1.823 107,99 1.096 811,85 3. Tổng NV 56.381 104.248 132.570 47.867 84,90 28.322 27,16 4.Tỷ lệ nợ =(1)/(3) 102,99 99,87 99,07 x x x x 5. Tỷ lệ tự tài trợ = (2)/(3) -2,99 0,13 0,93 x x x x

(Nguồn: Bảng cân đối kế tốn của ngân hàng năm 2008-2010)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ của ngân hàng trong ba năm đều

trên 98%, tức là tài sản của ngân hàng hầu hết đều được hình thành từ các khoản nợ. Chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của ngân hàng rất kém, khả năng tài chính

ln bị ràng buộc bởi các chủ nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ cao là tốt hay xấu thì cịn tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn, hay nói khác hơn là phụ thuộc vào khả năng sinh lời của vốn.

Phân tích chi tiết từng đối tượng ta thấy tỷ lệ nợ của ngân hàng giảm qua các năm từ 102,99% vào năm 2008 còn 99,87% năm 2009 và 99,07% năm 2010. Nguyên nhân là do nợ phải trả của năm 2009 so với 2008 tăng 46.044 triệu đồng, tức tăng 79,29% và năm 2010 khoản nợ phải trả của ngân hàng tăng 27.266 triệu

đồng, tức 26,15% so với năm 2009. Trong khi đó, tổng nguồn vốn năm 2009 so với

năm 2008 tăng tới 47.867 triệu đồng, tức tăng 84,9%, và năm 2010 so với 2009 thì tăng 28.322 triệu đồng tức tăng 27,16%. Ta thấy tốc độ tăng của nợ phải trả nhỏ

hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn làm cho tỷ lệ nợ của công ty giảm xuống. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.

Đối tượng thứ 2 cần xem xét đó là tỷ lệ tự tài trợ của ngân hàng. Tỷ lệ này là

tỷ số giúp đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của ngân hàng, nghĩa là xem xét trong 100 đồng vốn thì có bao nhiêu đồng là vốn tự có của ngân hàng. Để phản ánh một cách chính xác về tỷ lệ này của ngân hàng ta cần chú ý một đặc điểm sau: Do là một chi nhánh nhỏ nên khoản mục NVCSH của OCB Kiêng Giang chỉ là lợi nhuận của chi nhánh không bao gồm các khoản vốn điều lệ và các nguồn vốn khác. Theo số liệu từ bảng trên ta thấy tỷ lệ tự tài trợ của ngân hàng tăng dần qua các năm. Cụ thể, trong năm 2008 nếu tỷ lệ này còn là một con số âm 2,99% do sự thua lỗ trong năm 2008 thì đến năm 2009 con số này đã là 0,13%, Và đạt 0,93% trong năm 2010. Tỷ lệ này tăng là do tốc độ tăng của NVCSH nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Bằng chứng là năm 2009 so với 2008 tổng nguốn vốn tăng 84,90% trong khi NVCSH tăng 107,9% và so sánh con số này trong năm 2010 với năm 2009 ta thấy tổng nguồn vốn tăng 27,16% thì NVCSH lại đạt mức tăng 811,85%. Tỷ lệ tự tài trợ ngày càng tăng là tốt nhưng chỉ đạt ở mức độ chưa tới 1% trong tổng nguồn vốn là một tỷ lệ thấp. Nếu gặp rủi ro trong kinh doanh có thể ngân hàng sẽ dẫn đến tình

4.3. TÌNH HÌNH T H U N HẬP , C H I P H Í , LI N H UẬN CỦA N G Â N H À N G T NĂM 2 0 0 8 - 2 0 1 0

4.2.1.Tình hình thu nhập

Bảng 7: THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (2008-2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Thu nhập từ hoạt động tín dụng 7.542 10.368 17.695 2.826 37,47 7.327 70,67 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 16,43 46,22 832,13 29,79 181,25 785,91 1.700,00 Thu nhập từ hoạt động

kinh doanh ngoại hối 8,07 4,22 25,92 -3,85 -47,33 21,70 514,15 Thu nhập từ hoạt

động khác 0,50 0,56 8,95 0,06 13,25 8,39 1486,52

Tổng thu nhập 7.567 10.419 18.562 28.520 37,69 8.143 78,16

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2008-2010)

Hình 6: Biểu đồ thể hiện biến động thu nhập của ngân hàng từ năm 2008-2010 7.567 10.419 28.520 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Tổng TN

Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể, tổng thu nhập năm 2009 so với tổng thu nhập năm 2008 tăng 2.852 triệu đồng

tức tăng 37,69% và tổng thu nhập 2010 tăng 8.143 triệu đồng, tức tăng 78,16% so

với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu gay ra biến động này là do sự thay đổi của

nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng, nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng và

chiếm hơn 95% trong tổng thu nhập. Bằng chứng là tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của ba năm liên tiếp là 99,67% (năm2008), 99,51% (năm 2009) và 95,33 % (năm 2010). Vì vậy có thể nói sự biến động cửa tổng thu

nhập trong 3 năm hầu hết là biến động của nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng.

Biến động của những khoản thu nhập còn lại trơng có vẻ khá lớn khi xét trên

phương diện tương đối nhưng về phương diện tuyệt đối chỉ là sự biến động của một phần nhỏ trong tổng thu nhập.

Tiến hành phân tích biến động của thu nhập từ hoạt động tín dụng ta thấy:

Khoản thu nhập này năm 2009 so với 2008 tăng 2.826 triệu đồng tương đương

37,46% và đặc biệt trong năm 2010 khoản thu này đã tăng 7.327 triệu đồng, tức tăng 70,67% so với năm 2009. Nguồn thu này tăng như vậy chứng tỏ hoạt động ngân

hàng đang có hướng tiến triển khá tốt, ngân hàng đã phần nào nắm bắt được nhu cầu tín dụng của tỉnh nhà nên có nhiều chính sách tín dụng phù hợp làm tăng nguồn thu nhập ngân hàng.

Khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng có nhiều chuyển biến

đáng chú ý. Từ con số 16,43 triệu đồng chiếm 0,22% trong tổng thu nhập 2008,

khoản thu nhập này đã tăng 181,25% tương đới với 29,79 triệu đồng năm 2009 và

tiếp tục tăng vọt với mức tăng là 785,91 triệu đồng trong năm 2010, tức là tăng gấp 17 lần so với khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2009. Sự tăng đột biến của loại thu nhập này là một lí do giải thích vì sao thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn tăng cao trong năm 2010 nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng trong tổng thu nhập so với 2 năm trước. Cụ thể, xét về cơ cấu của tổng thu nhập trong năm 2010 thì tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm 4,18% và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ

tăng 4,48% so với năm 2009. Những thay đổi trên cho thấy ngân hàng đã bước đầu có sự đầu tư, mở rộng về chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa hoạt động của mình khơng

chỉ tập trung tất cả vào hoạt động tín dụng như trước.

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, là khoản thu nhập có sự biến động bất thường trong 3 năm. Năm 2009 khoản thu nhập này giảm một khoản

47,33% tương đương với mức giảm là 3,85 triệu đồng so với năm 2008, nhưng lại

tăng 21,70 triệu đồng vào năm 2010, tức tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2009.

Khoản thu nhập này bị giảm đi trong năm 2009 vì trong khoản thời gian này ngân

hàng đã hạn chế đầu tư vào hoạt động kinh doanh ngoại hối, bởi kinh doanh ngoại hối là hoạt động chịu nhiều sự tác động của môi trường vĩ mô nên trước nhiều biến động của nền kinh tế toàn cầu sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 thì

việc kinh doanh ngoại hối là hoạt động mang nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro về tỷ giá hối đối. Giải thích ngược lại với lí lẽ trên thì vào năm 2010 kinh tế tồn cầu đang trong giai đoạn tăng trưởng, phục hồi sau khủng hoảng nên tạo nên một môi trường tốt cho việc kinh doanh ngoại tệ. Vì vậy ngân hàng tăng cường đầu tư. Làm tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Thu nhập từ hoạt động khác cũng có chiều hướng gia tăng. Năm 2009 khoản thu nhập này tăng 13,25% tương ứng với 0,06 triệu đồng và năm 2010 tăng 8,39

triệu đồng tăng xấp xỉ 15 lần so với 2009. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh khác chủ yếu là từ điều tiết nội bộ. Những biến động bất thường của khoản thu này là do những chính sách nội bộ trong ngân hàng và thường chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng.

4.2.2. Tình hình chi phí

Bảng 8: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2008-2010

Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Chi phí hoạt động tín dụng 7.534 7.853 14.266 319 4,23 6.413 81,66 Chi phí hoạt động dịch vụ 7 30 53 23 328,57 23 76,67 Chi phí hoạt động 1.560 1.868 2.450 308 19,74 582 23,76 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. 154 533 562 379246,00 29 5,44 Tổng chi phí 9.255 10.284 17.331 1.029 11,12 7.047 68,52

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2008-2010)

Năm 2008 81,40 % 0,08% 16,86 % 1,66% Năm 2009 76,36% 0,29% 18,16% 5,18% Năm 2010 82,31% 0,31% 14,14% 3,24% CP HĐ TD CP HĐ DV CP HĐ CP DP RR TD

Qua bảng số liệu trên ta có thể nêu lên một số nhận xét sau:

* Về cơ cấu chi phí trong 3 năm có điểm tương đồng là: Chi phí hoạt động tín dụng ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Cụ thể tỷ trọng chi phí hoạt

động tín dụng trong tổng chi phí qua các năm như sau: 81,4% (năm 2008), 76,36%

(năm 2009), 82,31% (năm 2010). Nguyên nhân của việc hình thành nên một cơ cấu chi phí như vậy là điều khá dễ hiểu. Vì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt

động chính của ngân hàng nên chi phí cho hoạt động này chiếm tỷ trọng cao trong

tổng chi phí là hiển nhiên. Tuy nhiên, ngân hàng cần có nhiều biện pháp tiết kiệm khoản chi phí này để đảm bảo cho ngân hàng hoạt động hiệu quả.

* Về mức độ biến động thì tổng chi phí của ngân hàng cũng tăng qua các năm. Tổng chi phí năm 2009 so với tổng chi phí năm 2009 tăng 11,12% tức tăng 1.029 triệu đồng và tổng chi phí tăng cao trong năm 2010 với mức tăng 7.047 triệu đồng

tương ứng với 68,52%. Nguyên nhân của biến động này là do sự biến động của các khoản mục chi phí như sau:

- Chi phí hoạt động tín dụng năm 2009 so với chi phí hoạt động tín dụng năm 2008 tăng 4,23% tương đương với 319 triệu đồng, nguyên nhân của sự tăng trưởng

này là do sự biến động phức tạp của lãi suất trong năm, lãi suất huy động cao làm

tăng chi phí huy động vốn. Đến năm 2010 khoản chi phí này so với năm 2009 đã

tăng 81,66% tương ứng với 6.413 triệu đồng, chi phí hoạt động tín dụng tăng cao

trong 2010 khơng phải vì ngân hàng hoạt đơng khơng hiệu quả mà vì nhu cầu vay

vốn tăng nên nhu cầu huy động vốn của ngân hàng cũng tăng, nên có thể nói chi phí tăng theo xu hướng quy mô hoạt động tăng chứ không phải tăng một cách khơng

kiểm sốt được.

- Chí phí hoạt động dịch vụ là khoản chi phí chiếm tỷ trọng rất nhỏ của ngân hàng, chưa đạt đến 1% trong tổng chi phí. Do các hoạt động dịch vụ tại ngân hàng

có tính chất đơn giản, ít tốn chi phí, nên khoản chi phí này tương đối thấp. Vì vậy biến động của khoản chi phí này là khơng đáng kể khi đề cập đến sự biến động của tổng chi phí.

- Chi phí hoạt động của ngân hàng là khoản chi phí cần thiết để đảm bảo cho

nhân viên, chi cho tài sản và công cụ dụng cụ, chi tiền điện, nước,…Khoản chi phí này phụ thuộc vào cách thức tổ chức và phương pháp điều hành của nhà quản lý.

Khoản chi phí này trong 3 năm cũng có xu hướng tăng, cụ thể năm 2009 tăng so với năm 2008 19,74% tương ứng với 308 triệu đồng, và năm 2010 cũng tăng so với năm 2009 một khoản 23,76% tức 582 triệu đồng. Nguyên nhân biến động của khoản chi phí này là do sự biến động của nhiều khoản mục chi phí với nhiều lí do khác nhau hợp lại.

- Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, là khoản chi phí cần thiết mà ngân hàng nào cũng phải có, bởi cùng với xu hướng biến động của tình hình kinh tế, tình hình nợ

xấu cũng sẽ biến đổi và tạo nên rủi ro cho ngân hàng. Nhìn chung khoản chi phí dự phịng rủi ro tín dụng cũng tăng qua các năm. Năm 2009 tăng 246% tương đương

379 triệu đồng so với năm 2008, và năm 2010 tăng 5,44% tương đương 29 triệu đồng. Khoản chi phí này tăng mạnh trong năm 2009 vì cuộc khủng hoảng kinh tế

toàn cầu làm nền kinh tế có nhiều bất ổn, việc kinh doanh ngân hàng cũng mang

nhiều rủi ro, nên khoản dự phòng tăng lên. Sang năm 2010 khoản dự phòng này giảm xuống do kinh tế phần nào được phục hồi, điều kiện kinh tế cũng thuận lợi.

4.2.3. Tình hình lợi nhuận

Bảng 9: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Lợi nhuận -1688 135 1.231 1.823 107,9 9 1.096 811,85

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2008-2010)

Lợi nhuận là thước đo cuối cùng trong quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động

của một ngân hàng. Đồng thời tạo ra nguồn vốn kinh doanh bổ sung và duy trì hay cải tiến thanh danh cho ngân hàng.

Từ bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của ngân hàng từ năm 2008-2010 có sư biến động mạnh mẽ. Nhìn vào mức chênh lệch phần trăm trong sự thay đổi giữa 2 năm của

ngân hàng ta thấy lợi nhuận có xu hướng tăng nhanh. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 107,99% tương ứng với 1.823 triệu đồng, nhìn vào những con số này ta có

thể kết luận ngân hàng đang có hướng kinh doanh tốt, nhưng nếu nhìn vào lợi nhuận thực tế năm 2009 của ngân hàng ta thấy chỉ đạt 135 triệu đồng, ta sẽ kết luận thế nào với mức lợi nhuận cả một năm của một ngân hàng với con số đó? Để đưa ra lời nhận

định chính xác ta cần xem xét lại những con số trong năm 2008. Quả thật có vấn đề

khi lợi nhuận năm 2008 là một con số âm đến hàng tỷ đồng. Tức là ngân hàng đã

lâm vào tình trạng thua lỗ trong năm 2008. Vậy mức lợi nhuận đạt được trong năm 2009 là một khoản lợi nhuận tạo ra không phải trong điều kiên bình thường, tức

khơng thể nhìn vào con số 135 triệu đồng mà đánh giá ngân hàng hoạt động không

hiệu quả. Mà ta phải xét đến cuộc ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã dẫn đến sự sụp đổ của nhiều doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo nên một mơi trường kinh

tế khó khăn cho nghành ngân hàng. Vì vậy, có thể giữ cho mức lợi nhuận là một con số dương trong năm 2009 là một bước thành công đáng kể cho ngân hàng, không

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)