Vai trò của chính phủ là một yếu tố mang tính chất xúc tác rất quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ ngành nào ở một nước, đối với lĩnh vực ngân hàng, chính phủ lại càng đóng một vai trò quan trọng. Đó là vai trò của người quản lý và giám sát toàn bộ hệ thống ngân hàng thông qua vai trò của Ngân hàng trung ương. Ngoài chức năng của một người quản lý, giám sát, chính phủ còn là chủ sở hữu, là con nợ và chủ nợ lớn của các ngân hàng.
CHƯƠNG 5 ♣*♣
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
CHÂU THÀNH – TIỀN GIANG 5.1 Những khó khăn và nguyên nhân
5.1.1 Những mặt đã thực hiện của ngân hàng
- Nguồn vốn huy động nội tệ tăng trưởng cao đã tạo lập nguồn vốn ổn định để mở rộng hoạt động kinh doanh. Thực hiện tốt vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính ở nông thôn.
- Toàn thể nhân viên, nhất là đội ngũ CBTD đã cập nhật kịp thời các sản phẩm tiền gửi, lãi suất huy động để tư vấn và vận động khách hàng.
- Đã có sự chuyển dịch đầu tư mở rộng cho vay 05 loại hình doanh nghiệp, dư nợ đến cuối năm 2008 là 56.828 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 104,96%.
- Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vốn cho vay hộ nông dân, các doanh nghiệp thu mua lương thực, chế biến lương thực và dịch vụ…
- Bảo vệ tài sản, bảo vệ cơ quan, vệ sinh an toàn đã tạo không khí thoải mái, yên tâm khi khách hàng đến giao dịch.
- Việc tổ chức đào tạo cán bộ được thực hiện theo sự phân bổ chỉ tiêu của Ngân hàng NNo&PTNT Tỉnh và phòng TCCB đã từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho hoạt động của ngân hàng.
- Đa số CBCNV làm công tác chuyên môn đã biết vận dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán, tín dụng, thông tin báo cáọ Từ đó tiết kiệm thời gian và hiệu quả công việc tăng lên.
5.1.2 Những mặt khó khăn:
- Do sự bất ổn về nguồn vốn và lãi suất cho vay nên việc tăng trưởng dư nợ tập trung vào thời gian cuối năm (quý IV) điều này làm giảm tính ổn định trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng.
- Nợ đến hạn khó thu hồi, nợ lãi, nợ gốc; nợ quá hạn trong thời gian dài nhưng cũng không thu hồi được dẫn đến nợ xấu tăng caọ
- Nợ đã được xử lý rủi ro còn tồn đọng cao 5.566 triệu đồng, tỷ lệ thu hồi trong năm thấp đã làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của đơn vị.
- Tính năng động trong đội ngũ cán bộ không đồng đều đã làm giảm khả năng xâm nhập, tiếp cận và mở rộng khách hàng để đầu tư tăng trưởng dư nợ.
- Công tác kiềm tra sau khi cho vay và công tác đối chiếu nợ vay tại các tổ lưu động tiết kiệm và vay vốn chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Trong năm đã xảy ra tiêu cực của tổ trưởng tại phòng giao dịch Long Định, đây là điều đáng lo ngại và cần quan tâm hơn nữa trong công tác quản lý vốn vay tại các tổ lưu động tiết kiệm và vay vốn.
- Chương trình giao dịch mới vận hành chưa thông suốt, việc khai thác thông tin còn hạn chế làm cho khách hàng phải chờ đợị
- Cần phối hợp trong công tác phân tích tài chính phòng KH-KD và phòng Kế toán để chủ động tài chính trong năm tiếp theọ
- Qũy thu nhập trong năm đủ chi lương cho CBCNV nhưng so với mục tiêu kế hoạch giao còn thấp chỉ đạt 90,29%
5.2 Giải pháp
5.2.1 Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát vay vốn:
Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Tiếp tục tăng cường công tác huy động vốn, mỗi CBTD xây dựng đề án huy động vốn nông thôn, chú trọng từ khâu tiếp cận, tuyên truyền, chọn hộ huy động, vùng huy động. Duy trì tổ huy động vốn đi thu tiền lưu động khi khách hàng có nhu cầụ Tổ chức hội nghị khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để huy động vốn và tăng nguồn thu dịch vụ ngân hàng.
- Nội dung kiểm tra như sau:
+ Kiểm tra trước khi cho vay: là việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng trước khi cho vaỵ Thẩm dịnh là khâu quan trọng trong hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức, sự hiểu biết nhất định về mọi lĩnh vực, đồng thời phải đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầụ Có như thế việc thẩm định, báo cáo thẩm định mới thực tế và khách quan.
+ Kiểm tra trong khi cho vay: là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các yếu tố chứng từ; sự khớp đúng giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trên giấy đề nghị vay vốn…
+ Kiểm tra sau khi cho vay:
- Kiểm tra sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng. - Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án.
- Kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vaỵ
* Trong giai đoạn này Ngân hàng có thể thực hiện một số công việc sau để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng:
+ Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Phần lớn quá trình sản xuất kinh doanh của người dân là tự phát nên đầu ra của sản phẩm còn bấp bênh, giá cả không ổn định. Vì vậy, Ngân hàng nên tư vấn cho các doanh nghiệp và nông dân có sự thoả thuận hợp đồng bao tiêu sản phẩm để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của người nông dân và góp phần giảm rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.
+ Từ trước đến nay người dân thường sản xuất theo kinh nghiệm lạc hậu nên năng suất, sản lượng không caọ Do đó, Ngân hàng có thế kết hợp với trung tâm khuyến nông huyện tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp cận và áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Nhưng do trình độ dân trí của người dân còn thấp nên Ngân hàng cần tư vấn cho hộ khi xuống địa bàn hướng dẫn và thẩm dịnh đối tượng cần vay vốn. Có như thế mới đem lại lới ích cho người dân cũng như bản thân Ngân hàng.
+ Về bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp: nhìn chung, bảo hiểm sản xuất chưa đến được đồng ruộng, do đó khi gặp những rủi ro như thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… thu nhập của bà con sẽ bị ảnh hưởng nên việc thu nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, Ngân hàng nên kết hợp với công ty bảo hiểm cây trồng vật nuôi tổ chức cho bà con tham gia bảo hiểm.
5.2.2 Thực hiện tốt công tác phân tích tín dụng:
Mục tiêu chủ yếu của phân tích tín dụng là xác định khả năng và ý muốn của người vay trong việc hoàn trả tiền vay, phù hợp với các điều khoản của hợp đồng tín dụng. Ngân hàng phải xác định mức độ rủi ro chấp nhận trong mỗi trường hợp, mức cho vay có thể chấp nhận và với mức độ rủi ro có thể xảy rạ
Khi xem xét cấp tín dụng cán bộ cần xem xét đầy đủ các yếu tố sau:
Uy tín (Caracter): Khái niệm về uy tín trong quan hệ tín dụng thì đó không chỉ là sự sẵn lòng trả nợ mà còn có ý nghĩa là phản ánh ý muốn kiên quyết trong việc thực hiện tất cả các giao ước trong hợp đồng tín dụng. Trong quan hệ tín dụng uy tín là tính trung thực khi thực hiện vay nợ và sẵn lòng hoàn trả các khoản nợ vaỵ Thông thường Ngân hàng đánh giá uy tín của khách hàng qua hồ sơ quá khứ, phỏng vấn người vay…
Năng lực vay nợ của khách hàng (Capacity): Ngân hàng phải chắc rằng khách hàng đang giao dịch có thẩm quyền để yêu cầu một khoản vay và tư cách pháp lí, tư cách thể nhân hoặc pháp nhân của khách hàng để kí kết hợp đồng tín dụng. Đặc điểm này của khách hàng được gọi là năng lực vay tiền.
Các điều kiện kinh tế xã hội (Conditions): Cán bộ tín dụng và các nhà phân tích tín dụng phải có nhận thức về những xu hướng thị trường về mặt hàng sản xuất, ngành nghề của người vay và những điều kiện kinh tế đang thay đổi ảnh hưởng như thế nào đến khoản vaỵ Một khoản vay có vẻ tốt trên giấy tờ nhưng doanh thu và lợi nhuận cơ thể bị giảm sút trong thời kì có lạm phát do suy thoái kinh tế hoặc do lãi suất caọ Để đánh giá ngành và những điều kiện kinh tế, phần lớn các Ngân hàng xúc tiến việc thu thập các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau liên quan đến tình trạng kinh doanh của một số khách hàng thể hiện vay trò đại diện trong ngành.
Vốn tự có của khách hàng (Capital): Khách hàng vay vốn cần phải có đủ mức vốn thích hợp để tham gia cùng với vốn vay Ngân hàng. Mức vốn này dùng để bù đấp những rủi ro thua lỗ có thể xảy rạ Nếu vốn tự có của khách hàng tham gia càng lớn, điều đó làm cho khách hàng quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu vay vốn làm cho dự án sinh lời đúng theo kế hoạch.
Tài sản thế chấp và cầm cố (Collateral): Để đánh giá khía cạnh đảm bảo cho một khoản vay, các Ngân hàng phải hỏi: Người vay có nắm giữ đủ vốn ròng hoặc có đủ tài sản riêng để cung cấp sự hậu thuẫn đầy đủ cho khoản vaỵ
5.2.3 Tiếp tục phân loại khách hàng một cách chặc chẽ theo đúng quy định của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam: của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam:
Ở Việt Nam hiện nay, trong xu thế cạnh tranh và hội nhập tạo nên thời cơ và thách thức mới đối với hệ thống Ngân hàng thương mạị Nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, giảm bớt tỉ lệ nợ quá hạn hiện nay Ngân hàng cần thận trọng, am hiễu rõ khách hàng của mình là người đang kinh doanh như thế nàọ Vì vậy, việc phân tích tài chính xếp loại doanh nghiệp là kĩ thuật nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động tín dụng Ngân hàng và đóng vai trò quan trọng trọng việc quyết định chất lượng tín dụng Ngân hàng, cho phép Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng, và xây dựng chính sách tín dụng hợp lí hơn.
Theo “Quy định tạm thời tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam” số 192/NHNo-TD ngày 07/5/2004, khách hàng được
xếp loại tín dụng theo 03 loại có thứ hạn từ cao xuống thấp, có kí hiệu như sau: A, B, C. Nếu khách hàng đạt được sự tín nhiệm tín dụng cao thì sẽ được hưởng một số quyền lợi cụ thể trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng..Cụ thể như sau:
Khách hàng xếp loại A: Là điều kiện “cần” để xem xét:
- Cho vay, bảo lãnh không có bảo đảm bằng tài sản toàn bộhay một phần vốn vaỵ
- Áp dụng mức lãi suất cho vay, phí dịch vụ…ưu đãị Khách hàng xếp loại B:
- Bắt buộc phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. - Có thể được xem xét hưởng một phần ưu đãi mức lãi suất cho vay, phí dịch vụ.
Khách hàng xếp loại C:
- Không đuợc tăng dư nợ, hạn chế cho vay trực tiếp hoặc phải giảm thấp dần dư nợ.
- Bắt buộc phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. - Không được hưởng mức lãi suất cho vay, phí dịch vụ ưu đãi theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Trong những năm tới nếu Ngân hàng thực hiện theo đúng quy định phân loại khách hàng của NHNo Việt Nam và áp dụng những quyền lợi mà khách hàng được hưởng sẽ góp phần làm giảm rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.
5.2.4 Biên pháp huy động vốn:
Tiếp tục thực hiện thu chi tiền gửi tại nhà khi khách hàng lớn có yêu cầụ
Mở bàn tiết kiệm riêng để phỏng vấn khách hàng nhanh hơn. Quan tâm hơn nữa trong việc hướng dẫn và chăm sóc khách hàng. Nâng cao tính chuyên nghiệp cho nhân viên giao dịch.
Quan hệ với đài truyền thanh huyện để quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu đến khách hàng các hình thức huy động vốn của Ngân hàng.
Nâng cao năng lực hoạt động của BQL tổ LDTK&VV.
Tiếp tục phát huy, mở rộng hình thức huy động vốn truyền thống như huy động qua tiền gửi tiết kiệm, phát hành kì phiếu, tiền gửi có kì hạn…
5.2.5 Biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay:
Đẩy mạnh công tác cho vay qua mô hình tổ liên doanh vay vốn. Ta thấy trong những năm qua cho vay qua tổ nhóm chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay nhưng dư nợ quá hạn đối với hình thức vay vốn này lại khá caọ Trong thời gian tới Ngân hàng cần phải cũng cố tổ LDTKVV để thực hiện mục tiêu của Ngân hàng là tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng.
Phải kết hợp chặc chẽ với chính quyền địa phương các cấp, đầu tư vốn tín dụng phải dựa vào các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.
Nâng cao trình độ của BQL tổ LDTK&VV tránh mất thời gian của cả cán bộ tín dụng và khách hàng. Trong thời gian qua một số BQL tổ hoạt động chưa thật sự hiệu quả, có không ít trường hợp BQL tổ làm hồ sơ vay vốn cho tổ viên không đúng quy định của Ngân hàng làm người vay phải chờ đợi khá lâu vì phải làm lại hay chỉnh sửa hồ sơ vay vốn. Do đó, một số lượng không nhỏ khách hàng đã chuyển sang vay vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân mặc dù lãi suất có cao hơn của Ngân hàng nhưng thủ tục đơn giản người vay nhanh chóng nhận tiền vay đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà con. Trong thời gian tới Ngân hàng cần chú ý đến khâu này để không đánh mất khách hàng hiện tại đồng thời lôi kéo lại lượng khách hàng cũ.
Tiến hành kiểm tra khảo sát thực tế từng địa bàn xã để xem xét đánh giá mọi khả năng đầu tư vốn trong tương lai và có thể dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng.
Tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý được món vay, thu nợ, thu lãi đúng hạn nhằm hạn chế nợ xấu gia tăng làm
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Tăng cường công tác thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ tồn đọng, để tăng quỹ thu nhập của đơn vị và làm trong sạch mặt bằng dư nợ
5.2.6 Chính sách nhân sự:
Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong quá trình hội nhập. Trong lĩnh vực Ngân hàng yếu tố con người là yếu tố quan trọng cần được chú ý bồi dưỡng đào tạọ Một Ngân hàng dù có nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại mà không có một đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, nắm vững công nghệ, quản trị được rủi ro thì cũng không thể tồn tại trong cơ chế thị trường. Vì vậy, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đến chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua việc hoàn thiện về:
Tuyển dụng.
Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.