Tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng NNoPTNT Châu Thành Tiền Giang (Trang 30 - 44)

4.1.1.1 Quy mô nguồn vốn của ngân hàng

Có thể nói, quy mô nguồn vốn như là tấm đệm để đảm bảo cho mỗi ngân hàng có khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng cũng như những rủi ro của môi trường kinh doanh. Nguồn vốn của các ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng chống đỡ cao hơn với những “cú sốc” của môi trường kinh doanh. Điều này ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều biến động khôn lường, khi sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng gia tăng trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay những rủi ro bất ngờ luôn tìm ẩn. Nguồn vốn này còn ảnh hưởng đến mức độ đầu tư cho lĩnh vực công nghệ, ứng dụng thành tựu tin học vào hoạt động ngân hàng, thu hút nguồn lao động có chất lượng caọ.v.v..

Ngân hàng NNo&PTNT huyện Châu Thành có tình hình nguồn vốn như sau: Bảng 4.1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN 2006 - 2008 CỦA NGÂN HÀNG ĐVT: Triệu đồng Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Vốn huy động 182.064 240.533 328.938 32,1 36,75 Vốn điều chuyển 168.748 157.420 125.409 - 6,7 -20,33 Nguồn vốn địa phương 161.134 214.660 285.722 33,2 33,1 Tổng nguồn vốn 511.946 612.613 740.069 19,66 20,8 Nguồn: Tích lũy số liệu - Phòng Tín Dụng TỔNG NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG 511.946 612.613 740.069 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 2006 2007 2008 Năm T ri u đ ng Tổng nguồn vốn Vốn huy động Vốn điều chuyển Vốn địa phương Hình 4.1 TỔNG NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng mạnh qua 3 năm. Tổng nguồn vốn hoạt động năm 2007 đạt 612.613 triệu đồng tăng 19,66% so với năm 2006; sang năm 2008 tổng nguồn vốn đạt 740.069 triệu đồng tăng 20,8% so

với năm 2007. Vậy nguyên nhân khiến tổng nguồn vốn tăng mạnh là gì? Để trả lời câu hỏi này ta sẽ đi xem xét từng khoản mục trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

- Vốn huy động: đây được xem là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Tỷ trọng của nguồn vốn này tăng từ trên 35% vào năm 2006 và xấp xỉ 45% vào năm 2008 trong tổng nguồn vốn của ngân hàng). Vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh qua các năm. Vốn huy động năm 2007 đạt 240.533 triệu đồng tăng trên 32% so với năm 2006; sang năm 2008 vốn huy động đạt 328.938 triệu đồng tăng 36,75% so với năm 2007. Nguồn vốn huy động tăng cao qua các năm và vượt kế hoạch được giao là do Ngân hàng đã đa dạng hóa các loại tiền gửi với nhiều kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn, đồng thời chú trọng hơn trong việc chăm sóc khách hàng, có chiến lược huy động vốn nông thôn, thực hiện các hình thức quảng bá, khuyến mãi, đi tiếp cận vận động và thu tiền gửi lưu động của các hộ có thu nhập bất thường. Bảng 4.2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐVT: Triệu đồng Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

- TGTK của dân cư 156.333 205.641 260.618 31,54 26,7

+ Không kỳ hạn 3.218 3.521 4.938 9,41 40,2

+ Có kỳ hạn 153.115 202.120 251.528 32 24,4

- Tiền gửi của TCKT 25.731 34.892 68.320 35,6 95,8

Tổng vốn huy động 182.064 240.533 328.938 32,1 36,75

Nguồn: Tích lũy số liệu - Phòng Tín Dụng

Vốn huy động của ngân hàng bao gồm tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế trong đó tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%/năm) và tăng qua các năm. Năm 2007, tiền gửi tiết kiệm đạt 205.641 triệu

đồng tăng 31,54% so với năm 2006, sang năm 2008 tiền gửi tiết kiệm đạt 260.618 triệu đồng tăng 26,7% so với năm 2007. Tiền gửi tiết kiệm tăng là do đời sống của người dân từng bước nâng lên, thu nhập được cải thiện, hoạt động của ngân hàng tạo được lòng tin của người dân nên khiến họ hoàn toàn an tâm gửi tiền vào ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng cũng đưa ra các kỳ hạn huy động rất linh hoạt như kỳ hạn tuần, tháng để người dân lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình và có thể được rút tiền trước thời hạn khi có việc cần nhưng vẫn được hưởng theo lãi suất không kỳ hạn. Tuy nhiên tốc độ tăng của khoản TGTK 2008 so với 2007 không bằng 2007 so với 2006 khoản gần 5%. Nguyên nhân của việc này là do năm 2008 huyện Châu Thành có nhiều yếu tố bất lợi về kinh tế, về điều kiện thời tiết, dịch bệnh…làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân như:

- Tình hình giá cả thị trường tăng mạnh nhất là trong chín tháng đầu năm, giá các mặt hàng tăng cao như sắt thép, xăng dầu, phân bón…

- Gía lương thực, thực phẩm tăng cao kéo theo sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng quan trọng khác.

- Dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu không có biện pháp phòng ngừạ

- Dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá… là những yếu tố bất lợi khiến thu nhập của người nông dân có phần giảm sút

Bên cạnh tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của tổ chức kinh tế trong ba năm qua cũng biến động mạnh. Năm 2007 ngân hàng huy động được 34.892 triệu đồng tăng 35,6% so với năm 2006, năm 2008 là 68.320 triệu đồng tăng 95,8% so với năm 2007, nguyên nhân của sự gia tăng này là do một số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên có một số vốn tạm thời chưa cần sử dụng đã gửi vào ngân hàng, mặt khác do ngân hàng sử dụng hình thức chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử nhanh chóng, kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, rất thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, nhiều doanh nghiệp thấy được lợi ích này nên đến Ngân hàng để mở tài khoản thanh toán làm cho loại hình tiền gửi này tăng lên.

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm

TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

TG của dân cư TG của các TCKT Tổng VHĐ

Hình 4.2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

- Vốn điều chuyển: Vốn điều chuyển có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2007, vốn điều chuyển đạt 157.420 triệu đồng giảm 6,7% so với năm 2006; sang năm 2008 vốn điều chuyển đạt 125.409 triệu đồng giảm 20,33% so với năm 2007. Vốn điều chuyển giảm là do vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng nên ngân hàng có đủ vốn để kinh doanh nên không cần điều chuyển nhiều vốn từ Hội sở.

- Sử dụng nguồn vốn địa phương:đây là nguồn vốn được cấp từ Hội sở khi thành lập chi nhánh và có xu hướng tăng qua các năm. Nguồn vốn địa phương năm 2007 đạt 214.660 triệu đồng tăng 33,2% so với năm 2006; sang năm 2008 đạt 285.722 triệu đồng tăng 33,1% so với năm 2007.Tốc độ tăng của nguồn vốn địa phương năm 2008 so năm 2007 có giảm hơn so với cùng kỳ, tuy nhiên không đáng kể, mặt dù năm 2008 kinh tế có nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng vẫn giữ được tốc độ tăng nguồn vốn địa phương là điều đáng mừng, cho thấy trong những năm qua ngân hàng kinh doanh có hiệu quả làm cho lợi nhuận giữ lại của ngân hàng tăng.

CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Hình 4.3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM

Tóm lại, tổng nguồn vốn tăng mạnh chủ yếu là do vốn huy động tăng nhanh. Qua đó cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm qua là tốt, nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước, tập trung chủ yếu vào tiền gửi dân cư, mặc dù tốc độ tăng có chậm lại do năm 2008 có nhiều biến động về lãi suất nên người dân đã hạn chế các khoản tiền gửi có kỳ hạn nhưng các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trong khi các khoản tiền gửi không kỳ hạn tăng nhưng tốc độ tăng không bằng. Vốn huy động tăng cao là một tín hiệu đáng mừng và một lợi thế cho ngân hàng trong giai đoạn cạnh tranh hiện naỵ(Trong đó, nguồn vốn huy động nội tệ chiếm 99,37%; nguồn vốn huy động ngoại tệ chiếm 0,63%, tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ giảm 0,26% so với năm 2007), tuy nhiên vấn đề đặt ra là ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để vừa đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng vừa có khả năng hoàn trả đúng hạn cho khách hàng (vốn và lãi) khi đến hạn.

* Thị phần huy động vốn: Trong năm 2008 với sự xuất hiện của nhiều Ngân hàng cổ phần tại tỉnh Long An (giáp huyện Châu Thành) và thành phố Mỹ Tho, thị phần huy động vốn trên địa bàn đã bị chia xẻ so với năm trước nhưng tại ngân hàng cơ sở đã tích cực vận động khách hàng mới, giữ vững khách hàng cũ, hơn nữa trong năm lãi suất thay đổi kịp thời nên thị phần vốn huy động của Ngân hàng Châu Thành vẫn chiếm tỷ lệ cao là 90,18% thị phần huy động vốn trên địa bàn so với năm 2007 tăng 4,81%.

4.1.1.2 Chất lượng tài sản có

Khi đánh giá chất lượng tài sản Có ở đây chủ yếu tập trung vào đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng bởi đây là sản phẩm mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Thông qua một số chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn… ta có thể đánh giá một cách khái quát hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng qua ba năm.

Bảng 4.3: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NNo & PTNT CHÂU THÀNH

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007- 2006(%) So sánh 2008- 2007(%) 1. Tổng dư nợ (DN) Triệu đồng 340.252 379.539 438.294 11,54 15,48 2. Nợ quá hạn Triệu đồng 6.659 9.111 28.414 36,82 211,86 3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 382.844 976.816 532.271 155,14 - 45,51 4. Doanh số cho vay Triệu đồng 406.084 1.063.918 576.138 161,99 - 45,84 5. Vốn huy động Triệu đồng 182.064 240.533 328.938 32,11 36,75 6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 331.137 359.466 401.036 8,55 11,56 7. Tổng DN / Vốn huy động Lần 1,86 1,58 1,33 - 15,05 - 15,82 8. Nợ QH / Tổng DN % 1,95 2,4 6,48 20,07 170 9. Hệ số thu nợ (3)/(4) % 94,27 91,81 92,38 - 2,61 0,62 10.Vòng quay vốn tín dụng (3)/(6) Vòng 1,2 2,7 1,3 125 - 51,85 Nguồn: Tích lũy số liệu- Phòng Tín Dụng

- Tổng dư nợ trên vốn huy động:

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả

năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Nhìn chung, trong ba năm ngân hàng khai thác rất tốt nguồn vốn huy động trong cho vay, cụ thể chỉ tiêu này trong ba năm đều lớn hơn 1. Năm 2006 bình quân cứ 1,86 đồngdư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia; năm 2007 là 1,58 và năm 2008 là 1,33; điều đó cho thấy nguồn vốn huy động được ngân hàng sử dụng triệt để và có hiệu quả. Làm được những điều đó là nhờ vào:

+ Nguồn vốn nội tệ tăng trưởng cao đã tạo lập nguồn vốn ổn định để mở rộng hoạt động kinh doanh, thực hiện tốt vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính ở nông thôn.

+ Có sự chuyển dịch đầu tư mở rộng cho vay năm loại hình doanh nghiệp, tổng dư nợ đến cuối năm 2008 là 438.294 triệu đồng tăng 104,96% .

+ Toàn thể đội ngũ nhân viên, nhất là cán bộ tín dụng (CBTD) đã cập nhật kịp thời các sản phẩm tiền gửi, lãi suất huy động để tư vấn và vận động khách hàng, thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vốn cho vay hộ nông dân, các doanh nghiệp thu mua lương thực, dịch vụ và chế biến lương thực.

- Nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng, cũng như khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, giúp ta đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Qua số liệu thực tế, ta thấy chỉ số này liên tục tăng qua các năm. Năm 2006 tỷ lệ này là 1,95% sang năm 2007 là 2,4% và tiếp tục tăng cao trong năm 2008 là 6,48%. Tổng nợ xấu là 28.414 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 6,48% trên tổng dư nợ, tăng 19.303 triệu đồng; tốc độ tăng là 211,86% so với năm 2007 và tăng 2,98% so kế hoạch của ngân hàng NNo&PTNT Tỉnh giao là 3,5%. Nợ xấu tăng cao ở dư nợ cho vay ngoại tệ 980.061 USD tương đương 16.638 triệu đồng của DNTN Phước Thành II đến hạn trả nợ nhưng không trả được, phải gia hạn đến hai lần. Bên cạnh đó, nợ xấu doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 17.013 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 29,93% trên tổng dư nợ cho vay các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh. Nợ xấu hộ gia đình, cá thể 11.411 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,3% trong tổng dư nợ cho vay hộ gia đình cá thể. Đây cũng là một đặc thù của hệ thống ngân hàng NNo&PTNT các khoản nợ xấu khá cao do đối tượng khách hàng chủ yếu là người nông dân với thu nhập thấp, bấp bênh và phụ thuộc nhiều yếu tố của thiên nhiên, dịch bệnh, giá cả cũng như sự tăng giảm nhu cầu của thị trường.

- Hệ số thu nợ:

Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng, cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, cho biết số tiền ngân hàng thu được từ một đồng doanh số cho vaỵ Hệ số thu nợ của ngân hàng qua các năm có sự biến động nhưng nhìn chung đó là những biến động nhỏ và hệ số thu nợ của ngân hàng luôn được giữ ở mức khá cao, cụ thể năm 2006 hệ số thu nợ của ngân hàng đạt 94,27%, năm 2007 là 91,81% và năm 2008 là 92,38%. Nguyên nhân khiến hệ số thu nợ năm 2007 giảm xuống so với năm 2006 là do năm 2007 ngân hàng đẩy mạnh việc cho vay khiến doanh số cho vay năm 2007 tăng rất cao khoảng 162% so với năm 2006. Công tác thu hồi nợ của cán bộ ngân hàng cũng có nhiều khó khăn do khách hàng đa số là nhỏ lẻ với các khoản vay có giá trị thấp để phục vụ sản xuất của hộ gia đình, cá thể. Mặc dù vậy, từng CBTD luôn có kế hoạch đánh giá khả năng thu hồi nợ trước cho vay, khảo sát trong cho vay, đôn đốc các khoản vay quá hạn, nhắc nhở hạn trả nợ cho khách hàng nên nhìn chung, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng ở mức khá tốt, trong 100 đồng doanh số cho vay ngân hàng thu được trên 91 đồng. Tuy nhiên để hoạt động tín dụng luôn được duy trì và phát triển đòi hỏi ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa, có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay đi đôi với tăng cường công tác thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của ngân hàng được đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.

- Vòng quay vốn tín dụng:

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Qua bảng số liệu, ta thấy vòng quay vốn tín dụng ngân hàng có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự tăng sau đó lại

giảm. Cụ thể, năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 1,2 vòng qua năm 2007 tăng lên 2,7 vòng và giảm xuống 1,3 vòng trong năm 2008. Ngân hàng đã có những biện pháp hữu hiệu như gọi điện thoại đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, ngoài ra việc thẩm định hồ sơ vay vốn khách hàng một cách chặt chẻ, đảm bảo khách

Một phần của tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng NNoPTNT Châu Thành Tiền Giang (Trang 30 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)