Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong quá trình hội nhập. Trong lĩnh vực Ngân hàng yếu tố con người là yếu tố quan trọng cần được chú ý bồi dưỡng đào tạọ Một Ngân hàng dù có nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại mà không có một đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, nắm vững công nghệ, quản trị được rủi ro thì cũng không thể tồn tại trong cơ chế thị trường. Vì vậy, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đến chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua việc hoàn thiện về:
Tuyển dụng.
Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Lựa chọn và phân hạng nhân lực. Chức danh.
Tiền lương và chế độ khen thưởng, khuyến khích… Nâng cao kĩ năng cho cán bộ lãnh đạọ
Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, có khả năng quản trị công nghệ hiện đại và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Cán bộ tín dụng tự học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, thường xuyên bám sát địa bàn, nắm bắt thông tin kịp thời trong công tác cho vay cũng như huy động vốn, tự hoàn thiện phong cách giao tiếp, tạo sự gần gũi gắn bó với chính quyền địa phương để tranh thủ sự hỗ trợ tích cực trong công tác địa bàn.
5.2.7 Chính sách khách hàng:
Một mặt Ngân hàng cần duy trì cũng cố mối quan hệ với khách hàng sẵn có, mặt khác cần có biện pháp thu hút khách hàng mới theo hướng tập trung vào nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, trang trại, hộ nông dân có nhu cầu vay vốn. Để thực hiện tốt phương án trên Ngân hàng cần
chuyên nghiệp hóa hơn nữa trong việc xây dựng chính sách khách hàng, đồng thời tăng cường sáng tạo ra các sản phẩm mới, hiện đại và đơn giản hóa quy trình, thời gian cung ứng sản phẩm, nâng cao tính chính xác, tiện ích của sản phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng. Thực hiện cải tiến lề lối làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, coi đây là giải pháp hàng đầu trong chiến lược cạnh tranh khách hàng.
5.2.8 Chính sách công nghệ:
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến theo hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hiện đại hoá đồng bộ hệ thống công nghệ Ngân hàng trong nội bộ, có tính liên kết cao trong toàn hệ thống với mục tiêu mở rộng khả năng cung ứng, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
Hoàn thiện và chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ và quản lí nghiệp vụ dựa trên sự tương hỗ mật thiết giữa hệ thống công nghệ - mô hình tổ chức - cơ chế điều hành các đơn vị phòng ban.
5.2.9 Chính sách Marketing:
Ngân hàng cần tập trung nghiên cứu thấu đáo thị trường làm sáng tỏ nhu cầu hiện tại và tiềm năng của thị trường trong tương lai để từ đó lựa chọn những cấu phần thị trường cụ thể, hợp lí. Trên cơ sở đó phát triển và mở rộng các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cần đề xuất những phương án khả thi cao khi đưa các dịch vụ mới vào thực tế thông qua việc nghiên cứu các dịch vụ đó ở khâu tiêu thụ. Công tác tiếp thị phải được quan tâm đúng mức, quảng cáo các thể thức tiền gửi đến tận nông thôn thông qua Ban quản lý và phát triển tín dụng xã, tổ lưu động tiết kiệm vay vốn, CBTD phụ trách địa bàn.
CHƯƠNG 6 ♣*♣
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận
Trong những năm qua NHNo&PTNT Châu Thành đã có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện nhà, đã cung cấp một lượng vốn rất lớn cho nhân dân trong huyện. Ngân hàng đã góp phần đưa nền kinh tế nông thôn chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống người dân, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi trong nông thôn.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, Ngân hàng đã thực hiện chức năng đi vay để cho vay, tức là huy động vốn để cho vaỵ Nhìn chung, vốn huy động qua 3 năm của Ngân hàng đều tăng, năm 2008 là 328.938 triệu đồng chiếm tỉ trọng 44,45%. Mặc dù tỉ trọng vốn huy động / tổng nguồn vốn đã tăng nhưng việc điều chuyển vốn từ cấp trên là điều không thể tránh khỏi do tình trạng thiếu vốn của ngân hàng. Tuy nhiên tình trạng thiếu vốn cũng đã được cải thiện rõ rệch, cụ thể năm 2008 số vốn điều chuyển giảm còn 125.429 triệu đồng, chiếm 16,94%. Do đó, Ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư bằng nhiều hình thức với nhiều mức lãi suất hấp dẫn, đặc biệt cần chú trọng đến vai trò hết sức to lớn của tổ lưu động tiết kiệm và vay vốn trong công tác huy động vốn.
Nhìn chung, doanh số cho vay qua 3 năm 2006 -2008 của Ngân hàng đều tăng. Điều này là một tín hiệu đáng phấn khởi trong hoạt động tín dụng của ngân hàng NNo&PTNT Châu Thành - Tiền Giang. Riêng năm 2007 có doanh số cho vay tăng cao bất thường là do có tháng thứ 13.
Song song với vấn đề đầu tư tín dụng là vấn đề thu nợ. Doanh sơ thu nợ qua 3 năm của Ngân hàng cũng tăng, cụ thể năm 2006 là 382.844 triệu đến năm 2008 là 532.271 triệụ Điều này thể hiện rõ sự nỗ lực trong công tác thu nợ của cán bộ tín dụng cùng với ý thức trả nợ của người dân.
Doanh số cho vay, doanh số thu nợ tác động đến tình hình dư nợ tại Ngân hàng, qua việc phân tích số liệu ta thấy dư nợ tại Ngân hàng qua 3 năm đều tăng, cụ thể năm 2007 đạt 379.539 triệu đến năm 2008 là 438.294 triệu đồng
Bên cạnh đó, điều đáng quan tâm trong công tác tín dụng của NHNo&PTNT Châu Thành trong 3 năm qua là nợ quá hạn qua 3 năm cũng tăng song song với việc gia tăng doanh số cho vay và tăng cao nhất vào năm 2008. Cụ thể năm 2006 nợ quá hạn là 6.659 triệu, năm 2007 là 9.111 triệu và năm 2008 là 28.414 triệu đồng. Tỉ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ trong 3 năm 2006 - 2008 cũng tăng. Cụ thể năm 2008 tỉ lệ này tăng cao đến 6,84%. Nhưng đây cũng chỉ là con số nhất thời do doanh nghiệp tạm thời gặp khó khăn trong việc xuất khẩu gạo và đặc biệt đây là một doanh nghiệp có uy tín, là khách hàng lớn của ngân hàng trong một thời gian dàị Trong thời gian tới NHNo&PTNT Châu Thành cần tích cực hơn nữa trong công tác quản lí nợ vay, thu hồi nợ đến hạn, hạn chế nợ quá hạn đến múc thấp nhất góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
6.2 Kiến nghị