Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát vay vốn:

Một phần của tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng NNoPTNT Châu Thành Tiền Giang (Trang 59 - 61)

Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Tiếp tục tăng cường công tác huy động vốn, mỗi CBTD xây dựng đề án huy động vốn nông thôn, chú trọng từ khâu tiếp cận, tuyên truyền, chọn hộ huy động, vùng huy động. Duy trì tổ huy động vốn đi thu tiền lưu động khi khách hàng có nhu cầụ Tổ chức hội nghị khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để huy động vốn và tăng nguồn thu dịch vụ ngân hàng.

- Nội dung kiểm tra như sau:

+ Kiểm tra trước khi cho vay: là việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng trước khi cho vaỵ Thẩm dịnh là khâu quan trọng trong hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức, sự hiểu biết nhất định về mọi lĩnh vực, đồng thời phải đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầụ Có như thế việc thẩm định, báo cáo thẩm định mới thực tế và khách quan.

+ Kiểm tra trong khi cho vay: là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các yếu tố chứng từ; sự khớp đúng giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trên giấy đề nghị vay vốn…

+ Kiểm tra sau khi cho vay:

- Kiểm tra sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng. - Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án.

- Kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vaỵ

* Trong giai đoạn này Ngân hàng có thể thực hiện một số công việc sau để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng:

+ Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Phần lớn quá trình sản xuất kinh doanh của người dân là tự phát nên đầu ra của sản phẩm còn bấp bênh, giá cả không ổn định. Vì vậy, Ngân hàng nên tư vấn cho các doanh nghiệp và nông dân có sự thoả thuận hợp đồng bao tiêu sản phẩm để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của người nông dân và góp phần giảm rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

+ Từ trước đến nay người dân thường sản xuất theo kinh nghiệm lạc hậu nên năng suất, sản lượng không caọ Do đó, Ngân hàng có thế kết hợp với trung tâm khuyến nông huyện tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp cận và áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Nhưng do trình độ dân trí của người dân còn thấp nên Ngân hàng cần tư vấn cho hộ khi xuống địa bàn hướng dẫn và thẩm dịnh đối tượng cần vay vốn. Có như thế mới đem lại lới ích cho người dân cũng như bản thân Ngân hàng.

+ Về bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp: nhìn chung, bảo hiểm sản xuất chưa đến được đồng ruộng, do đó khi gặp những rủi ro như thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… thu nhập của bà con sẽ bị ảnh hưởng nên việc thu nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, Ngân hàng nên kết hợp với công ty bảo hiểm cây trồng vật nuôi tổ chức cho bà con tham gia bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng NNoPTNT Châu Thành Tiền Giang (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)