- Điều kiện kinh tế xã hội:
c. Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
Triết học Mác không chỉ là lý luận khoa học phản ánh bản chất, quy luật của sự vận động, phát triển của thế giới, mà quan trọng hơn, đó là học thuyết nhằm mục đích cải tạo thế giới. Vì vậy, sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của triết học Mác.
Trong lịch sử, các hệ thống triết học trước C.Mác, kể cả các hệ thống triết học tiến bộ, đều chưa thấy vai trị thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý, chưa nhận thức hết ý nghĩa thực tiễn cao nhất của triết học là hướng đến phát triển xã hội và giải phóng con người. Vì vậy, tách rời giữa lý luận và thực tiễn là đặc điểm vốn có trong lịch sử triết học trước C.Mác.
Chỉ khi triết học Mác ra đời, vai trò thực tiễn và sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn mới được xem là một nguyên tắc căn bản, chi phối mọi hoạt động. C.Mác viết: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc – là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ khơng được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan”. “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan khơng, hồn tồn khơng phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình. Sự tranh cãi về tính hiện thực hay tính khơng hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn, là một vấn đề kinh viện thuần túy”. “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”. Đó là biểu hiện của tính hiện thực, tính thực tiễn vơ cùng sâu sắc trong triết học Mác – Lênin.