II. VAI TRÒ THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC.
3. Nhà khoa học không thể thiếu phương pháp luận triết học sáng suốt dẫn đường.
Những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đạt được đã buộc nó chuyển sang lĩnh vực lý luận- lĩnh vực triết học (vật lý lý thuyết ra đời); buộc nó phải vận dụng tư duy lý luận và các nhà khoa học tự nhiên dù muốn hay không cũng phải tiến tới các kết luận chung về lý luận (triết học). A.Anhxtanh viết: “Các khái quát của triết học cần phải dựa trên các kết quả khoa học. Tuy nhiên, mỗi khi đã xuất hiện và được truyền bá rộng rãi, chúng thường ảnh hưởng đến sự phát triển của tư tưởng khoa học khi chúng chỉ ra một trong rất nhiều phương hướng phát triển có thể có”. Các nhà khoa học tự nhiên xuất sắc, đặc biệt là những nhà vật lý đều là những nhà triết học xuất xắc- thực tế lịch sử triết học đã chứng minh
Các nhà khoa học tự nhiên dù có thái độ thế nào đi nữa, họ cũng vẫn bị triết học chi phối. Kinh miệt phép biện chứng duy vật không thể không bị trừng phạt. V.I.Lênin cho rằng: Coi thường triết học, coi thường quy luật, coi thường lôgic khách quan… không tránh khỏi sai lầm trong bản thân lĩnh vực chuyên sâu. Ph.Ăngghen viết: “Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nơ lệ của những tàn tích thơng tục hóa, tồi tệ nhất của triết học”; “một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì khơng thể khơng có tư duy lý luận” và để hoàn thiện năng lực tư duy lý luận, khơng có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước.
Một quan niệm vừa biện chứng, vừa duy vật về tự nhiên địi hỏi người ta phải thơng thạo toán học và khoa học tự nhiên. Triết học khơng có quyền được tồn tại đơn độc. Nó thu thập các tài liệu của mình trong các ngành khác nhau của khoa học thực chứng. Sự liên minh giữa khoa học tự nhiên và các nhà triết học duy vật biện chứng là một yêu cầu cấp bách, đồng thời là một tất yếu lịch sử của thời đại.
CHƯƠNG IV
VAI TRỊ CỦA KHOA HỌC CƠNG NGHỆTRONG SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TRONG SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI