Khoa học với tính cách là một hính thái ý thức xã hộ

Một phần của tài liệu TRIẾT học NÂNG CAO (tài LIỆU GIÀNH CHO các lớp CAO học KHÔNG CHUYÊN TRIẾT) (Trang 81 - 83)

Ý thức khoa học vừa là một hình thái ý thức xã hội vừa là một hiện tượng xã hội đặc biệt, xem xét nó như một hình thái ý thức xã hội khơng được tách rời xem xét nó như là một hiện tượng xã hội.

Ý thức khoa là hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng lơgic trìu tượng về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Đối tượng phản ánh của ý thức khoa học bao quát mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là một trong những khác biệt giữa ý thức khoa học với các hình thái ý thức xã hội khác.

- Khoa học với tích cách là hệ thống tri thức.

Khoa học là một hệ thống tri thức chân thực phản ánh dưới dạng trìu tượng và khái qt những thuộc tính, những quy luật vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Khoa học với tích cách là hệ thống tri thức có những đặc trưng bản chất:

+ Đối tượng của khoa học là các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là sự phản ánh thế giới chứ khơng phải là chính bản thân thế giới đó.

+ Hệ thống tri thức được coi là khoa học bao gồm toàn bộ những hiểu biết cụ thể và đa dạng của con người về thế giới đó. Đó là các khái niệm, các phạm trù, các quy luật được tập hợp theo một phương pháp chung, thống nhất thành một chỉnh thể.

+ Các tri thức khoa học phản ánh đúng đắn những hình thức vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy. Những tri thức ấy khái quát từ thực tiễn và luôn luôn được thực tiễn kiểm nghiệm tính chân thực của mình.

- Khoa học với tính cách là hoạt động xã hội.

+ Xét về nguồn gốc, các tri thức khoa học đều bắt nguồn từ trong quá trình lao động sản xuất và quá trình giao tiếp giữa người với người.

+ Xét về bản chất, các tri thực khoa học đều là sự phản ánh thực tại khách quan trong đầu óc con người, là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.

2. Các loại hình khoa học chủ yếu Phân loại khoa học chủ yếu Phân loại khoa

học

Xanh Ximông và Công tơ

Hai ông đã phân loại khoa học dựa trên nguyên tắc về sự phối hợp các khoa học với nhau. Từ đó, hai ơng đã xếp khoa học này cạnh khoa học khác thành một dãy có tính chất hình thức: Tốn học/ Cơ học/ Vật lý/ Hóa học/ Sinh học/ Xã hội học.

Heghen

Dựa theo nguyên tắc về sự chuyển hóa biện chứng đẵ sắp xếp các khoa học theo sự biến đổi từ đơn giản đến phức tạp. Từ đó, ơng chia các khoa học thành các lĩnh vực Cơ… Hóa… Thể hữu cơ (Các dấu… chỉ sự tương tác, chuyển hóa lẫn nhau ). Lưu ý, đây chỉ là sự chuyển hóa của “Ý niệm tuyệt đối”

Ph.Ăngghen

Dựa trên hai nguyên tắc để phân loại khoa học: nguyên tắc về tính khách quan và

nguyên tắc về sự phát triển. Xuất phát từ sự thống nhất hữu cơ của hai nguyên tắc trên,

Ph.Ăngghen đã phân loại khoa học theo các hình thức vận động của vật chất cũng như sự liên hệ giữa các hình thức vận động ấy. Theo Ph.Ăngghen: mỗi ngành nghiên cứu một hình thái vận động riêng biệt hoặc một số hình thái vận động liên hệ với nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Sự phân ngành khoa học – đó chính là sự phận loại bản thân các hình thái vận động quyết định. Từ đó, ơng đã đưa ra lược đồ phân loại các khoa học như sau: Cơ

học…Vật lý….Hóa học….Sinh học…Xã hội học.

Dựa vào các nguyên tắc của Ph.Ăngghen, B.M.Kedrốp đã xây dựng một bản phân loại các khoa học một cách chi tiết hơn. Sơ đồ của ông gồm:

Khoa học triết học Khoa học toán học

Khoa học tự nhiên và Khoa học kỹ thuật Khoa học xã hội

Khoa học hạ tầng cơ sở và Thượng tầng kiến trúc

Trong từng nhóm, B.M.Kedrốp lại tiếp tục phân chia các khoa học theo nguyên tắc của Ăngghen.

Khoa học tự nhiên và công nghệ gồm:

Cơ học và Cơ học thực nghiệm; Thiên văn học và Du hành vũ trụ; Vật lý thiên văn; Vật lý học; Hóa lý; Lý hóa và Lý kỹ thuật; Hóa học và khoa học quy trình hóa kỹ

thuật với luyện kim và Cơng nghiệp mỏ; Hóa địa chất; Địa chất học; Địa lý học; Hóa sinh học; Sinh học và Khoa học Nông nghiệp; Sinh lý học người và Y học; Nhân loại học.

Khoa học xã hội và nhân văn

Lịch sử; Khảo cổ học; Nhân chủng học; Địa lý kinh tế; Thống kê kinh tế- xã hội; Kinh tế chính trị học; Khoa học nhà nước và pháp quyền; Lịch sử nghệ thuật và giảng dạy nghệ thuật; Ngôn ngữ và Khoa học Sư phạm; Tâm lý học và các khoa học khác.

Khoa học xã hội và nhân văn ngày nay trực tiếp là dữ liệu khái quát của gần như tất cả các nhà triết học và hầu hết các trào lưu triết học. Triết học ngày nay gắn bó đặc biệt hữu cơ với khoa học xã hội và nhân văn và với các khoa học liên ngành và đa ngành.

Một phần của tài liệu TRIẾT học NÂNG CAO (tài LIỆU GIÀNH CHO các lớp CAO học KHÔNG CHUYÊN TRIẾT) (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w