III. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
a. Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận hình thái kinh tế xã hộ
Điểm xuất phát trong việc nghiên cứu xã hội của C.Mác là từ con người hiện thực tức là xuất phát từ đời sống hiện thực của họ.
Xuất phát từ đời sống hiện thực của con người, C.Mác đã đi đến xác định tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử đó là: “người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”. C.Mác cũng phát hiện ra, cái quy định hành vi lịch sử đầu tiên và cũng là động lực thúc đẩy con người hoạt động là nhu cầu và lợi ích. Nhu cầu của con người được hình thành một cách khách quan trong đời sống và rất đa dạng, phong phú như nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Nhu cầu là động lực bên trong thúc đẩy con người hoạt động. Hoạt động của con người thỏa mãn được nhu cầu này lại làm nẩy sinh nhu cầu khác. Việc không ngừng nẩy sinh nhu cầu mới là động lực thúc đẩy con người hoạt động, là động lực phát triển của xã hội.
Để tồn tại và phát triển, con người đã sản xuất ra của cải vật chất, của cải tinh thần, ra bản thân con người và các quan hệ xã hội. Các lĩnh vực sản xuất đó tồn tại khơng tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, là cái khác biệt căn bản giữa con người với động vật. C.Mác viết: “Bản thân
con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình”. Cho nên, xuất phát từ đời sống hiện thực của con người là xuất phát từ sản xuất ra của cải vật chất để di đến các mặt khác của đời sống xã hội, tìm ra các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội.
Từ sản xuất, C.Mác phát hiện hai mặt không tách rời nhau: một mặt là quan hệ giữa người với tự nhiên (lực lượng sản xuất), mặt khác là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (quan hệ sản xuất). C.Mác đã viết: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với tự nhiên. Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất, chỉ diễn ra trong khuôn khổ những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó”. Hai mặt đó thống nhất với nhau tạo thành phương thức sản xuất. Sự tác động qua lại một cách biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Từ nghiên cứu các quan hệ hình thành trong sản xuất, C.Mác đi đến nghiên cứu các mặt khác của đời sống xã hội như chính trị, pháp quyền, các hình thái ý thức xã hội… Trong các mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp và tác động qua lại một cách biện chứng. C.Mác đã phát hiện ra: cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội. Từ đó, cho thấy xã hội là một hệ thống, trong đó các mặt có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, làm cho xã hội vận động, phát triển theo các quy luật khách quan.
Trong khi chỉ ra xã hội vận động, phát triển theo các quy luật khách quan, triết học C.Mác đồng thời thừa nhận vai trò to lớn của nhân tố chủ quan. Lịch sử phát triển xã hội phải thơng qua hoạt động có mục đích của con người. Sự hoạt động của con người là sự thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan. Con người khơng thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật khách quan, nhưng có khả năng nhận thức và vận dụng trong hoạt động thực tiễn. Nhân tố chủ quan không làm thay đổi được xu hướng vận động, phát triển của xã hội nhưng có thể đẩy nhanh hoặc chậm sự phát triển xã hội; làm cho sự phát triển của xã hội mang hình thức này hay hình thức khác.
Như vậy, xuất phát từ sản xuất, C.Mác đã phân tích một cách khoa học mối quan hệ
lẫn nhau giữa các mặt trong đời sống xã hội và phát hiện ra các quy luật vận động, phát triển của xã hội. Từ đó, C.Mác đi đến khái quát khoa học về lý luận hình thái kinh tế - xã hội.