KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI.

Một phần của tài liệu TRIẾT học NÂNG CAO (tài LIỆU GIÀNH CHO các lớp CAO học KHÔNG CHUYÊN TRIẾT) (Trang 83 - 87)

1.Cách mạng khoa học- công nghệ.

- Cách mạng khoa học công nghệ trong lịch sử

Cách mạng khoa học kỹ thuật là sự biến đổi triệt để, về chất diễn ra trong hệ thống

lực lượng sản xuất hiện đại, bao quát mọi khiá cạnh của những quan hệ công nghệ và tiêu biểu trước hết ở chỗ kỹ thuật bước vào giai đoạn phát triển mới của mình là giai đoạn tự

động hóa.

Cách mạng khoa học và cơng nghệ có tác động mạnh mẽ tới q trình tồn cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này. Những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống mới, các phương pháp công nghệ hiện đại, các lý thuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển sự phân cơng, chun mơn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia. Nhờ đó, thương mại và trao đổi quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày một tăng.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chủ yếu dựa vào máy hơi nước, sắt và than. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai chủ yếu dựa vào máy chạy bằng nhiên liệu lỏng, điện và năng lượng nguyên tử và những vật liệu đặc biệt: kim loại không sắt, chất dẻo, sợi hóa chất, đặc biệt là dựa vào những thành tựu của lĩnh vực thông tin và phương thức quản lý mới. Với hai cuộc cách mạng này, hàm lượng vật chất (năng lượng, nguyên nhiên liệu, thiết bị máy móc, vốn và lao động) vẫn chiếm phần lớn trong một sản phẩm. Cuộc cách

mạng khoa học – công nghệ lần thứ ba, hàm lượng vật chất trong các sản phẩm ngày càng giảm, hiện nay chỉ cịn chiếm tỷ lệ bình qn từ 25 – 30% trong một sản phẩm, phần còn lại là hàm lượng tri thức. Đặc điểm này cũng thể hiện tính tồn cầu, tính quốc tế hóa của hoạt động lao động sản xuất ngày càng cao

- Một số thành tựu tiêu biểu của cách mạng khoa học- công nghệ

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ lần thứ ba gắn với sự ra đời của những công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sinh học, thơng tin, tự động hóa, vật liệu mới và năng lực.

Trong lĩnh vực sinh học, việc khám phá ra cấu trúc ADN, hiểu biết được mật mã của sự sống là một bước ngoặt trong lịch sử sinh học. Với những kỹ thuật về di truyền học, về gien và nuôi cấy tế bào, nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi và nguồn dinh dưỡng mới được tạo ra, góp phần nâng cao năng suốt nông nghiệp, tạo ra lương thực và thực phẩm dồi dào cho con người sử dụng và trao đổi. Trong vòng ba thập kỷ, sản xuất lương thực thế giới tăng trên 100% trong khi dân số tăng trên 60%.

Lĩnh vực Tin học và Công nghệ thông tin chứng kiến những tiến bộ phi thường, đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy xu thế tồn cầu hóa. Với hệ thống các phương tiện và kỹ thuật thơng tin hiện đại, cách mạng thơng tin tồn cầu như điện thoại, fax, Internet… mối liên hệ qua lại và giao dịch giữa các cá nhân và doanh nghiệp ở mọi nơi trên thế giới trở nên nhanh chóng, thường xuyên và thuận tiện với chi phí ngày càng giảm dần; biên giới giữa các quốc gia trên nhiều phương diện đã và đang bị xóa mờ. Sự biến đổi trong lĩnh vực thơng tin, đặc biệt đã biến thông tin trở thành một thứ hàng hóa, truyền thơng trở thành một trong những ngành cơng nghiệp hàng đầu trên thế giới. Nhờ vào công nghệ thông tin, thương mại điện tử ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nhờ vào công nghệ thông tin, phương thức tổ chức và quản lý sản xuất – kinh doanh đã thay đổi vơ cùng nhanh chóng. Một số nhà phân tích dự đốn rằng “Nền kinh tế điện tử„ sẽ tạo ra nhiều công ty với quy mô nhỏ, hoạt động thông qua mạng điện tử với cơ chế tạm thời hoặc khơng cần phải có một trụ sở làm việc chung.

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cũng tạo ra nhiều loại vật liệu mới có chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn thay thế những vật liệu truyền thống. Từ những năm 1980 cho đến nay, thế giới đã tăng cường sử dụng những nguồn năng lượng và vật liệu mới, khiến cho lượng dầu lửa do các nước cơng nghiệp tiêu thụ giảm đi trung bình 1 tỷ tấn/năm. Tỷ lệ nguồn điện nguyên tử, thủy điện, năng lượng mặt trời được sử dụng ngày càng cao trong sản xuất và đời sống. Các vật liệu mới như chất dẻo đặc biệt, vật liệu tổng hợp, sợi quang học, gốm sứ… thay thế ngày càng nhiều nguyên liệu truyền thống. Tự

động hóa cũng trở thành một nét đặc trưng của khoa học – công nghệ, nhiều khâu trong sản xuất được tự động hóa, lập trình khoa học.

- Đặc điểm của cách mạng khoa học- công nghệ

+ Rút ngắn thời gian thực hiện các ý tưởng. Rút ngắn vòng đời các sản phẩm khoa học và cơng nghệ.

+ Giải phóng người lao động khỏi quá trình sản xuất trực tiếp.

+ Thay đổi các quan hệ xã hội

2.Khoa học công nghệ- động lực của sự phát triển xã hội

- Quan niệm của Mác về khoa học với tích cách là lực lượng sản xuất trực tiếp.

Luận điểm “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác có nghĩa là khoa học trực tiếp tham gia vào việc sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Bởi vì:

Khoa học (biểu hiện ở các tri thức khoa học, thành tựu của khoa học, phát minh khoa học) là sản phẩm sáng tạo của tư duy con người, khi được con người ứng dụng trong hoạt động sản xuất, hay nói cách khác là khi được chuyển hố, được “vật chất hố” thành cơng cụ sản xuất và được con người sử dụng trong hoạt động lao động để tạo ra của cải vật chất thì nó trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”; khoa học với tính cách một hình thái ý thức xã hội thì nó là yếu tố thuộc về kiến trúc thượng tầng chứ không thể là lực lượng sản xuất hay thành tố của lực lượng sản xuất

Trong các tác phẩm của mình, C.Mác đã nhiều lần khẳng định vai trò cũng như sức mạnh cải tạo thế giới của tri thức khoa học khi nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Đồng thời, ông cũng chỉ rõ rằng, tự bản thân khoa học khơng thể gây ra bất kỳ một tác động tích cực hay tiêu cực nào đối với thế giới, mà phải thông qua sự vận dụng vào hoạt động thực tiễn của con người thì nó mới phát sinh tác dụng. Trong Gia đình thần thánh, C.Mác chỉ rõ: Tư tưởng căn bản khơng thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn. Trong Lời nói đầu Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C.Mác một lần nữa khẳng định: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”.

Trong các yếu tố cấu thành và quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất thì cơng cụ lao động giữ vị trí rất quan trọng, nó là cái quyết định năng suất lao động, biểu hiện khả năng chinh phục và làm chủ tự nhiên của con người, Ph.Ăngghen gọi nó là khí quan của bộ óc người, là sức mạnh của tri thức đã được vật thể hoá, nhằm nối dài bàn tay

và nhân lên sức mạnh trí tuệ của con người, cịn C.Mác chỉ rõ: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”, “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản cơng nghiệp”. Yếu tố trực tiếp quyết định sự phát triển của cơng cụ lao động chính là khoa học và cơng nghệ, bởi nhờ có thành tựu khoa học (những phát kiến khoa học) và công nghệ, công cụ lao động được cải tiến không ngừng nhằm giảm nhẹ lao động cơ bắp của con người và làm cho lao động đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, có thể nói, sự phát triển của khoa học và công nghệ sẽ dẫn đến sự phát triển của lực lượng sản xuất; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ sẽ dẫn đến cuộc cách mạng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất.

- Khoa học công nghệ- động lực của sự phát triển

Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại và là yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Các thành tựu khoa học và công nghệ ngày càng xâm nhập sâu vào quá trình sản xuất và trở thành lực lượng trực tiếp sản xuất; thời gian ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất trực tiếp ngày càng ngắn dần. Nói cách khác, q trình nhất thể hố giữa khoa học và công nghệ với sản xuất đang ngày càng rõ nét và trở thành xu thế tất yếu. Thực tiễn cho thấy, nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới chủ yếu dựa vào tri thức khoa học với các tiến bộ khoa học và công nghệ.

Tất nhiên, cần lưu ý rằng;

Thứ nhất, sức mạnh và tiềm lực của khoa học và công nghệ bao gồm sức mạnh

của khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn) và sức mạnh của công nghệ (bao gồm công nghệ chiến lược, công nghệ quản lý và công nghệ kỹ thuật).

Thứ hai, khoa học và cơng nghệ có thể là động lực phát triển kinh tế, nhưng tự nó

khơng trở thành động lực phát triển xã hội. Nó chỉ trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội khi được định hướng, quản lý nhằm đem lại lợi ích chung cho quần chúng nhân dân, vì mục tiêu phát triển, cơng bằng và tiến bộ xã hội. Nếu đi ngược mục tiêu đó, nó sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội, thúc đẩy sự phân hoá xã hội và cản trở sự phát triển bền vững của xã hội, thậm chí trở thành nhân tố phá hoại sự tiến bộ xã hội.

Thứ ba, khoa học và công nghệ phải được kết hợp chặt chẽ với yếu tố con người

thì mới phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trong trường hợp khoa học và cơng nghệ quá lạc hậu hoặc vượt quá xa so với năng lực của người sử dụng thì đều khơng đưa lại hiệu quả mong muốn trong thực tiễn.

Thứ tư, không chỉ những tri thức khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, mà cả tri

thức khoa học xã hội và nhân văn cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình sản xuất. Nó là cơ sở lý luận cho việc quản lý các quá trình sản xuất hiện đại, công nghệ hiện đại, nhằm sử dụng mọi nguồn lực một cách có hiệu quả, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững..

Một phần của tài liệu TRIẾT học NÂNG CAO (tài LIỆU GIÀNH CHO các lớp CAO học KHÔNG CHUYÊN TRIẾT) (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w