Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Một phần của tài liệu TRIẾT học NÂNG CAO (tài LIỆU GIÀNH CHO các lớp CAO học KHÔNG CHUYÊN TRIẾT) (Trang 46 - 49)

- Điều kiện kinh tế xã hội:

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

- Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất.

Theo phép biện chứng duy vật, nhận thức bắt đầu từ sự phản ánh những sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới, đi đến phân biệt cái riêng, cái chung.

Cái riêng là phạm trù dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định và cái đơn nhất.

Cái chung là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính nằm trong nhiều sự vật, nhiều hiện tượng.

Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những đặc điểm chỉ có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà khơng lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.

Giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất có mối liên hệ biện chứng với nhau. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, biểu hiện thông qua cái riêng; ngược lại cái riêng chỉ tồn

tại trong mối liên hệ với cái chung, bao hàm cái chung; cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng; cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong q trình vận động, phát triển của sự vật. V.I.Lênin viết: “Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng (nào cũng) là cái chung (…). Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi sự vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung, v.v.. Bất cứ cái riêng nào cũng thơng qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác”.

- Nguyên nhân và kết quả.

Nguyên nhân là sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây lên những biến đổi nhất định.

Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tương tác qua lại giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

Giữa nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên ln có trước kết quả; sau khi xuất hiện, kết quả ảnh hưởng tích cực trở lại đối với nguyên nhân. Sự phân biệt giữa ngun nhân và kết quả có tính tương đối.

- Tất nhiên và ngẫu nhiên.

Tất nhiên do mối liên hệ bản chất, do những nguyên nhân cơ bản bên trong của sự vật, hiện tượng quy định và trong những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế không thể khác.

Ngẫu nhiên do mối liên hệ không bản chất, do những nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngồi quy định; có thể xuất hiện, có thể khơng xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.

Giữa tất nhiên và ngẫu nhiên có mối liên hệ biện chứng với nhau. Tất nhiên bao giời cũng vạch đường đi cho mình thơng qua vơ số ngẫu nhiên, cịn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên. Tất nhiên đóng vai trị chi phối sự phát triển, cịn ngẫu nhiên chỉ có thể làm cho sự phát triển diễn ra nhanh hoặc chậm, trong hình thức này hay hình thức khác. Sự phân biệt tất nhiên, ngẫu nhiên có tính tương đối; trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau.

- Nội dung và hình thức.

Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng. Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật, hiện tượng.

Giữa nội dung và hình thức có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau, trong đó nội dung giữ vai trị quyết định. Nội dung địi hỏi phải có hình thức phù hợp với nó. Khi nội dung thay đổi thì hình thức cũng phải thay đổi theo. Tuy nhiên, hình thức có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại nội dung. Khi hình thức phù hợp với nội dung nó là động lực thúc đẩy nội dung phát triển, cịn khi khơng phù hợp, hình thức cản trở sự phát triển của nội dung. Cùng một nội dung, trong q trình phát triển, có thể thể hiện dưới nhiều hình thức và ngược lại, cùng một hình thức có thể phù hợp những nội dung khác nhau.

- Bản chất và hiện tượng.

Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định bên trong, quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật.

Hiện tượng là những biểu hiện bề ngoài, bên ngoài của sự vật.

Bản chất và hiện tượng có mối liên hệ biện chứng, thống nhất với nhau. Sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ: bản chất thể hiện thông qua hiện tượng; còn hiện tượng là sự thể hiện của bản chất; bản chất “được ánh lên” thông qua hiện tượng. (Hêghen). Tuy vậy, “nếu như hình thái biểu hiện và bản chất sự vật phù hợp trực tiếp với nhau, thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa”. Hiện tượng thể hiện bản chất trong hình thức đã cải biến, nhiều khi xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất bằng cách bổ sung vào bản chất một vài tính chất, yếu tố do hoàn cảnh cụ thể quy định, làm hiện tượng phong phú hơn bản chất. Bản chất tương đối ổn định, ít biến đổi hơn, còn hiện tượng “động” hơn, thường xuyên biến đổi hơn.

- Khả năng và hiện thực

Khả năng là cái hiện chưa xảy ra, nhưng sẽ xảy ra khi có các điều kiện thích hợp. Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại thực sự.

Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Trong hiện thực bao giờ cũng chứa đựng những khả năng nhất định; ngược lại, khả năng lại nằm trong hiện thực và khi đủ điều kiện sẽ biến thành hiện thực mới. Trong từng giai đoạn phát triển của sự vật thường xuất hiện nhiều khả năng. Khả năng nào biến thành hiện thực là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Trong hoạt động thực tiễn phải dự báo các khả năng và tạo điều kiện cho khả năng tốt thành hiện thực và ngăn ngừa khả năng xấu.

Tóm lại, các phạm trù của phép biện chứng duy vật là hệ thống mở và phát triển

cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Mối quan hệ giữa các phạm trù của các ngành khoa học với các phạm trù của phép biện chứng duy vật là mối quan hệ giữa cái

riêng và cái chung. Do đó, khi nghiên cứu các phạm trù cần liên hệ chúng với nhau và với các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.

Một phần của tài liệu TRIẾT học NÂNG CAO (tài LIỆU GIÀNH CHO các lớp CAO học KHÔNG CHUYÊN TRIẾT) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w