Doanh số thu nợ tiêu dùng theo thời gian

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG

4.2.2.1 Doanh số thu nợ tiêu dùng theo thời gian

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền Ngân hàng thu về từ các khoản cho vay, bao gồm cả những khoản cho vay trước đó. Trong 3 năm vừa qua, công tác thu hồi nợ rất được sự quan tâm của ban lãnh đạo Ngân hàng, nhờ đó doanh số thu nợ đạt được kết quả khá tốt.

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ

GVHD: Đinh Công Thành 62 SVTH: Hồ Ngọc Châu

Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ TIÊU DÙNG THEO THỜI GIAN

ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 143.014 24,52 130.597 20,27 131.228 19,99 -12.417 -8,68 631 0,48

Trung & dài

hạn 440.242 75,48 513.688 79,73 525.240 80,01 73.446 16,68 11.552 2,25

Tổng 583.256 100,00 644.285 100,00 656.468 100,00 61.029 10,46 12.183 1,89

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)

Qua bảng trên ta thấy, doanh số thu nợ của Ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2006 doanh số thu nợ của Ngân hàng đạt 644.285 triệu đồng, tăng

10,46% so với năm 2005. Đến năm 2007 doanh số thu nợ tiêu dùng của Ngân hàng tiếp tục tăng lên 656.468 triệu đồng, tức tăng 1,89% so với năm 2006. Tình hình cụ thể như sau:

Thu nợ ngắn hạn biến động theo hướng giảm xuống vào năm 2006 rồi lại

tăng lên vào năm 2007. Cụ thể năm 2005 thu nợ ngắn hạn là 143.014 triệu đồng.

Năm 2006, thu nợ ngắn hạn giảm xuống còn 130.597 triệu đồng tức giảm 8,68% so với năm 2005. Nguyên nhân là do một vài khách hàng của những khoản vay ngắn hạn này gặp khó khăn nên chưa thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng khiến công tác thu nợ của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên qua năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng có sự chuyển biến tốt. Nhiều khoản nợ cũ và mới

được thu hồi làm cho doanh số thu nợ tăng lên. Năm 2007, nguồn vốn thu hồi đã

tăng lên 131.228 triệu đồng, tăng 0,48% so với năm 2006. Nếu xét về cơ cấu thu nợ ngắn hạn trong tổng thu nợ thì lại biến động theo chiều hướng giảm dần qua từng năm. Năm 2005 cơ cấu này là 24,52%, giảm xuống 20,27% vào năm 2006 và tiếp tục giảm còn 19,99% vào năm 2007.

Trong khi doanh số thu nợ ngắn hạn có sự thay đổi khơng ổn định thì chỉ tiêu doanh số thu nợ trung và dài hạn biến động theo chiều hướng tăng lên từ năm 2005

đến 2007. Năm 2005 đạt 440.242 triệu đồng, tăng 16,68% và đạt 513.688 triệu đồng

vào năm 2006, con số này tiếp tục tăng đến năm 2007 đạt 525.240 triệu đồng, ở đây doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng 11.552 triệu đồng, tức tăng 2,25% so với năm 2006. Ngược lại với sự giảm dần của tỷ trọng thu nợ ngắn hạn thì tỷ trọng thu nợ trung và dài hạn lại tăng lên. Năm 2005 tỷ trọng thu nợ trung và dài hạn là 75,48%, tăng lên 79,73% trong năm 2006 và tiếp tục tăng với tốc độ chậm vào năm 2007, đạt 80,01%. Có được kết quả như trên là do Ngân hàng đã tập trung đẩy mạnh thu hồi vốn trung và dài hạn để đảm bảo an toàn vốn và do chủ trương của Ngân hàng là

giảm dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ tiêu dùng.

Tóm lại, qua 3 năm thì mức độ chênh lệch giữa thu nợ ngắn, trung và dài hạn ngày càng tăng. Doanh số thu nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ tiêu dùng của Ngân hàng, điều này cho thấy Ngân hàng đã chú

trọng hơn trong công tác thu nợ, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, các

khoản vay trung và dài hạn ln có rủi ro cao hơn các khoản vay ngắn hạn, vì vậy Ngân hàng nên có biện pháp đẩy nhanh tốc độ thu nợ tiêu dùng trung và dài hạn

nhằm đảm bảo an toàn hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn cho Ngân hàng.

143.014 130.597 131.228 525.240 513.688 440.242 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2005 2006 2007 Năm T riu đ ồ n g Ngắn hạn Trung & dài hạn

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ

GVHD: Đinh Công Thành 64 SVTH: Hồ Ngọc Châu

+ Hệ số thu nợ

Hệ số này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng hoặc khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số thu nợ càng cao thì cơng tác thu nợ tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp. Và nó là tỷ số giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay.

Bảng 7: HỆ SỐ THU NỢ TIÊU DÙNG TỪ 2005 - 2007

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

Doanh số thu nợ Triệu đồng 583.256 644.285 656.468

Doanh số cho vay Triệu đồng 275.587 524.330 310.560

Hệ số thu nợ Lần 2,12 1,23 2,11

Theo bảng 7, nhìn chung cơng tác thu nợ tại Ngân hàng qua các năm có sự biến động khơng đồng đều. Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 2,12 lần so với tổng số

tiền phát vay trong năm. Đến năm 2006 tốc độ tăng doanh số cho vay tiêu dùng

nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ làm cho hệ số thu nợ đạt 1,23 lần, giảm 0,89 lần so với năm 2005. Sang năm 2007 hệ số thu nợ đạt 2,11 lần, tăng lên gần 0,89 lần so với năm 2006. Nguyên nhân là do Ngân hàng thận trọng trong cho vay và do trình độ nghiệp vụ tín dụng của cán bộ tín dụng ngày một nâng cao, có tinh

thần trách nhiệm trong công việc đã góp phần làm tăng hệ số thu nợ trong năm

2007.

Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về tình hình thu nợ của Ngân hàng. Ta hãy phân

tích doanh số thu nợ của Ngân hàng theo mục đích sử dụng vốn để thấy được rõ hơn về lý do tăng, giảm doanh số thu nợ.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)