Kết luận Chương 1

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu đặc tính kỹ thuật và phát thải khi sử dụng nhiên liệu dimethylfuran trên động cơ xăng (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4Kết luận Chương 1

Nội dung Chương 1 trình bày nghiên cứu tổng quan về quá trình sản xuất DMF từ các nguồn sinh khối và tình hình nghiên cứu sử dụng DMF làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Chương 1 cho phép rút ra được những kết luận sau:

- DMF có thể được sử dụng làm nguồn nhiên liệu thay thế các loại nhiên liệu truyền thống như xăng và dầu điêzen trên ĐCĐT nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, đồng thời giảm thiểu các phát thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.

- Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã tập trung vào việc cải tiến quá trình sản xuất DMF từ sinh khối. Do là nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai, DMF có lợi thế rất lớn là có thể mở rộng nguồn nguyên liệu trong quá trình sản xuất mà khơng ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực. Đặc biệt là tại Việt Nam, một quốc gia có nền nơng nghiệp phát triển, thì nguồn ngun liệu dùng cho việc sản xuất DMF là vô cùng đa dạng và phong phú.

- Do có nhiều ưu điểm như mật độ năng lượng cao, hàm lượng ơxy, chỉ số ốctan cao, điểm sơi thích hợp, tính khơng tan trong nước và khả năng hịa lẫn với xăng hoặc dầu điêzen ở bất kỳ tỷ lệ nào, DMF được cho là có tiềm năng trở thành một loại nhiên liệu sinh học thay thế cho nhiên liệu truyền thống như xăng và dầu điêzen. Các cơng trình nghiên cứu sử dụng DMF làm nhiên liệu cho ĐCĐT tập trung vào 3 hướng chính: sử dụng DMF nguyên chất (100% DMF), sử dụng hỗn hợp DMF- điêzen và sử dụng hỗn hợp DMF-xăng. Tuy nhiên, các cơng trình trên chỉ tập trung nghiên cứu hịa trộn DMF vào nhiên liệu truyền thống như xăng và dầu điêzen với các tỷ lệ hòa trộn thấp (từ 5 đến 15%) hoặc chỉ tiến hành nghiên cứu ở 1 tỷ lệ hòa trộn nhất định (25% hoặc 30%). Tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại thì hầu như có rất ít các cơng trình nghiên cứu về việc sử dụng DMF làm nhiên liệu cho ĐCĐT.

Chính vì thế, đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu việc sử dụng DMF làm nhiên liệu cho động cơ xăng tương ứng với các tỷ lệ hòa trộn khác nhau từ thấp đến cao của DMF trong xăng thương phẩm RON95 nhằm đánh giá các đặc tính kỹ thuật và phát thải khi sử dụng các hỗn hợp này trên động cơ xăng, làm cơ sở ban đầu cho việc ứng dụng loại nhiên liệu này trong tương lai tại Việt Nam. Các biện pháp tiếp cận nghiên cứu được sử dụng bao gồm:

- Nghiên cứu lý thuyết làm cơ sở chuyển đổi động cơ sử dụng xăng truyền thống sang sử dụng nhiên liệu DMF và thiết lập các chế độ vận hành cho động cơ.

- Nghiên cứu xây dựng mơ hình mơ phỏng và tính tốn mơ phỏng q trình làm việc của động cơ khi sử dụng hỗn hợp nhiên liệu DMF-xăng RON95 bằng phần mềm AVL-Boost.

- Nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá tính năng kỹ thuật và phát thải của động cơ xăng khi sử dụng nhiên liệu DMF, qua đó xây dựng phương án tối ưu các thông số làm việc của động cơ khi chuyển sang dùng loại nhiên liệu mới này.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TỐN CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT VÀ PHÁT THẢI CỦA ĐỘNG CƠ KHI SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU DMF

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu đặc tính kỹ thuật và phát thải khi sử dụng nhiên liệu dimethylfuran trên động cơ xăng (Trang 57 - 59)