Sang phần đọc hiểu văn bản: GV tiếp tục hướng dẫn cho HS tự học theo nhóm nhưng thay đổi hình thức, khơng phân nhóm cặp đôi mà theo số thứ tự từ trên

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số phương pháp hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn ở THPT (Trang 25 - 28)

nhưng thay đổi hình thức, khơng phân nhóm cặp đơi mà theo số thứ tự từ trên xuống (6 em một nhóm) và tiến hành thảo luận các vấn đề sau: Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi ông ra làm quan; ngất ngưởng khi ông cáo quan về hưu; ngất ngưởng khi ông trở lại quãng đời lam quan nhưng ở chốn triều đình.

3.2.1.2 Điều kiện thực hiện có hiệu quả

- Phịng học có đủ khơng gian

- Bàn ghế dễ di chuyển

- GV hiểu rõ bản chất của dạy học theo nhóm. HS có thói quen học tập hợp tác, có kĩ năng điều khiển, tổ chức và các kĩ năng XH khác

- Thời gian đủ để HS suy nghĩ và trình bày kết quả

3.2.2. Dạy học nêu/ phát hiện và giải quyết vấn đề

3.2.2.1 Quy trình của dạy học nêu/ phát hiện và giải quyết vấn đề

- Tạo tình huống/ làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết

- Phát biểu vấn đề cần giải quyết (câu hỏi cần trả lời)

- Giải quyết vấn đề

- Rút ra kế luận ( kiến thức mới)

- Vận dụng những kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra tiếp theo

3.2.2.2 Cách tiến hành dạy học nêu/ phát hiện và giải quyết vấn đề

- Bước 1: Yêu cầu về chọn nội dung

Không phải nội dung nào cũng có thể làm nảy sinh tình huống có vấn đề. Do đó GV cần căn cứ vào nội dung kiến thức và đối tượng HS để áp dụng phương pháp này cho phù hợp.

Đối với HS THPT, GV có thể áp dụng mức độ 3 và 4. Mức độ 3: GV gợi ý để HS phát hiện vấn đề, hướng dẫn HS tìm cách giải quyết vấn đề. HS tiến hành giải quyết vấn đề. GV và HS cùng đánh giá kết quả, rút ra kết luận. Mức độ 4: HS tự phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề , tự rút ra kết luận. GV nhận xét, đánh giá.

Ví dụ: Khi hướng dẫn HS tự học Văn bản “Chữ người tử tù” (T1) ( phần tìm hiểu chung ), GV có thể áp dụng Mức độ 3, cụ thể như sau:

GV: Em hãy dựa vào phần tiểu dẫn SGK, hồn thiện ơ chữ theo các câu hỏi sau?

Câu 1: Thể loại mà Nguyễn Tuân có đóng góp cho nền VHVN ?

Câu 3: Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời như thế nào?

Câu 4: Tác phẩm “Chữ người tử tù” ban đầu có tên là gì?

Câu 5: Nhân vật trong “Vang bóng một thời” phần lớn là ai?

Câu 6: “Chữ người tử tù” được in trong tập truyện nào?

- Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học.

- Xác định mục tiêu của bài học:

- Phương pháp chủ đạo

- Thiết bị và đồ dùng dạy học

- Các hoạt động dạy học

- Bước 3: Tổ chức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

+ Phát hiện vấn đề

- Tình huống có vấn đề: Phải kích thích hứng thú nhận thức, tính tị mị ham hiểu biết, thích khám phá của HS. Tình huống có vấn đề phải phù hợp với khả năng nhận thức của HS. HS có thể tự phát hiện và giải quyết được vấn đề dựa vào vốn kiến thức liên quan đến vấn đề đó bằng hoạt động tư duy, bằng cách tiến hành thí nghiệm, thu thập và xử lí thơng tin. Vấn đề đặt ra cần được phát biểu dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề.

- Yêu cầu đối với câu hỏi nêu vấn đề: Chứa đựng mâu thuẩn nhận thức, đòi hỏi HS phải tư duy, huy độngvà vận dụng các kiến thức đã có. Câu hỏi chứa đựng phương hướng giải quyết vấn đề, thu hẹp phạm vi tìm kiếm câu trả lời, tạo điều kiện làm xuất hiện giả thuyết và tạo điều kiện tìm ra hướng giải quyết. Câu hỏi gây được cảm xúc mạnh đối với HS khi nhận ra mâu thuẩn nhận thức liên quan tới vấn đề.

+ Giải quyết vấn đề:

- Đề xuất các các giả thuyết, các giải pháp. - Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.

- Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề. + Kết luận vấn đề.

Tuy nhiên quy trình thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề không phải lúc nào cũng tuân thủ theo các bước mà cần vận dụng linh hoạt.

VD: GV hướng dẫn HS tìm hiểu Tình huống truyện “Chữ người tử tù” có thể áp dụng phương pháp dạy học nêu/ phát hiện và giải quyết vấn đề như sau:

. GV nêu vấn đề: Em hãy nhắc lại Tình huống truyện là gì? Nêu tình huống truyện

“Chữ người tử tù”?

. GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề : Bằng cách hướng dẫn HS hoàn thiện bảng biểu sau rồi nêu tình huống của truyện.

Các phương diện Quản Ngục Huấn Cao

Bình diện xã hội Quan coi ngục, đại diện cho triều đình, quyền uy, pháp luật. Người thực thi pháp luật

Tử tù, chống lại triều đình, là giặc là kẻ phản nghịch theo quan điểm của chế độ thời đó). Người chịu sự trừng trị của pháp luật

Bình diện nghệ thuật Mến mộ cái đẹp, là người lưu giữ cái đẹp, muốn xin chữ Huấn Cao

Người viết chữ đẹp và nhanh nổi tiếng. Người sáng tạo ra cái đẹp

Không gian gặp gỡ Nhà tù, nơi giam giữu phạm nhân, tội phạm, là không gian chính trị gắn liền với cái ác, cái xấu

Thời gian gặp gỡ Đêm khuya, trước ngày Huấn Cao ra pháp trường.

. GV hướng dẫn HS kết luận vấn đề : Diễn biến tình huống truyện, Ý nghĩa tình huống truyện, tình huống truyện có vai trị như thế nào trong truyện ngắn ?

3.2.3. Dạy học theo góc

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số phương pháp hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn ở THPT (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)