Quy trình thực hiện dạy học theo góc

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số phương pháp hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn ở THPT (Trang 28 - 31)

- Với môn Ngữ văn, theo tơi dạy học theo góc sẽ áp dụng có hiệu quả khi chúng

3.2.3.1 Quy trình thực hiện dạy học theo góc

- Bước 1: Chọn nội dung, không gian lớp học phù hợp

+ Nội dung: GV cần chọn nội dung bài học cho phù hợp theo các phong cách học hoặc theo các hình thức hoạt động khác nhau.

+ Địa điểm: Không gian phải phù hợp với số HS để có thể dễ dàng bố trí bàn ghế, đồ dùng học tập trong các góc và các hoạt động của HS tại các góc. Phịng học các trường THPT phần lớn là nhỏ so với sĩ số HS hiện nay nên phương pháp dạy theo góc để tổ chức có hiệu quả cần phải tổ chức ở hội trường.

- Bước 2 : Thiết kế kế hoạch bài học

+ Mục tiêu bài hoc: Ngoài mục tiêu cần đạt của bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, có thể nêu thêm mục tiêu và kĩ năng làm việc độc lập, tính chủ động, tự giác của HS khi thực hiện theo góc.

+ Các phương pháp dạy học chủ yếu: Cần phối hợp với phương pháp, kỉ thuật dạy học khác như : trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm… + Chuẩn bị: GV cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học cho mỗi góc. Xác định nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc, tạo điều kiện thuận lợi cho HS tiến hành các hoạt động nhằm đạt mục tiêu dạy học.

+ Xác định tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp: Căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện thực tế, GV có thể tổ chức 2, 3 hoặc 4 góc. Ở mỗi góc cần có tên góc, phiếu giao việc, đồ dùng thiết bị, tài liệu phù hợp với hoạt động của góc.

+ Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc:

. Nhiệm vụ mỗi góc phải rõ ràng, cụ thể, phù hợp, đáp ứng mục tiêu của góc. . Mỗi góc phải đủ điều kiện, phương tiện để HS hoàn thành nhiệm vụ.

. Thời gian cần được quản lí và phân bố phù hợp với nhiệm vụ của mỗi góc và quỹ thời gian của bài học.

. Trong học theo góc, HS có thể làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm tại mỗi góc tùy theo nhiệm vụ được giao. GV cần rèn luyện cho HS tính tự giác, tích cực, chủ động và kỉ luật trong học tập.

+ Thiết kế hoạt động đánh giá và củng cố nội dung bài học.

Vào cuối giờ học sau khi HS đã được học luân chuyển qua đủ các góc, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả học tập tại mỗi góc. Đại diện HS ở các góc( vịng cuối) trình bày kết quả học tập theo nhiệm vụ được giao, các HS khác bổ sung ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của HS, GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức trọng tâm của bài học.

- Bước 3: Tổ chức dạy học theo góc

+ Chuẩn bị

. Sắp xếp góc học tập trước khi vào giờ học, phù hợp với không gian lớp học, thuận tiện cho việc di chuyển của HS.

. Mỗi góc có đủ tài liệu, đồ dùng, phương tiện học tập phù hợp với nhiệm vụ học tập tại mỗi góc.

. GV giới thiệu bài học, phương pháp học theo góc, nhiệm vụ tại các góc, thời gian tối đa để thực hiện nhiệm vụ tại các góc và cho phép HS chọn góc xuất phát.

. Học sinh lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn góc theo sở thích, tuy nhiên GV sẽ điều chỉnh nếu như có q đơng HS cùng chọn một góc.

. HS thực hiện nhiệm vụ tại các góc, GV quan sát, hỗ trợ.

. Hết thời gian hoạt động tại mỗi góc, GV yêu cầu HS luân chuyển góc. GV có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. Khi HS đã quen với phương pháp học tập này, GV có thể cho HS lựa chọn thứ tự các góc

. Kết thúc giờ học, tại các góc, GV yêu cầu đại diện các góc trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, đánh giá. Cuối cùng, GV nhận xét về kết quả học tập của HS, chốt lại kiến thức trọng tâm của bài học.

VD: Khi dạy đọc hiểu đoạn kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” Trích Vũ Như Tơ ( Nguyễn Huy Tưởng), GV chia lớp thành 4 góc, mỗi góc tương ứng một phiếu, với một nội dung khác nhau. Nhưng cùng một mục tiêu. Cụ thể:

Mục tiêu: Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm, những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích.

Nhiệm vụ:

Góc nghe nhìn: Nhận định đối chiếu với tưởng tượng của mình về nhân vật, thế giới nghệ thuật khi đọc kịch và khi xem kịch.

Góc diễn kịch: Cảm nhận sau khi hóa thân vào nhân vật kịch Góc đọc hiểu 1: Phân tích nhân vật Vũ Như Tơ và Đan Thiềm

Góc đọc hiểu 2: nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

VD: Khi dạy bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, GV phân lớp thành các góc:

Mục tiêu: Hiểu được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn. Thực hành tốt hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

Nhiệm vụ:

Góc quan sát 1: Quan sát màn hình với một số hoạt động phỏng vấn từ đó rút ra được những bài học để tiến hành hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn có hiệu quả

Góc quan sát 2 : Quan sát màn hình biên tập lại sau khi đã tiến hành hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Góc thực hành 1: Tiến hành hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn với đề tài bạo lực học đường

Góc thực hành 2: Tiến hành hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn với đề tài thời trang học đường

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số phương pháp hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn ở THPT (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)