- Khổng từ có câu “Biết đủ thế nào là đủ, đợi đủ biết
4. Khắc sâu giá trị về sự sẻ chia
2.4.2.5. Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn xảy ra.
Để hướng đến một trường học hạnh phúc thì việc đảm bảo an toàn, tránh các tai nạn, thương tích xảy ra với các em học sinh trong và ngoài nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết.
Giáo dục cho học sinh cách phòng tránh tai nạn xảy ra giúp các em có kĩ năng bảo vệ mình và những người xung quanh để đảm bảo an tồn, khỏe mạnh. Từ đó giúp giữ gìn mơi trường lớp học, nhà trường an toàn, lành mạnh
GVCN cùng với đoàn trường, phối hợp với các cán bộ Ban tuyên truyền thành phố tổ chức các lớp học để cung cấp kiến thức về kĩ năng phòng tránh tai nạn xảy ra như: cách phòng cháy chữa cháy, cách thoát hiểm khi bị cháy; Học bơi để tránh đuối nước... Tìm hiểu, quan sát, dự đốn về mơi trường trong nhà trường và nhà ở hoặc nơi cư trú để tránh bị thương tích, tránh hiện tượng nhà sập, cây đổ… Bởi trong cuộc sống có nhiều tai nạn xảy ra bất ngờ, hậu quả của những vụ tai nạn này cũng khơng hề nhỏ, có trường hợp ảnh hưởng đến thể xác, nặng hơn nữa là mất mạng hoặc gây thương tích cho nhiều người. Vì vậy việc cung cấp kĩ năng cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Chúng tôi đã tổ chức cho học sinh trong các lớp dựng nên các tình huống giả định về phòng cháy chữa cháy, đuối nước, bị thương…
Ở hoạt động này các GVCN có thể tổ chức cho HS các buổi giã ngoại hoặc trải nghiệm để thực hành giả định các hoạt động phòng chống cháy nổ, đuối nước… Một cách làm khác cũng rất hiệu quả là phối hợp với giáo viên bộ mơn dạy ngồi giờ lên lớp để thực hành tiết học giả định để trải nghiệm về các hoạt động này. Đối với trường THPT DTNT Tỉnh chưa có hồ bơi nên khi tổ chức kỹ năng phịng tránh đuối nước chúng tơi phải phối hợp các GV giáo dục thể chất để dạy bơi cho HS ở các hồ bơi. Hoạt động này vừa cung cấp kĩ năng, vừa tạo được khơng khí vui vẻ, hạnh phúc cho HS. Đa số các em rất u thích và hưởng ứng nhiệt tình.
Ngồi ra GVCN tổ chức cho HS quan sát từ đó có những dự đốn về mơi trường xung quanh trường nội trú xem đã thực sự an toàn hay chưa như: Quan sát lan can lớp học, các cây cổ thụ, tường bao nhà trường, công trình xây dựng… Từ chỗ các em dự đốn, chúng tơi đã đề nghị với nhà trường những lỗ
hổng có thể mất an toàn trong tương lai, những kiến nghị này đã được nhà trường xem xét và có những giải pháp thích hợp.
2.4.3. Kết quả đạt được
Với phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực, học sinh được làm chủ, được nói lên những tâm tư, nguyện vọng của mình nên các em luôn cảm thấy thỏa mãn, tự nhận ra khuyết điểm của mình và tự tìm cách sửa chữa. Có thể nói đây là một hình thức giáo dục kỉ luật tích cực mang lại hiệu quả rất cao. Học sinh cũng dần bớt tâm lí tự ti, mặc cảm mà thay vào đó là sự tự tin, nhanh nhẹn, làm chủ bản thân.
Nhiều em nhận ra lỗi của mình, cảm thấy hồ nhập với tập thể, vui vẻ đến lớp, gần gũi với bạn bè, thầy cô hơn, tiếp thu bài tốt hơn. Nhờ vậy, giáo viên giảm được áp lực quản lý lớp học do học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Từ đó giáo viên tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, được học sinh tôn trọng và quý mến. Mối quan hệ thầy - trò trở nên thân thiện. Lớp học đoàn kết, chất lượng dạy và học được nâng cao, giáo viên có nhiều niềm vui, cảm thấy yêu nghề, gắn bó với nghề và ln nhận được sự đồng tình ủng hộ từ phía gia đình học sinh và xã hội.
Được trải nghiệm với phương pháp dạy học tích cực, học sinh đã chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, khám phá tri thức, khơng cịn phụ thuộc nhiều vào thầy cô. Đặc biệt là hiệu quả của các giờ tự học vào buổi tối rất cao, các em tự biết cách học, tự tìm tịi, tự thảo luận để giải quyết các vấn đề.
Với cách thức thực hiện các biện pháp phòng tránh bạo lực học đường, phòng tránh tai nạn xảy ra…như tuyên truyền, trang bị kiến thức, kĩ năng, tổ chức các tiết học theo chủ đề…, trong hai năm qua, Trường THPT DTNT Tỉnh là một tập thể đồn kết, u thương. Tuyệt đối khơng xảy ra hiện tượng bạo lực học đường. Các em học sinh thấy tự tin hơn trong giao tiếp, biết kiềm chế cảm xúc trong những tình huống căng thẳng, biết can ngăn bạn mình trong một số tình huống dễ dẫn đến bạo lực. Nhiều em đã tự tin thể hiện bản thân trước tập thể lớp để nói lên những suy nghĩ của mình về tác hại của bạo lực. Các em đã lên án bạo lực và nhất quyết bài trừ bạo lực ra khỏi học đường. Trường THPT DTNT Tỉnh đã trở thành pháo đài vững chắc, ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng bạo lực học đường. Là một trong những địa chỉ an toàn, tin cậy cho con em đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh nhà.
Trong hai năm chúng tôi đã tổ chức được 5 buổi giáo dục kĩ năng phòng tránh tại nạn cho học sinh. Các em rất hào hứng với các hoạt động này. Với cách
làm đơn giản, dễ thực hiện trong những năm qua trong trường không xảy ra hiện tượng tai nạn nào. Lớp học và nhà trường thực sự là nơi an tồn cho học sinh. Các em có thể vui vẻ, thoải mái để học tập.
2.5. Xây dựng các câu lạc bộ phù hợp với đối tượng
2.5.1. Mục đích
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm CBNGNLĐ và HS có cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… Dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa GV với GV, giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo cơ hội để CBNGNLĐ và học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các thành viên quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… Đặc biệt đối với học sinh, CLB là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thơng tin,…Thơng qua hoạt động của các CLB, nhiều giáo viên quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em học sinh. Đối với môi trường học tập và sinh hoạt nội trú thì việc tổ chức các CLB rất thiết thực. Các em học sinh là người dân tộc thiểu số , nhiều em còn rụt rè e ngại trong việc thể hiện bản thân, nhiều em có những năng khiếu đặc biệt nhưng vì tâm lí tự ti, e sợ nên khơng giám thể hiện và phát huy. CLB là sân chơi để CBNGNLĐ và các em học sinh gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, xua tan những tự ti, mặc cảm, cùng hòa đồng với nhau để tất thể hiện tối đa tiềm năng của bản thân, đặc biệt là những khả năng riêng biệt. Tham gia CLB các thành viên sẽ cảm nhận được giá trị của bản thân và giá trị của các thành viên khác, khơng ai bị bỏ lại phía sau. Mỗi người đều được ghi nhận năng lực riêng, được tơn trọng sự khác biệt. Đây chính là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một ngôi trường hạnh phúc.