Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội (Trang 28)

1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính đối vớ

1.2.2. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

1.2.2.1. Hình thức xử phạt

Cũng như các Pháp lệnh trước đây, Luật XLVPHC năm 2012 đặt ra hai loại hình thức xử phạt hành chính là hình thức phạt chính và hình thức phạt bổ sung. Theo đó, hình thức phạt chính được áp dụng một cách độc lập, mà khơng cần thiết phải áp dụng các hình thức phạt bổ sung kèm theo. Trong khi hình thức phạt bổ sung không thể áp dụng độc lập, mà bao giờ cũng được áp dụng kèm theo một hình

thức phạt chính nào đó37. Tại Điều 21 Luật XLVPHC năm 2012 quy định “Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng”38. Theo đó, pháp luật hành chính có 5 hình thức xử phạt chính và 3 hình thức xử phạt bổ sung. Trong các Nghị định quy định về những lĩnh vực cụ thể sẽ quy định rõ hành vi nào sẽ được áp dụng những hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung nào.

Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định về nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy các VPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH được quy định tập trung tại một số điều luật trong Mục 3 – “Hành vi vi phạm về thông tin trên mạng” thuộc Chương 4 về “Hành vi VPHC trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, hình thức

xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả”. Ở Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, nội

dung này được quy định tại Chương 5, mục 4 – “Hành vi vi phạm thông tin trên mạng”. Bên cạnh đó cần lưu ý, khái niệm “mạng” không chỉ là mạng xã hội, mà “mạng là khái niệm chung dùng để chỉ mạng viễn thông (cố định, di động,

Internet), mạng máy tính (WAN, LAN)”39. Giữa hai Nghị định trên có nhiều sự khác

nhau trong việc quy định về các VPHC trong lĩnh vực mà hai Nghị định điều chỉnh nói chung và VPHC đối với hành vi cung cấp TTSST trên MXH nói riêng. Theo đó, việc quy định về hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đều có sự khác biệt nhất định.

Thứ nhất, về quy định trong Nghị định số 174/2013/NĐ-CP (có hiệu lực đến

ngày 15/4/2020).

Một là, về hình thức xử phạt chính.

Trong các quy định của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP về XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH khơng trực tiếp quy định hình thức xử phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, hình thức xử phạt cảnh cáo vẫn được áp đụng đối với VPHC về cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý. Còn các chủ thể khác khi vi phạm đều bị xử phạt dưới hình thức phạt tiền. Phạt tiền là hình thức XPVPHC mà người vi phạm pháp luật phải nộp phạt bằng tiền mặt. Đối với các VPHC về cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH, mức phạt tiền tối thiểu là 5.000.000 đồng và tối đa là

37 Nguyễn Cửu Việt (2013), tlđd (28), tr. 516.

38 Điều 21 Luật XLVPHC năm 2012 quy định “1. Các hình thức XPVPHC bao gồm:a) Cảnh cáo; b) Phạt

tiền; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật VPHC, phương tiện được sử dụng để VPHC (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện VPHC); đ) Trục xuất. 2. Hình thức xử phạt qui định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính”.

50.000.000 đồng đối với tổ chức. Và theo đó, mức phạt tiền tối thiểu đối với cá nhân là 2.500.000 đồng và tối đa là 25.000.000 đồng. Một chủ thể đặc biệt đã được đề cập đó là tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MXH, khi thực hiện hành vi vi phạm trên sẽ có mức phạt tiền tối thiểu là 5.000.000 đồng và tối đa là 100.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MXH thực hiện VPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH sẽ có mức xử phạt cao hơn so với cá nhân và các tổ chức khác ở một số hành vi, bởi lẽ những tổ chức doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MXH khi thực hiện những hành vi này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến người dùng dịch vụ của họ, mức độ vi phạm cao hơn, cũng như bị địi hỏi phải có trách nhiệm cao và đi đầu trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin mạng.

Một số quy định cụ thể trong Mục 3, Chương 4, Nghị định số 174/2013/NĐ- CP có thể áp dụng để XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH: Hành vi Cá nhân Tổ chức Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MXH Hành vi cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm pháp luật. 2.5 – 5 Triệu (điểm a khoản 1 Điều 64) 5 – 10 triệu (điểm a khoản 1 Điều 64 ) 10 – 20 triệu (điểm b khoản 2 Điều

65

Hành vi chủ động cung cấp...)

Hành vi sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia.

5 – 10 triệu (điểm c khoản 2 Điều 64) 10 – 20 triệu (điểm c khoản 2 Điều 64) 20 – 30 triệu (điểm c khoản 3 Điều

65 Hành vi chủ động sử dụng...) Hành vi cung cấp nội dung TTSST, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ

10 – 15 triệu (điểm a khoản 3 Điều 64) 20 – 30 triệu (điểm a khoản 3 Điều 64) 30 – 50 triệu (điểm a khoản 4 Điều

65

Hành vi chủ động cung cấp...)

chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Hành vi đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia. 10 – 15 triệu (điểm c khoản 3 Điều 64) 20 – 30 triệu (điểm c khoản 3 Điều 64) 30 – 50 triệu (điểm d khoản 4 Điều

65 Hành vi chủ động đăng, phát...) Hành vi xuyên tạc sự thật lịch sử mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 15 – 25 triệu (điểm c khoản 4 Điều 64) 30 – 50 triệu (điểm c khoản 4 Điều 64) 70 – 100 triệu (điểm c khoản 5 Điều

65) Hành vi cung cấp,

trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự nhân phẩm của người khác. 5 – 10 triệu (điểm g khoản 3 Điều 66) 10 – 20 triệu

(điểm g khoản 3 Điều 66)

Hai là, về hình thức xử phạt bổ sung.

Trong một số các VPHC về cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH cụ thể nêu trên, chủ thể VPHC chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt tiền. Ngoài ra một số hành vi vi phạm khoản 3 và 4 Điều 64; vi phạm khoản 4 và 5 Điều 65 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP mới bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương

tiện vi phạm hành chính40 và tước quyền sử dụng giấy phép41 từ 01 – 03 tháng.

40 Điều 26 Luật XLVPHC năm 2012 quy định “Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC là việc sung vào ngân

sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến VPHC, được áp dụng đối với VPHC nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức”.

41 Khoản 1 Điều 25 Luật XLVPHC năm 2012 quy định “Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành

Thứ hai, về quy định trong Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ

ngày 15/4/2020)

Một là, về hình thức xử phạt chính.

Tương tự với quy định của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP về XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP cũng khơng trực tiếp quy định hình thức xử phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, hình thức xử phạt cảnh cáo vẫn được áp đụng đối với VPHC cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý. Còn các chủ thể khác khi vi phạm đều bị xử phạt dưới hình thức phạt tiền. Nghị định mới này đã quy định cụ thể mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực. Các VPHC thuộc lĩnh vực cơng nghệ thơng tin (Chương 5) có mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, tối đa đối với tổ chức là 200.000.000 đồng42. Đối với các VPHC về hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH nay đã được quy định rõ ràng tại một điều luật cụ thể là Điều 101, quy định về “trách nhiệm sử dụng dịch vụ MXH”. Theo đó, điều luật này quy định mức phạt tiền tối thiểu là 10.000.000 đồng

và tối đa là 30.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối thiểu đối với cá nhân là 5.000.000 đồng và tối đa là 15.000.000 đồng43. Bên cạnh đó, quy định riêng tại Điều 100 về tổ chức, doanh nghiệp thiết lập MXH, khi thực hiện hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm khi thiết lập MXH sẽ có mức phạt tiền tối thiểu là 50.000.000 đồng và tối đa là 70.000.000 đồng.

Một số quy định cụ thể tại Điều 100 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về “vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập MXH”: Tổ

chức, doanh nghiệp thiết lập MXH có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng với việc thực hiện các VPHV về cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH:

- Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, TTSST, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân (điểm a khoản 3);

- Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc (điểm d khoản 3);

động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.

42

Khoản 1 và 3 Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.

- Chủ động đăng, phát, truyền đưa, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia (điểm e khoản 3).

Một số quy định cụ thể tại Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về “Vi

phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ MXH”: Tổ chức, cá nhân thực

hiện các hành vi sau có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức:

- Hành vi lợi dụng MXH để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, TTSST, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân (điểm a khoản 1);

- Hành vi lợi dụng MXH để cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc (điểm d khoản 1);

- Hành vi lợi dụng MXH để cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia (điểm g khoản 1);

- Hành vi lợi dụng MXH để cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung cấm (điểm h khoản 1).

Hai là, về hình thức xử phạt bổ sung.

Ngồi hình thức xử phạt chính nêu trên, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP cũng quy định hình thức xử phạt bổ xung là tịch thu tang vật, phương tiện VPHC; tước quyền sử dụng giấy phép thiết lập mạng đối với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập

MXH44. Tuy nhiên, khác với Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, Điều 101 Nghị định này khơng quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi VPHC về trách nhiệm sử dụng dịch vụ MXH, trong đó bao gồm hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH.

1.2.2.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả

Các biện pháp khắc phục hậu quả là biện pháp trách nhiệm hành chính mang tính chất khơi phục. Bản chất pháp lý của nó là nhằm khơi phục lại tình trạng ban đầu mà hành vi vi phạm đã gây ra, đã làm thay đổi hoặc khơi phục những quyền, lợi ích hợp pháp bị VPHC xâm hại45. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng được quy định tại Điều 28 Luật XLVPHC năm 2012.

44

Khoản 4 Điều 100 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.

Trong Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, các quy định về XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH không được quy định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Ngược lại, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP lại quy định. Cụ thể, là biện pháp khắc phục hậu quả quy định đối với VPCH của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập MXH là “buộc gỡ bỏ đường dẫn đến TTSST hoặc gây nhầm lẫn,

thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi tại khoản 3; buộc thu hồi tên miền do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 3” quy định tại khoản 5 Điều 100. Và đối với

các cá nhân, tổ chức khác vi phạm quy định khoản 1 và 2 Điều 101 sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là “buộc gỡ bỏ TTSST hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi

phạm pháp luật”.

1.2.3. Thẩm quyền xử phạt

Đặc thù của XPVPHC là chủ thể có thẩm quyền XPVPHC đa dạng. Do đó, dù Luật XLVPHC năm 2012 đã quy định khá rõ ràng về thẩm quyền xử phạt nhưng trong các Nghị định chuyên ngành, nhà làm luật vẫn tiếp tục quy định cụ thể hơn phạm vi thẩm quyền XPVPHC của các chủ thể có thẩm quyền. Cụ thể tại Chương 7 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định về “Thẩm quyền lập biên bản và XPVPHC” trong nhiều lĩnh vực mà Nghị định điều chỉnh. Riêng với XPVPHC đối

với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH, các chủ thể có thẩm quyền xử phạt có thể chia làm 3 nhóm chính sau:

Thứ nhất, về thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức quy định trong Nghị định

số 174/2013/NĐ-CP (có hiệu lực đến ngày 15/4/2020).

Nhóm 1: Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông:

Chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thơng; Trưởng đồn thanh tra chuyên ngành của Sở Thông tin và truyền Thơng, của Cục Phát thanh, truyền hình và thơng tin điện tử có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền không vượt quá 100.000.000

đồng; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị khơng vượt q 100.000.000 đồng; áp dụng một số biện pháp khác phục hậu quả (khoản 2 Điều 95);

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Thông tin và truyền thơng

quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền không vượt quá 140.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị khơng vượt quá 140.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khác phục hậu quả (khoản 3 Điều 95);

Chánh thanh tra Bộ Thông tin và truyền thơng, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thơng tin điện tử có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền không vượt quá

200.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (khoản 4 Điều 95).

Nhóm 2: Uỷ ban nhân dân các cấp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền không vượt quá 100.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)