2.1. Thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cung
2.1.1. Thực trạng pháp luật và điểm tích cực
Tính đến cuối năm 2014, khi Nghị định số 174/2013/NĐ-CP có hiệu lực chưa được bao lâu, nước ta đang có hơn 300 MXH đã đăng ký hoạt động64. Mặc dù vậy, trong giai đoạn đầu có hiệu lực, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP chưa được sử dụng nhiều để điều chỉnh những vi phạm đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH nhưng nhìn chung cũng đã tạo ra hành lang pháp lý cho các lĩnh vực mà nó điều chỉnh.
So với Nghị định số 63/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/4/2007 quy định XPVPHC trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nghị định số 174/2013/NĐ- CP đã xuất hiện khái niệm MXH, cùng với những quy định cụ thể hơn về việc quản lý, cung cấp và sử dụng nó. Đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH, thay vì trước đây Nghị định số 63/2007/NĐ-CP chỉ có thể điều chỉnh hành vi này qua quy định: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi
“cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người
khác”65; thì nay, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP đã bổ sung thêm một số hành vi vi
phạm mới liên quan đến việc cung cấp, chia sẻ TTSST trên trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp. Bên cạnh việc tăng thêm quy định về số lượng
64 Nguyễn Quốc Sửu – Nguyễn Minh Thắng (2018), tlđd (16), tr. 10.
hành vi vi phạm, Nghị định còn quy định xử phạt thêm đối với loại hành vi vi phạm này của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập MXH. Sự bổ sung này là cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử phạt hành vi trên thực tế, bắt kịp với tốc độ phát triển của các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin nói chung và VPHC về hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH nói riêng.
Nghị định số 174/2013/NĐ-CP có “tuổi thọ” là 6 năm 3 tháng, tính từ ngày có hiệu lực là 15/01/2014 đến ngày được thay thế bởi Nghị định mới là 15/04/2020. Trong suốt thời gian này, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP cho thấy hiệu quả đối với việc XPVPHC về hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH rõ nét chỉ trong khoảng thời gian cuối có hiệu lực. Hiệu quả này thể hiện qua việc xử lý và răn đe đối với các hành vi tung tin thất thiệt, sai sự thật lên MXH ở bối cảnh đất nước đang trong giai đoạn phịng, chống đại dịch COVID-19, nhờ vậy mà tình trạng tin giả, tin sai sự thật trên MXH tại các địa phương được hạn chế. Đồng thời ý thức của người dùng MXH trong việc nhận dạng tin tức giả cũng có phần nâng cao, hạn chế việc lan truyền TTSST rộng rãi, cơ hội cho các cơ quan quản lý kịp thời xử lý và hạn chế gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Còn Nghị định số 15/2020/NĐ-CP nhìn chung đã khắc phục được một số hạn chế của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP trong quy định về XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH. Những điểm tích cực này của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP sẽ được đề cập cùng với những hạn chế, vướng mắc của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP mà nó đã khắc phục được trong mục tiếp theo sau đây.