Một số hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội (Trang 44 - 58)

2.1. Thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cung

2.1.2. Một số hạn chế, vướng mắc

Thứ nhất, một số hạn chế, vướng mắc của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP

mà Nghị định số 15/2020/NĐ-CP đã khắc phục được.

Một là, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP chưa có quy định về biện pháp khắc

phục hậu quả cần thiết.

Như thế nào là “ngăn chặn kịp thời” hành vi vi phạm và làm sao để “ngăn chặn kịp thời” là câu hỏi khó để trả lời một cách chính xác tuyệt đối. Có quan điểm cho rằng căn cứ xác định một hành vi vi phạm đã hoàn thành là sau khi bị lập biên bản vi phạm, quan điểm khác lại theo hướng hành vi vi phạm thực sự hoàn thành là sau khi có quyết định xử phạt66. Khó khăn này cũng khơng ngoại lệ đối với các

66

Bùi Thị Hoài (2017), Xử phạt vi phạm hành chính về nội dung thơng tin trong hoạt động báo chí, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 52.

VPHC về cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH, cũng như đối với việc ngăn chặn, khắc phục hậu quả do các VPHC này gây ra.

Các VPHC này như đã phân tích ở Chương 1 có hậu quả khó có thể định lượng bởi tốc độ lan truyền nhanh chóng và khó xác định phạm vi ở mơi trường xảy ra vi phạm là MXH, sử dụng nguồn tài nguyên Internet. Để ngăn chặn hậu quả của VPHC, người có thẩm quyền xử phạt sau khi ra quyết định xử phạt thường yêu cầu người vi phạm xóa bỏ nội dung TTSST đã đăng tải trên MXH, đồng thời phải cung cấp thơng tin cải chính lại nội dung sai sự thật đó. Tuy nhiên thực trạng pháp luật khơng có quy định về biện pháp khắc phục hậu quả nào như vậy đối với VPHC cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH. Đơn cử, ngày 03/02/2020, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Quyết định số 01/QĐ- XPVPHC67 xử phạt ông Nguyễn Nhựt Tân số tiền 12.500.000 đồng về hành vi cung cấp nội dung TTSST (vi phạm điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ- CP). Cụ thể, ông Nguyễn Nhựt Tân là nhân viên Trung tâm y tế huyện L.H (tỉnh Vĩnh Long) đã đăng tải lên tài khoản cá nhân Facebook của mình nội dung: “Cái

Răng, Cần Thơ có ca nhiễm virus Corona đầu tiên”68. Trước thông tin này, Công

an huyện Cái Răng phối hợp cùng Công an Thành phố Cần Thơ đã xác minh thơng tin này hồn tồn sai sự thật. Ngồi hình thức phạt tiền, ơng Nhựt Tân khơng bị áp dụng bất kỳ một chế tài nào khác. Bất cập ở đây là việc yêu cầu chủ thể vi phạm thực hiện các hành động nhằm kịp thời hạn chế hậu quả là cần thiết nhưng lại khơng có cơ sở pháp lý để đưa vào quyết định, trở thành chế tài bắt buộc người vi phạm phải thực hiện. Với ví dụ vừa nêu, đối chiếu Điều 75 Luật XLVPHC năm 2012, “cá

nhân, tổ chức bị XPVPHC phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định XPVPHC” thì ơng Nguyễn Nhựt Tân chỉ cần nộp

đủ tiền phạt trong thời hạn quy định là đã chấp hành xong quyết định xử phạt.

Từ phân tích trên, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định về việc XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH cần bổ sung thêm biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc gỡ bỏ TTSST, thông tin có nội dung gây nhầm lẫn hoặc thơng tin vi phạm pháp luật”. Đồng thời, pháp luật cần quy định rõ ràng về thời

gian áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này vì đặc điểm lan nhanh của TTSST và hậu quả khó có thể định lượng mà nó gây ra.

67 Xem thêm Phụ lục 02.

68 Báo điện tử Cần Thơ, “Xử phạt 12,5 triệu đồng đối tượng đăng thông tin không đúng về dịch bệnh liên quan virus corona ở Cần Thở”, https://baocantho.com.vn/xu-phat-12-5-trieu-dong-doi-tuong-dang-thong-tin- khong-dung-ve-dich-benh-lien-quan-virus-corona-o-ca-a117785.html, truy cập ngày 06/5/2020.

Khắc phục vƣớng mắc này, Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP đã quy

định biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm trách nhiệm sử dụng MXH, cụ thể tại khoản 3: “Buộc gỡ bỏ TTSST hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi

phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này”. Về thời gian thực hiện vẫn tuân theo quy định chung tại Điều 75 Luật XLVPHC năm 2012.

Hai là, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP cho phép nhiều chủ thể có thẩm

quyền XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH nhưng chưa hợp lý.

Theo nguyên tắc “người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh

VPCH” thì nghĩa vụ chứng minh lỗi của người vi phạm thuộc về cơ quan nhà nước.

Không thể phủ nhận đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên đối với việc XPVPHC hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH, nguyên tắc này là một trở ngại không nhỏ cho một số chủ thể có thẩm quyền xử phạt. Cụ thể là các chủ thể như Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp (đặc biệt là Uỷ ban nhân dân cấp huyện). Nhận định này không mang ý nghĩa phủ nhận khả năng áp dụng pháp luật của các chủ thể này. Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế, các hành vi vi phạm trên mơi trường mạng nói chung và trên MXH nói riêng đang ngày càng có xu hướng trở nên tinh vi, việc thu thập chứng cứ chứng minh trong nhiều trường hợp địi hỏi phải có nghiệp vụ chuyên môn riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin mới có thể nhanh chóng, kịp thời xử lý vụ việc. Trong khi các chủ thể nêu trên không phải là những cơ quan chức năng được trang bị đầy đủ phương tiện hỗ trợ và có chun mơn cao trong lĩnh vực này. Do vậy, việc quy định thêm các chủ thể này có thẩm quyền xử phạt đối với VPHC về hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH là không cần thiết, hình thức; khiến các quy định về thẩm quyền xử phạt trở nên cồng kềnh và thiếu tính khoa học trong kỹ năng lập pháp.

Khắc phục hạn chế này, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP đã “gọi tên” cụ thể

một số chủ thể nào có thẩm quyền xử phạt đối với Điều luật nào. Theo đó, Giám đốc Công an cấp tỉnh69, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao hay các chức danh Cục trưởng khác được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 120 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP sẽ có quyền xử phạt đối với các VPHC tại khoản 3 Điều 100 (quy định về “Vi phạm các quy định về trách nhiệm

của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập MXH”) và Điều 101 (quy định về “Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ MXH”).

Ba là, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể về XPVPHC đối với việc cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH.

Nghị định số 174/2013/NĐ-CP không đề cập đến các VPHC trên môi trường MXH mà chỉ quy định về các hành vi vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp. Tuy nhiên, việc áp dụng điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP để XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin thất thiệt, sai lệch với sự thật trên MXH mang tính tạm thời nhưng cũng khơng phải là khơng có cơ sở.

Theo quy định pháp luật, MXH và trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp là những khái niệm khác nhau70. Tuy nhiên, Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định “phân loại trang thông tin điện tử” thành 5 loại, bao

gồm: Báo điện tử dưới hình thức trang thơng tin điện tử; Trang thông tin điện tử tổng hợp; Trang thông tin điện tử nội bộ; Trang thông tin điện tử cá nhân và Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành. Nghị định này cũng nêu rõ tại khoản 4 Điều này: “Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân

thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng MXH để cung cấp, trao đổi thơng tin của chính cá nhân đó, khơng đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”. Đồng thời, định nghĩa về MXH cũng cho thấy việc

tạo trang thông tin điện tử cá nhân là một trong nhiều tính năng quan trọng mà MXH cung cấp. Vậy, những VPHC về cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH dưới hình thức đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân cũng chính là VPHC đối với quy định về trang thông tin điện tử (Phần lớn các VPHC bị xử phạt đều xuất phát từ việc đăng tải TTSST trên trang thông tin điện tử cá nhân). Trong trường hợp này, việc áp dụng Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP để XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH là có cơ sở. Dù vậy, vẫn khơng thể phủ nhận, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP với những quy định vừa phân tích

70 Khoản 22 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định : “MXH (social network) là hệ thống thông tin

cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm các dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”. Khoản 21 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định : “Trang thông tin điện tử (website) là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thơng tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thơng tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng hệ thông tin trên internet”. Khoản 2

Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định: “Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử

của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thơng tin đó”.

cũng có khả năng dẫn đến bỏ lọt hành vi vi phạm, đồng thời khiến việc áp dụng pháp luật trên thực tế khơng được thống nhất. Chủ thể xử phạt có xu hướng áp dụng tương tự quy phạm pháp luật (Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP) trong các trường hợp cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH không đăng tải trên trang thông tin điện tử cá nhân của mình; hoặc tùy nghi áp dụng điểm a khoản 3 Điều 64 hoặc điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP. Cụ thể, điểm g khoản 3 Điều 66 quy định XPVPHC đối với hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử

dụng thông tin số71” nhằm “xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh

dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Việc một VPHC về cung cấp, chia sẻ

TTSST trên MXH có thể áp dụng nhiều quy định khác nhau để xử phạt như vậy khiến mức xử phạt có sự chênh lệch nhất định, đồng thời vi phạm nguyên tắc “đảm bảo công bằng”.

Khắc phục vƣớng mắc trên, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP đã quy định

những VPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH trong duy nhất Điều 101: “Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ MXH”. Đồng

thời, Nghị định cũng vẫn quy định “Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập MXH” và “Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy cập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin” ở hai

Điều luật riêng khác (lần lượt tại Điều 100 và Điều 102). Sự thay đổi này giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc áp dụng để XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH.

Thứ hai, quy định về hành vi bị cấm về việc cung cấp, chia sẻ TTSST trên

MXH còn được quy định tản mạn, chưa có sự thống nhất.

Để có cơ sở cho việc xác định và xử lý các vi phạm, Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP) quy định về các nội dung bị cấm đăng tải trên khơng gian mạng nói chung và nội dung TTSST trên MXH nói riêng. Điều 7 Luật An tồn thơng tin mạng năm 2015 đồng thời cũng liệt kê những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình sử dụng mạng; trong đó, hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH được bao hàm. Năm 2019, Luật An ninh mạng năm 2018 có hiệu lực, cũng quy định các nội dung bị cấm đăng tải trên không gian mạng (Điều 16, 17, 18). “Nhìn chung, các quy định ở ba văn bản này

71 Theo khoản 2 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 quy định “Thông tin số là thông tin được tạo lập

tuy có sự đồng nhất về mặt nội dung nhưng nội hàm pháp lý còn những mâu thuẫn nhất định”72.

Hiện nay, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP (thay thế bởi Nghị định số 15/2020/NĐ-CP từ ngày 15/4/2020) được áp dụng để XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH. Tuy nhiên so với quy định tại Điều 16 Luật An ninh mạng năm 2018, các hành vi đăng tải TTSST trên mạng nói chung được quy định ở hai Nghị định trên không chi tiết và rõ ràng bằng các quy định tại Điều 16 Luật này. Và trong tương lai, chắc hẳn Chính phủ sẽ ban hành các Nghị định XPVPHC căn cứ trên các quy định tại Luật An ninh mạng năm 2018.

Do đó, tác giả kiến nghị: Chính phủ cần rà sốt các Nghị định có liên quan nhằm xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật sao cho không mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật hiện hành, đặc biệt là nội dung cùng điều chỉnh với Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH đang có hiệu lực.

Thứ ba, quy định về XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên

MXH cịn có sự chồng chéo giữa các văn bản khác nhau gây ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật trong công tác xử phạt.

Ngoài những quy định tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP và Nghị định số 15/2020/NĐ-CP thì cịn có một số quy định trong Nghị định ở những lĩnh vực khác cũng có khả năng điều chỉnh các VPHC về hành vi cung cấp, chia sẻ TTTSST trên MXH. Theo đó, tại điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 “quy định XPVPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình” thì hành vi “viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân” sẽ có mức xử phạt từ

2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Tuy nhiên với quy định này, các chủ thể có thẩm quyền hồn tồn vẫn có khả năng để áp dụng trong trường hợp hành vi phát tán các nội dung xuyên tạc, vu cáo này trên mơi trường MXH vì quy định khơng nói rõ hành vi vi phạm có thể thực hiện thơng qua phương tiện nào.

Từ đó, tác giả kiến nghị: cần đưa ra những quy định, hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp quy định về XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST có sự chồng chéo. Theo đó có thể quy định theo hướng loại trừ áp dụng đối với “vi

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội (Trang 44 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)