1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính đối vớ
1.2.4.1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
“Thời hiệu là một phương sách cho phép một người sau một khoảng thời gian được giải phóng khỏi những nghĩa vụ hay trách nhiệm”46. “Thời hiệu
XPVPHC là thuật ngữ pháp lý dùng để diễn tả khoảng thời gian theo quy định pháp luật mà khoảng thời gian đó xác định tính hợp pháp của quyết định XPVPHC” 47. Hiện tại, theo Luật XLVPHC năm 2012, thời hiệu XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH là 1 năm48. Đồng thời, điểm b khoản 1 Điều 6 cũng quy định thời điểm để tính thời hiệu XPVPHC như sau:
- Đối với VPHC đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
- Đối với VPHC đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm.
Với quy định này, Luật XLVPHC năm 2012 đã có sự giải thích rõ ràng về cách tính thời hiệu đối với VPHC có tính chất khác nhau như: VPHC có tính chất kéo dài, liên tục; VPHC kết thúc ngay;... Tuy nhiên trên thực tế, quy định này trong nhiều trường hợp cũng khó để xác định chính xác về thời hiệu đối với các VPHC49.
1.2.4.2. Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính
Thời hạn XPVPHC có thể hiểu là khoảng thời gian mà chủ thể có thẩm quyền xử phạt VPHC tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm xác định cá nhân, tổ chức có thực hiện VPHC hay khơng, nếu có thì phải gánh chịu hình thức xử phạt,
46 Cao Vũ Minh (2014), “Thời hiệu và thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012”, Tạp chí Quản lý Nhà nước và Pháp luật, số 11/2014, tr. 49.
47 Cao Vũ Minh (2014), tlđd (46), tr. 54.
48 Điểm a khoản 1 Điều 6 Luật XLVPHC năm 2012.
biện pháp khắc phục hậu quả nào cho đến khi ban hành quyết định XPVPHC50. Khi đó, trong thời hạn XPVPHC sẽ bao gồm cả thời hạn ra quyết định XPVPHC.
Tuy nhiên, giữa thời hiệu và thời hạn XPVPHC có quan hệ chưa được thống nhất, thậm chí mâu thuẫn nhau51. Theo khoản 1 Điều 65 Luật XLVPHC năm 2012, một trong những trường hợp không ra quyết định XPVPHC là “hết thời hiệu XPVPHC quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định XPVPHC quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66”. Trong khi, trường hợp XPVPHC đối với
cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng như đã đề cập nhưng thời gian mà cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét vẫn được tính vào thời hiệu XPVPHC52. Vậy, các trường hợp XPVPHC về hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH do cơ quan tố tụng chuyển đến mà các cơ quan này đã có thời gian thụ lý, xem xét hơn 1 năm thì thời hiệu XPVPHC xem như khơng cịn. Và trường hợp này khơng ra quyết định XPVPHC. Trong trường hợp này, VPHC gây nguy hại đã không được xử phạt kịp thời, nghiêm minh, vi phạm quy tắc XPVPHC. Đồng thời, tại khoản 3 Điều 66 quy định về chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính như sau: “Thời hạn ra quyết định XPVPHC là 30 ngày kể từ ngày nhận
được các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm”.
Trong trường hợp thời hiệu vẫn còn nhiều tháng để XPVPHC thì với quy định tại Điều 66, thời hạn chỉ cịn 30 ngày để người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Rõ ràng, “thời hạn đã vơ hiệu hóa thời hiệu”53
. Bất cập này khiến cho các VPHC nói chung và VPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH nói riêng sẽ có khả năng khơng bị XPVPHC. Qua đó, các nhà làm luật cần có giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động XPVPHC về vấn đề này.
Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt VPHC là khoảng thời gian mà khi kết
thúc thì người bị XPVPHC nếu khơng tái phạm sẽ được coi là chưa bị XPVPHC. Thời hạn này là 06 tháng đối với hình phạt cảnh cáo hoặc 01 năm đối với các hình thức xử phạt khác, thời điểm tính từ ngày chấp hành xong quyết định XPVPHC khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định XPVPHC54.
1.2.5. Thủ tục xử phạt
Thủ tục XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH được thực hiện theo quy định về thủ tục XPVPHC trong Luật XLVPHC năm 2012. Căn
50 Cao Vũ Minh (2014), tlđd (46), tr. 54.
51 Cao Vũ Minh (2014), tlđd (46), tr. 55.
52 Điểm c khoản 1 Điều 6 Luật XLVPHC năm 2012
53 Cao Vũ Minh (2014), tlđd (48), tr. 55.
cứ vào tính chất, nội dung và mục đích của thủ tục này, người ta chia ra hai loại: thủ tục không lập biên bản (thủ tục đơn giản) và thủ tục có lập biên bản. Tuy nhiên, việc buộc chấm dứt VPHC là bước đầu tiên được áp dụng đối với cả hai loại thủ tục xử phạt này. Theo đó, để kịp thời ngăn chặn hậu quả mà VPHC có thể gây ra, chủ thể có thẩm quyền đang thi hành cơng vụ áp dụng “buộc chấm dứt hành vi VPHC” đối với VPHC đang diễn ra, nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Việc này có thể được thực hiện bằng lời nói, cịi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật55
.
1.2.5.1. Thủ tục không lập biên bản
Thủ tục không lập biên bản hay còn gọi là thủ tục đơn giản được áp dụng cho những VPHC đơn giản, rõ ràng, không nghiêm trọng, khơng có tình tiết phức tạp cần xác định thêm, bao gồm xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, đến 500.000 đồng đối với tổ chức. Trong trường hợp áp dụng thủ tục xử phạt đơn giản, người có thẩm quyền xử phạt khơng lập biên bản và ra quyết định XPVPHC tại chỗ (trừ trường hợp VPHC được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản)56. Trong đó, với hình thức xử phạt cảnh cáo, tuy là hình thức xử phạt chính nhưng mang tính chất giáo dục nhiều hơn là trừng phạt57. Đối với hình thức phạt tiền, tại khoản 2 Điều 69 Luật XLVPHC năm 2012 quy định, cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Điểm tích cực của thủ tục này là tránh dồn nhiều vụ vi phạm nhỏ đến cấp trên, gây mất thời gian và thêm phức tạp trong khi hàng ngày có quá nhiều những vụ việc cần được xử lý; đồng thời cũng giảm thiểu khó khăn, phiền hà cho người vi phạm phải di chuyển đến Kho bạc Nhà nước để đóng phạt. Nhiều quan điểm cũng lo ngại, việc xử phạt và thu tiền phạt tại chỗ sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực. Tuy nhiên, cần nhìn nhận, pháp luật quy định người có thẩm quyền xử phạt khơng lập biên bản nhưng vẫn phải ra quyết định. Quyết định này được thể hiện bằng văn bản và đáp ứng các yêu cầu về nội dung quyết định tại khoản 2 Điều 56 Luật XLVPHC năm 2012. Đồng thời, người bị xử phạt được giữ 01 bản quyết định XPVPHC và người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức đã nộp phạt. Do vậy, người bị xử phạt cần lưu ý, giám sát quá trình tiến hành thủ tục xử phạt, để đảm bảo quyền, lợi ích của mình. Hơn nữa, hình thức nộp phạt trực tuyến hiện nay đang được thử nghiệm ở một số lĩnh vực cũng góp
55 Điều 55 Luật XLVPHC năm 2012.
56 Khoản 1 Điều 56 Luật XLVPHC năm 2012.
57
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
phần nâng cao tiện ích cho người nộp phạt, cơ quan nhà nước, cũng như hạn chế một số tiêu cực mà người dân lo ngại.
1.2.5.2. Thủ tục có lập biên bản
“Trừ những VPHC xử lý theo thủ tục không lập biên bản, những trường hợp còn lại phải xử lý theo thủ tục có lập biên bản” 58. Tức là, các vụ vi phạm phức tạp, cần thời gian để cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xác minh có mức phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức và các trường hợp VPHC phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản xử phạt. Biên bản là chứng cứ pháp lý quan trọng để ghi nhận sự việc xảy ra, cũng là cơ sở để chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào đó để quyết định việc ra quyết định XPVPHC hay khơng59. Do đó, biên bản VPHC phải được lập kịp thời và đảm bảo yêu cầu về nội dung biên bản VPHC quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật XLVPHC năm 2012.
Với các Nghị định về XPVPHC trong những lĩnh vực khác nhau thì đại đa số các VPHC đều áp dụng theo thủ tục có lập biên bản60
. Cụ thể các VPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH cũng sẽ áp dụng thủ tục xử phạt có lập biên bản. Vì các hành vi này đều khơng quy định hình thức phạt cảnh cáo và đều có mức xử phạt trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức vi phạm. Điều này là phù hợp với tính chất, mức độ nguy hại của VPHC trong lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng tăng và tinh vi, cùng với đó việc xử phạt của chủ thể có thẩm quyền cũng đạt được sự chính xác hơn, khách quan hơn; tránh sự vi phạm quyền tự do dân chủ, áp đặt và hạn chế khiếu kiện. Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền XPVPHC nếu hành vi vi phạm có mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức61.
Người có thẩm quyền lập biên bản đối với VPHC cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH là các chức danh nêu tại Điều 95, 96, 97, 98, 99 và 100 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP (đây chính là các chức danh có thẩm quyền xử phạt nêu tại mục 1.2.4), cơng chức, viên chức đang thi hành công vụ trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin đều có quyền lập biên bản VPHC theo quy định62. Nghị định số 15/2020/NĐ-CP
58 Nguyễn Cửu Việt (2013), tlđd (28), tr. 536.
59 Nguyễn Cửu Việt (2013), tlđd (28), tr. 538.
60 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), tlđd (57), tr. 343.
61
Khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC năm 2012.
đã phân định rõ thẩm quyền xử phạt. Theo đó các chức danh có thẩm quyền XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST quy định tại Điều 100, Điều 101 Nghị định này bao gồm Thanh tra chuyên ngành Thông tin và truyền thông; Giám đốc Công an cấp tỉnh và các chức danh Cục trưởng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 120 Nghị định này. Việc xác định rõ thẩm quyền lập biên bản VPHC sẽ hạn chế được sự chồng chéo về thẩm quyền trong quá trình xử lý vụ việc vi phạm.
Sau khi lập biên bản VPHC, chủ thể có thẩm quyền phải thực hiện các biện pháp: xác minh tình tiết vụ việc VPHC (Điều 59); Xác định giá trị tang vật VPHC để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt (Điều 60); Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 62); Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính (Điều 63);... Kết quả của hoạt động XPVPHC là quyết định XPVPHC. Việc ra quyết định XPVPHC cũng phải đảm bảo thời hạn quy định tại Điều 66 Luật XLVPHC năm 2012. Theo đó, thời hạn để người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định XPVPHC là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản về VPHC63.
Kết luận Chƣơng 1
Từ những vấn đề đã tổng hợp, phân tích và trình bày trong Chương 1 của Khóa luận, tác giả có thể rút ra một số kết luận như sau:
1. TTSST thường liên quan tới vấn đề đang được dư luận quan tâm, có khả năng lan truyền nhanh chóng, đặc biệt là trên MXH. Tuy nội dung TTSST khơng có tính chính xác và khơng có giá trị sử dụng nhưng lại có thể gây ra nhiều hậu quả về cả vật chất và tinh thần cho đối tượng bị xâm phạm. Thiệt hại này khó có thể định lượng.
2. VPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH cũng giống như VPHC trong các lĩnh vực khác, cũng có các dấu hiệu cơ bản của VPHC như: hành vi có tính trái pháp luật, chủ thể vi phạm có năng lực chịu trách nhiệm hành chính, có lỗi và theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính.
VPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung; về quản lý, cung cấp và sử dụng thơng tin mạng nói riêng. Ngồi ra, hành vi vi phạm này còn ảnh hưởng khơng nhỏ đến chính chủ thể bị đưa tin sai sự thật về cả vật chất lẫn tinh thần. Hơn thế, hậu quả có thể ảnh hưởng đến số đông những người tiếp nhận được TTSST trên MXH, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân.
3. Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định về XPVPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện và giao dịch điện tử chưa được rõ ràng, do quy định thẩm quyền xử phạt chung cho tất cả hành vi vi phạm trong cả 5 lĩnh vực. Việc không tách bạch thẩm quyền XPVPHC dẫn đến dễ nhầm lẫn thẩm quyền XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH với các VPHC khác trong cùng hoặc không cùng lĩnh vực được quy định chung trong Nghị định.
4. Nhìn chung, pháp luật về XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH cũng đã phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý trật tự nhà nước về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, với sự vận động không ngừng của xã hội, pháp luật về XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH nói chung, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP nói riêng đã bộc lộ những hạn chế nhất định và được thay thế bởi Nghị định số 15/2020/NĐ-CP. Với sự thay thế này, thực trạng pháp luật và xử phạt đã có nhiều điểm tích cực; song, nhiều bất cập vẫn cịn tồn tại. Những điểm tích cực cũng như bất cập sẽ được trình bày trong chương kế tiếp của Khóa luận, qua đó tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các vấn đề này.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI CUNG CẤP, CHIA SẺ THÔNG
TIN SAI SỰ THẬT TRÊN MẠNG XÃ HỘI