2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cung cấp, chia sẻ
2.2.1. Thực trạng xử phạt và điểm tích cực
Kể từ khi có hiệu lực, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP đã khơng ít lần thực hiện “sứ mạng” của mình trong việc là cơ sở pháp lý cho các chủ thể có thẩm quyền XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH. Tuy trong những năm đầu có hiệu lực, các chủ thể có thẩm quyền chưa áp dụng Nghị định số 174/2013/NĐ-CP để xử lý triệt để các VPHC này, cũng như còn nhiều hạn chế khác
trong thực tiễn xử phạt. Nhưng trong những năm trở lại đây, người dân đã dần nhìn thấy được sức nặng của văn bản quy phạm pháp luật này, điển hình là “sự thể hiện” của nó trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Những thông tin lan truyền về dịch bệnh bắt đầu xuất hiện và tiếp cận đến người dân Việt Nam khoảng đầu năm 2020. Theo thống kê của Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tính đến gần cuối tháng 3 năm 2020, trên khơng gian mạng Việt Nam đã có hơn 90.000 thơng tin liên quan đến tình hình dịch bệnh. Với sức nóng của sự kiện này, nhiều TTSST đã ra đời xung quanh từng diễn biến của dịch bệnh, chẳng hạn thông tin bịa đặt về máy bay phun khử trùng cả nước; thông tin sai lệch về việc bệnh nhân thứ 17 mắc COVID-19 tham dự khai trương hãng thời trang Uniqlo tại phố Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) nhưng thực chất đã được cách ly trước đó; TTSST về việc khơng được trị thương trong khu cách ly hay những bài thuốc có thể chữa bệnh dịch COVID-19 hiệu quả gây hoang mang, rối loạn thông tin trong nhân dân, tạo sự ngờ vực về công tác lãnh đạo, quản lý của các cơ quan chức năng và gây nên khó khăn trong cuộc chiến chống COVID-19. Trong hơn 2 tháng (tính đến ngày 26/03/2020), cơng an các đơn vị địa phương trong cả nước đã xác minh, làm việc gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật, trong đó hơn 300 đối tượng trong nước TTSST về dịch COVID-19 trên không gian mạng đã bị cơ quan chức năng xử lý87.
Có thể thấy, đại dịch COVID-19 không phải là sự kiện duy nhất tạo môi trường cho các TTSST ra đời nhưng có lẽ là sự kiện thu hút sự quan tâm của cộng đồng người Việt Nam và cả thế giới nhiều nhất và kéo dài nhất trong 10 năm trở lại đây. Cũng vì lẽ đó mà cuộc chiến chống COVID-19 ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang được diễn ra trên nhiều mặt trận. Trong đó, thông tin trên mạng là một trong những vấn đề mà nhà nước ta đã đặt ra sự quan tâm ngay từ đầu cũng như có những cơng tác quản lý, rà sốt để nhanh chóng xử lý các trường hợp tung tin sai sự thật, đặc biệt là trên mơi trường MXH. Qua đó, khơng thể phủ nhận hiệu quả của các văn bản pháp luật mà nhà nước ban hành, cụ thể là Nghị định số 174/2013/NĐ-CP được áp dụng XPVPHC đối với các hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH. Việc kiểm soát và nhanh chóng xử lý các TTSST, đồng thời phối hợp với công tác tuyên truyền, kịp thời truyền thông những nội dung chính thống đã khiến cho cộng đồng mạng có phần thay đổi cách tiếp cận thơng tin cùng
87 Báo điện tử VOV – Đài tiếng nói Việt Nam, “Cơng an làm việc với gần 700 trường hợp tung tin sai về Covid-19”, https://vov.vn/phap-luat/tu-van-luat/cong-an-lam-viec-voi-gan-700-truong-hop-tung-tin-sai-ve- covid19-1027193.vov, truy cập ngày 13/4/2020.
việc nâng cao ý thức cá nhân trong việc phát biểu quan điểm cá nhân, chia sẻ thơng tin trên MXH.
Tuy vẫn cịn nhiều quan điểm cho rằng Nghị định này chưa đủ sức răn đe đối với các VPHC, cũng như việc tung tin sai sự thật trên MXH vẫn chưa phải hoàn tồn bị loại bỏ nhưng nhìn chung, trong bối cảnh khó khăn như thế, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP đã phát huy được “sứ mệnh’ của mình đối với việc XPVPHC về hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH.
2.2.2. Một số hạn chế, vướng mắc
Đến nay, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP đã chấm dứt hiệu lực và Nghị định số 15/2020/NĐ-CP cũng đã phát huy trên thực tế. Việc có hiệu lực chưa bao lâu, khiến việc đánh giá thực tiễn xử phạt khi áp dụng Nghị định số 15/2020/NĐ-CP có thể gặp một số khó khăn nhất định cũng như thiếu tính tồn diện. Do vậy việc nhìn nhận thực tiễn áp dụng Nghị định số 174/2013/NĐ-CP là cần thiết. Theo đó, thực tiễn XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH có một số hạn chế, vướng mắc như sau.
Thứ nhất, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật XPVPHC đối với
hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH chưa thống nhất đối với cùng một VPHC, cũng như cịn thiếu tính hợp lý.
Một là, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật XPVPHC đối với hành
vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH chưa thống nhất.
Trong thời gian dịch COVID-19 đang trở thành tâm điểm chú ý, chỉ riêng Hà Nội tính đến ngày 13/4/2020 đã xử lý 78 trường hợp đưa tin sai sự thật về dịch bệnh88. Ngày 11/02/2020, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an Thành phố Hà Nội) phối hợp cùng Công an quận Đống Đa đã triệu tập đối tượng V.L.A vì hành vi đăng tải nội dung TTSST về việc đã có thuốc kháng vi-rút COVID-19 lên MXH Facebook. Đối tượng này đã bị xử phạt 12.500.000 đồng, vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP89
.
Ngày 17/02/2020, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hậu Giang đã ban hành quyết định xử phạt 7.500.000 đồng đối với T.T.N.Y vì đăng tải TTSST về dịch bệnh COVID-19 trên MXH theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều
88
Báo điện tử Hànộimới, “Đã xử lý 78 trường hợp tung tin sai sự thật về dịch Covid-19”, https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/964385/da-xu-ly-78-truong-hop-tung-tin-sai-su-that-ve-dich-covid- 19, truy cập ngày 13/4/2020.
89 Cổng thông tin điện tử Công an TP. Hà Nội, “Xử phạt 8X bán hàng online tung tin giả về thuốc khánh virus corona”, https://congan.hanoi.gov.vn/tim-kiem/xu-phat-8x-ban-hang-online-tung-tin-gia-7675, truy cập ngày 10/5/2020.
66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP. Trước đó, đối tượng T.T.N.Y đã sử dụng tài khoản cá nhân chia sẻ thơng tin về dịch bệnh COVID-19 và bình luận vào bài chia sẻ này với nội dung sai sự thật là có 02 người chết ở nhà máy giấy Lee&Man nhưng báo chí chưa cập nhật90.
Tuy điểm g khoản 3 Điều 66 hay điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP đều có thể làm căn cứ pháp lý XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH gây hoang mang dư luận. Nhưng cùng một khoảng thời gian mà việc XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH diễn ra một cách liên tục và rộng khắp các địa phương trên cả nước thì việc áp dụng pháp luật cũng nên có sự nhất quán. Dù thực tế, các cơ quan chức năng hồn tồn có thể bị lúng túng khi lựa chọn áp dụng điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền cao hơn từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân để tăng tính răn đe trong bối cảnh đất nước đang đấu tranh chống tin giả về dịch bệnh COVID-19 hay mức phạt tiền đối với cá nhân chỉ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66. Nhưng việc cơ quan chức năng có thể tùy nghi lựa chọn điều luật để xử phạt với mức chênh lệch mức phạt tiền gấp đôi như thế không thể tránh khỏi những nghi vấn hay tiêu cực từ xã hội đặt ra đối với các cơ quan có thẩm quyền. Mặc dù, vấn đề này đã được Nghị định số 15/2020/NĐ-CP khắc phục bằng quy định cụ thể về trách nhiệm sử dụng dịch vụ MXH tại Điều 101, nhưng đây cũng là kinh nghiệm cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc chủ động hướng dẫn và thống nhất áp dụng pháp luật XPVPHC trong trường hợp các quy định có sự trùng lặp, vướng mắc.
Hai là, việc áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền cịn thiếu hợp
lý.
Cụ thể, ngày 10/12/2019 Chánh Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hà Tĩnh ra Quyết định số 110/QĐ-XPVPHC91 đối với ông Bùi Đức Hiếu đã thực hiện VPHC “chủ động cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung
vi phạm pháp luật” vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 65 Nghị định số
174/2013/NĐ-CP với mức tiền phạt là 5.000.000 đồng. Trước đó ngày 05/12/2019, Bùi Đức Hiếu đã chia sẻ lại (tính năng chia sẻ của MXH) bài viết có nội dung TTSST về dự án san lấp mặt bằng ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) từ trang thông tin điện tử (fanpage) có tên “Cổng giao tiếp điện tử thị xã Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh” trên
90 Cổng thông tin điện tử Sở Thông tin và truyền thơng Hậu Giang, “Xử phạt 7,5 triệu đồng vì thơng tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19”, https://www.mic.gov.vn/Pages/TinTuc/140691/Xu-phat-7-5-trieu-dong-vi- thong-tin-sai-su-that-ve-dich-benh-Covid-19.html, truy cập ngày 14/4/2020.
MXH Facebook có hình ảnh mạo danh “Cổng thơng tin điện tử thị xã Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh” chính thống. Đồng thời Bùi Đức Hiếu đã sao chép nội dung bài viết này, đăng lại trên trang cá nhân Facebook của mình và kêu gọi mọi người chia sẻ rộng rãi. Ngày 07/12/2020, nhận được yêu cầu gỡ bài đăng, Đức Hiếu đã gỡ bài đăng nhưng vẫn giữ nguyên bài chia sẻ92.
Theo đó, Điều 65 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định về “vi phạm các
quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp MXH”, tức là trách
nhiệm mà tổ chức, doanh nghiệp cung cấp MXH phải thực hiện, không là trách nhiệm của người dùng MXH nên quy định này không thể áp dụng cho cá nhân vi phạm theo cách quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này là “cá nhân thực hiện
cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức”. Do
vậy việc áp dụng quy định tại Điều 65 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Quyết định là chưa phù hợp. Thay vào đó, hành vi vi phạm của Bùi Đức Hiếu có thể áp dụng điểm b khoản 1 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định VPHC
“cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm quy định pháp luật” với mức phạt tiền đối với cá nhân từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000
đồng. Đồng thời, Bùi Đức Hiếu đã sao chép lại và đăng lên trang thông tin điện tử cá nhân trên MXH Facebook để kêu gọi mọi người chia sẻ TTSST, hành vi này phải bị XPVPHC về hành vi cung cấp TTSST trên MXH. Vậy, cơ quan có thẩm quyền đã khơng chỉ áp dụng quy định chưa phù hợp mà cịn bỏ sót hành vi vi phạm của đối tượng này trong vụ việc trên.
Bên cạnh đó, thực tiễn xử phạt cho thấy có trường hợp cơ quan chức năng có thẩm quyền kết luận một đường nhưng áp dụng pháp luật một nẻo. Cụ thể, ngày 21/03/2020, Phịng An ninh Chính trị nội bộ tỉnh Bình Dương phối hợp với Cơng an huyện n Khánh triệu tập Phạm Thị Hồng Ch. để làm rõ hành vi đăng tải TTSST liên quan đến dịch COVID-19 trên trang Facebook cá nhân. Đối tượng này đã đăng tải trên MXH nội dung: “Thường xuyên gặp được Quan thế âm bồ tát, người có tượng được mọi người cúng bái trong chùa và Diêm Vương là người cai quản âm phủ, nơi con người đến khi chết. Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 20/03/2020 thì Diêm Vương cho gặp và chỉ cho cách chữa bệnh, cứ ăn cật dê sẽ khỏi...”. Qua xác minh,
công an khẳng định đây là “TTSST, mang quan điểm nhận thức cá nhân nhằm thu
hút sự quan tâm, theo dõi trên MXH gây hoang mang dư luận”. Hiện cơ quan chức
năng đã ra Quyết định xử phạt hành chính 15 triệu đồng đối với Phạm Thị Hồng Ch.
92 Báo điện tử Hà Tĩnh, “Cung cấp đường dẫn có nội dung vi phạm, facebooker ở Hà Tĩnh bị phạt 5 triệu đồng”, https://baohatinh.vn/phap-luat-doi-song/cung-cap-duong-dan-co-noi-dung-vi-pham-facebooker-o-ha- tinh-bi-phat-5-trieu-dong/183603.htm, truy cập ngày 14/4/2020.
về hành vi vi phạm điểm b khoản 4 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP93. Tuy nhiên có thể thấy, nội dung vi phạm của đối tượng này không chỉ đơn giản là TTSST mà cịn là thơng tin mang tính chất mê tín dị đoan. Đồng thời chính quy định mà cơ quan này áp dụng cũng là về hành vi “cung cấp thơng tin mê tín dị
đoan”94. Qua đó cho thấy, việc áp dụng quy định pháp luật của cơ quan chức năng
chưa tương ứng, thống nhất với kết luận của chính cơ quan đó.
Vì vậy, tác giả kiến nghị: Chủ thể có thẩm quyền khi quyết định xử phạt cần tuân thủ nghiêm chỉnh quy định pháp luật. Cụ thể, khi điều tra, xác minh cần làm rõ các hành vi vi phạm để đưa ra kết luận chính xác, đồng thời phải lưu ý để áp dụng quy định pháp luật phù hợp. Bởi lẽ, việc khơng xác định chính xác hành vi và áp dụng quy định pháp luật không phù hợp không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xử phạt mà cịn gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của cơ quan, chủ thể có thẩm quyền xử phạt.
Thứ hai, việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ không được quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật về XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH; cũng như việc chưa áp dụng các tình tiết tăng nặng hợp lý.
Hiện nay, các quy định về nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ cho các VPHC còn rất hạn chế95. Ngay cả Luật XLVPHC năm 2012 cũng chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, dẫn đến thực tiễn XPVPHC nói chung và XPVPHC đối với hành vi cung cấp, chia sẻ TTSST trên MXH nói riêng cịn chưa thống nhất và tồn tại nhiều vướng mắc.
Một số cơ quan có thẩm quyền áp dụng tình tiết giảm nhẹ không được quy định trong Luật XLVPHC năm 2012 hay Nghị định chuyên ngành. Cụ thể, ngày 31/01/2020, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và truyền Thông tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định số 01/QĐ-XPVPHC96 đối với Phạm Thị Minh T. về hành vi cung cấp nội dung TTSST về dịch bệnh COVID-19 trên MXH, vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP. Phạm Thị Minh T. được áp dụng tình tiết giảm nhẹ: “Chỉ chia sẻ trên nhóm kín Zalo” và bị phạt tiền 10.000.000
đồng. Vì Nghị định số 174/2013/NĐ-CP khơng quy định thêm về các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng nên các quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tại Luật
93 Báo điện tử VOV – Đài tiếng nói Việt Nam, “Tung tin ăn cật dê chữa được Covid 19, một phụ nữ bị phạt 15 triệu”, https://vov.vn/Print.aspx?id=1025361, truy cập ngày 13/4/2020.
94 Điểm b khoản 4 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định về hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền
đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung cờ bạc, lơ đề hoặc phục vụ chơi cờ bạc, lô đề; dâm ô đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc”.