CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
4.3.1 Yếu tố mơi trường bên trong
4.3.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh
NH ĐT&PT CT là chi nhánh của một trong những NHTM Quốc doanh lớn nhất cả nước. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên tục đạt lợi nhuận cao trong mấy năm liền. Công tác triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử mới, trong đó có lĩnh vực ngân hàng tự động vì thế có nhiều thuận lợi. Tình hình hoạt động kinh doanh tiến triển tốt một mặt giúp Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về tài chính, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quảng bá hình ảnh của Ngân hàng thơng qua việc mở rộng mạng lưới giao dịch của Ngân hàng, từ đó tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong việc tung ra những sản phẩm dịch vụ mới.
Như đã phân tích trong phần “Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ của
Ngân hàng ĐT&PT Cần Thơ”, các khoản thu từ dịch vụ thẻ cũng gia tăng đáng kể. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thẻ trong giai đoạn tới, nhất là khi Ngân hàng đang tập trung nguồn lực cho việc phát triển hoạt động thẻ thanh toán. Lĩnh vực thẻ là một lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao, ít rủi ro, là một kênh huy
động vốn hiệu quả với chi phí thấp. Do đó, trong thời gian tới, Ngân hàng nên
sớm đưa ra những biện pháp tích cực để đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm đầy tiềm năng này.
4.3.1.2 Yếu tố cơ sở vật chất
Đóng góp vào thành cơng trong hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam có phần mang tính chất quyết định của mạng lưới chi nhánh.
Với hơn 25 Chi nhánh phía Bắc, 11 Chi nhánh Hà Nội, 30 Chi nhánh khu vực Miền Trung Tây Nguyên, 15 Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, 14 Chi nhánh Miền Nam được đặt tại các địa bàn kinh tế quan trọng; các Chi nhánh BIDV đang ngày càng phát huy hiệu quả của nó. Riêng BIDV Cần Thơ cũng có hệ thống phòng giao dịch, điểm giao dịch tương đối đều khắp các khu đô thị, khu công nghiệp
trong thành phố. Điển hình là ngồi trụ sở chính nằm ở số 12 Đại lộ Hịa Bình,
Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ, BIDV chi nhánh Cần Thơ cịn có 2 phịng giao dịch ở Ninh Kiều và khu cơng nghiệp Trà Nóc, một điểm giao dịch Xuân Khánh.
- Về mạng lưới ATM: Năm 2007 là một năm đáng nhớ đối với hoạt động
kinh doanh thẻ của BIDV. BIDV đã trở thành ngân hàng đầu tiên và duy nhất phủ sóng ATM tồn quốc với hệ thống gần 700 ATM và là thành viên có số lượng máy ATM nhiều nhất trong mạng thanh toán thẻ Banknetvn. Ngày 21/04/2007, Hệ thống chuyển mạch Banknet đã chính thức khai trương, khách
hàng của BIDV có thể giao dịch tại máy ATM của Ngân hàng Công Thương (Incombank), Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Ngân hàng NH&PTNT). Bốn Ngân hàng này có hơn 2000 máy ATM trên toàn quốc giúp cho khách hàng sử dụng thẻ thanh toán thuận tiện và dễ dàng hơn. Tại TP Cần Thơ có 5 máy ATM BIDV, 4 máy ATM Incombank, Sài Gịn Cơng Thương có 2 máy, Ngân hàng NN&PTNT có 12 máy. Như vậy, đến nay chủ thẻ của BIDV đã có thể thực hiện giao dịch tại 23 điểm đặt máy ATM ở Cần Thơ. Trong tương lai gần đây, khi Banknet đã kết nối thành Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
công với SmartLink – mạng lưới thanh toán thẻ kết nối giữa Ngân hàng Ngoại thương và một số Ngân hàng thương mại cổ phần, thì mạng lưới ATM chấp nhận thẻ của BIDV và các ngân hàng thành viên của Banknetvn sẽ gia tăng đáng kể,
đem lại sự thuận tiện cho khách hàng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển
thẻ trong thời gian tới.
- Về cơ sở chấp nhận thẻ: Năm 2007 cũng là năm BIDV triển khai hệ
thống thanh toán thẻ qua POS với tổng số POS phát triển chỉ trong 4 tháng cuối năm đạt trên 600 POS. Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ hiện nay có 5 CSCNT BIDV. Con số này còn hạn chế so với số lượng khách hàng có thẻ của BIDV. Nguyên nhân do phần lớn người dân chưa quen với hình thức thanh toán mới này khiến cho việc phát triển các CSCNT vừa khó vừa khơng có hiệu quả kinh tế. Có nhiều CSCNT ký hợp đồng chấp nhận thẻ nhưng trong thời gian dài vẫn không phát sinh giao dịch thẻ. Hơn nữa việc chăm sóc các CSCNT cũng chưa được
quan tâm đúng mức.
4.3.1.3 Yếu tố marketing
Trong thời gian qua, NH ĐT&PT CT đã đưa ra nhiều biện pháp để phát
triển chủ thẻ như đặt tờ bướm quảng cáo thẻ tại các quầy giao dịch, phát trực tiếp cho khách hàng đến giao dịch; gặp gỡ trực tiếp các chủ doanh nghiệp để vận động trả lương qua thẻ; giao chỉ tiêu phát triển thẻ cho tất cả các nhân viên giao
dịch và đưa ra cơ chế khen thưởng, khuyến khích vật chất thỏa đáng cho các giao dịch viên phát hành được nhiều thẻ và vận động được doanh nghiệp trả lương
qua thẻ … Kết quả là số lượng thẻ phát hành tại Chi nhánh trong các năm qua đã tăng lên đáng kể. Trong năm 2007, lượng thẻ được phát hành tại chi nhánh là
5.943 thẻ.
4.3.1.4 Yếu tố về nhân lực
NH ĐT&PT CT có một đội ngũ nhân viên làm cơng tác thẻ trẻ trung, năng
động, ham học hỏi. Tuy kinh nghiệm chưa nhiều nhưng với sức trẻ và được sự
quan tâm đào tạo của Ban lãnh đạo Ngân hàng, đội ngũ nhân viên thẻ đã không
ngừng tự rèn luyên, tự học hỏi nhằm đẩy nhanh việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay tính chuyên nghiệp cũng như sự hiểu biết về lĩnh vực thẻ đối với các nhân viên làm cơng tác
thẻ cịn hạn chế vì đây là hoạt động mới, chức năng nhiệm vụ của nhân viên thẻ vẫn còn kiêm nhiệm, Ngân hàng chưa có một bộ phận thẻ hoạt động độc lập.
Để trang bị cho nhân viên làm công tác thẻ những kiến thức cần thiết về
hoạt đông mới này, Ngân hàng đã đưa các nhân viên Tổ thẻ đi học một khóa học về đào tạo nghiệp vụ thẻ. Định kỳ, các nhân viên trong Tổ thẻ sẽ họp lại đánh
giá, tổng kết hoạt động thẻ và đề ra những phương hướng phát triển sắp tới.
4.3.1.5 Yếu tố về công nghệ
Để việc giao dịch thẻ nhanh chóng địi hỏi nhiều yếu tố trong đó có hai
yếu tố quan trong là con người và kỹ thuật. Thời gian qua, NH ĐT&PT VN đã
không ngừng cải tiến, nâng cấp hệ thống công nghệ đường truyền giữa thiết bị
trung tâm và các chi nhánh. Tuy nhiên vẫn cịn xảy ra tình trạng kẹt mạng hoặc sự cố kết nối gây khó khăn cho khách hàng khi giao dịch tại máy ATM, nhất là các máy bên ngoài chi nhánh. Những máy này giao dịch rất chậm do lỗi đường truyền làm mất nhiều thời gian của khách hàng. Sự cố này không riêng ở Ngân
hàng ĐT&PT Việt Nam mà ở hầu hết các ngân hàng khác đều gặp phải. Đây
cũng là khó khăn chung của thị trường thẻ Việt Nam hiện nay khi hệ thống mạng viễn thông chưa phát triển so với nhu cầu của nền kinh tế.
4.3.2 Yếu tố mơi trường bên ngồi 4.3.2.1 Mơi trường pháp lý 4.3.2.1 Môi trường pháp lý
Các văn bản pháp lý có liên quan đến lĩnh vực thẻ vẫn chưa có đủ những quy định rõ ràng và cụ thể, hay nói đúng hơn là đến nay chưa có một hành lang
pháp lý để bảo vệ lợi ích của khách hàng sử dụng thẻ ATM nên khi xảy ra tranh chấp hoặc khiếu kiện giữa người sử dụng thẻ và ngân hàng, tịa án chỉ có một căn cứ để xét xử đó là hợp đồng đăng ký sử dụng thẻ mà khách hàng đã ký với phía ngân hàng. Điều này cho thấy những quyền lợi chính đáng của người dùng thẻ chưa được bảo đảm tuyệt đối cũng như nguy cơ hiện hữu đối với các ngân hàng
đang kinh doanh loại hình dịch vụ này.
Hiện văn bản pháp lý có nội dung có thể áp dụng với các giao dịch ATM chỉ có 3 văn bản: Quyết định số 371/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng; Quyết định 349/2002 về việc ban hành quy định về xây dựng, cấp phát
quản lý và sử dụng mã khoá bảo mật trong hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân
hàng; Chỉ thị số 02/2004 về việc tăng cường công tác bảo đảm an tồn trong hoạt
động thanh tốn điện tử liên ngân hàng. Gần đây là Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg
của Thủ thướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị hưởng lương bằng Ngân sách nhà nước phải trả lương qua tài khoản thẻ, đây là văn bản pháp lý quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt, là điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường thẻ. Tuy nhiên, các văn bản này đều khơng có quy định nào rõ ràng và cụ thể có thể áp dụng cho trường hợp khách hàng mất tiền trong tài khoản thẻ.
Những lý thuyết cổ điển về tài chính đã chỉ ra rằng, ngành ngân hàng là
ngành đứng đầu về tỷ lệ tội phạm kinh tế, bởi chẳng mấy ai dửng dưng khi tiếp xúc với tiền bạc. Cả hệ thống máy ATM và con người (khách hàng và nhân viên ngân hàng), ai cũng có thể sơ xảy hoặc cố ý làm trái. Nếu hệ thống luật pháp khơng chặt, khơng phù hợp thực tế thì vơ hình chung sẽ tạo điều kiện cho người ta làm được nhiều việc xấu hơn.(Theo Vietnamnet)
4.3.2.2 Tình hình phát triển kinh tế ở địa phương
TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. TP Cần Thơ trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng tiếp tục giữ
vững tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007
đạt 16,27%, thu nhập bình quân đầu người 15,16 triệu đồng, riêng năm 2007 đạt
18,19 triệu đồng. Một số lĩnh vực kinh tế tăng nhanh, xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, văn hóa xã hội đã có nhiều tiến bộ, hoạt động ngành ngân hàng cũng phát triển ổn định. Nền kinh tế địa
phương tăng trưởng mạnh đã tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của ngành ngân hàng, đặc biệt là trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó có hoạt động thẻ.
Nhiều cơng trình trọng điểm mang tầm khu vực và quốc gia như: Dự án
xây dựng cầu Cần Thơ (lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long), Dự án xây dựng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cảng biển Cái Cui, Trung tâm nhiệt điện Ơ
Mơn, tuyến giao thông Bốn Tổng - Một Ngàn, tuyến đường Mậu Thân - sân bay Trà Nóc, quốc lộ 91 B - Nam sông Hậu... được khởi công xây dựng sẽ tạo bước đột phá, thu hút mạnh hơn nữa đầu tư trong nước và nước ngoài. Sự phát triển Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
kinh tế sẽ tạo cơ hội phát triển cho thị trường dịch vụ ngân hàng nói chung và lĩnh vực thẻ ngân hàng nói riêng.
4.3.2.3 Mơi trường cạnh tranh
Trong thời gian qua, hoạt động ngân hàng diễn ra hết sức sôi động. Các
ngân hàng đã tung ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, nhiều chương trình marketing thẻ hấp dẫn như: Agribank miễn phí phát hành thẻ ATM, Incombank tổ chức chương trình “Nhận lương, thưởng vàng cùng thẻ E-Partner”, Vietcombank miễn phí phát hành thẻ Visa Debit, phối hợp với Samsung tổ chức chương trình khuyến mại, và hàng loạt các NHTMCP triển khai các chương trình khuyến mại, tặng quà, miễn phí phát hành thẻ… đã tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
@ Các loại thẻ hiện có trên thị trường
Tồn ngành ngân hàng Việt Nam tính đến 31/12/2007 có 29 NHTM thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ với tổng lượng thẻ phát hành là 8,4 triệu thẻ. Một trong những loại thẻ được phát hành và thanh tốn mạnh hiện nay là thẻ ATM và thẻ tín dụng quốc tế.
Ở TP Cần Thơ, kể từ khi Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ (VCB Cần
Thơ) lắp đặt máy ATM đầu tiên và phát hành thẻ vào năm 2002. Đến 12/2005 đã có thêm 7 NHTM Quốc doanh và NHTMCP khác tham gia thị trường này. Sau VCB Cần Thơ, hai NHTM Quốc doanh khác là NH NH&PTNT Cần Thơ và NH Công Thương Cần Thơ cũng tham gia thị trường.
Thị trường thẻ ATM ở Cần Thơ diễn ra hết sức sôi động là bắt đầu từ cuối năm 2004 đầu năm 2005 khi các NHTMCP như: Ngân hàng Đông Á (tháng
4/2004), Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương (thánh 10/2004), Ngân hàng Xuất nhập khẩu (2004), Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (tháng 10/2005) bắt đầu tham gia thị trường. Qua đó ta thấy được tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ tại
Cần Thơ gay gắt như thế nào.
Sau đây là một số đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ của một số đối
thủ cạnh tranh chủ yếu của BIDV Cần Thơ:
Ngân hàng Đông Á
Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) là một ngân hàng thuộc khối
thương mại cổ phần nhưng Đông Á thật sự là một đối thủ đáng gờm đối với các ngân hàng khác trong lĩnh vực thẻ. Ngân hàng này đang hướng đến mục tiêu trở
thành nhà băng hàng đầu Việt Nam về tăng trưởng số lượng thẻ đa năng trên thị trường tài chính. Sản phẩm Thẻ đa năng Đơng Á đã có bước phát triển ấn tượng sau 4 năm ra mắt ở thị trường Việt Nam (từ tháng 7/2003), với tốc độ phát triển số lượng thẻ phát hành mới hơn 350%/năm. Với gần 1000 máy ATM hiện có trên tồn quốc (trong đó có 27 máy ATM được đặt tại TP Cần Thơ), cùng với hệ
thống VNBC (Vietnam Bank card) của mình, cho đến thời điểm hiện nay (tháng 9/2007), Ngân hàng Đông Á đã thu hút được hơn 1 triệu khách hàng đang sử
dụng dịch vụ thẻ của mình. Đến cuối năm 2007, số lượng thẻ của Đơng Á đã đạt 2 triệu thẻ. Đông Á Bank là Ngân hàng sáng lập ra liên minh thẻ VNBC với 05
thành viên (Dong A Bank, Sài Gịn Cơng Thương Ngân hàng, NH phát triển nhà Hà Nội, NH phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, NH United Over Sea
Bank – Chi nhánh HCM). Hiện nay tại Việt Nam có 4 liên minh thẻ: VNBC, Vietcombank, ANZ & Sacombank, BankNet. Tuy nhiên với phương thức kết nối ngang của mình, mạng VNBC ln được xem là liên minh thẻ có chất lượng dịch vụ và an toàn nhất đối với khách hàng. Đồng thời, với hệ thống camera được
trang bị ở tất cả các máy ATM, ngân hàng ln đảm bảo sự an tồn, bảo mật và chính xác cho tất cả các giao dịch của khách hàng.
Xác định thẻ là một công cụ giúp khách hàng tự thực hiện nhiều giao dịch qua ngân hàng mọi lúc - mọi nơi, nên DongA Bank đã cung cấp rất nhiều dịch vụ qua thẻ, đặc biệt các dịch vụ nổi bật như: gửi tiền trực tiếp qua máy ATM,
chuyển khoản trực tiếp qua ngân hàng điện tử (SMS hoặc Internet), thanh toán
khi mua hàng qua mạng, ứng tiền tại các CSCNT, mua các loại thẻ trả trước qua ATM, thanh toán tự động tiền điện – nước - điện thoại – Internet - phí bảo hiểm nhân thọ. Bên cạnh đó, DongA Bank cịn đầu tư và làm chủ hệ thống giao dịch tự
động ATM/POS. Hiện nay Đơng Á chỉ phát hành Thẻ đa năng.
Hình 13: Thẻ đa năng Ngân hàng Đông Á
Ngân Hàng Công Thương (Incombank)
Với thông điệp “Mang đến điều người khác hằng mơ” cho khách hàng sử