L ri lon ch cn ng não do suy gan, â yc ngl bin ch ng quan ứ
3.2. Thang điểm ABIC ở bệnh nhân xơ gan
3.2.1. Thang điểm ABIC ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Điểm ABIC trung bình ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi là: 8,28 ± 1,05.
3.2.1.1. Thang điểm ABIC và tiên lượng sống 07 ngày
Bảng 3.11: Thang điểm ABIC và tiến triển bệnh trong 07 ngày
Tiến triển bệnh sau 7 ngày Số BN Tỷ lệ % Điểm ABIC p
Max Min Trung bình
Sống 140 83,33 10,82 6,45 8,05 ± 0,83 < 0,001
Tử vong 28 16,67 12,28 6,89 9,37 ± 1,32
Tổng 168 100 12,28 6,45 8,28 ± 1,05
Nhận xét:
- Điểm ABIC trung bình trong nhóm bệnh nhân sống sót sau 07 ngày là: 8,05 ± 0,83; trong nhóm này bệnh nhân có số điểm ABIC cao nhất là 10,82 điểm.
- Số điểm ABIC trung bình trong nhóm tử vong sau 07 ngày là: 9,37 ± 1,32. Bệnh nhân tử vong sau 07 ngày có điểm ABIC thấp nhất 6,89 điểm.
- Điểm ABIC trung bình của nhóm bệnh nhân tử vong sau 07 ngày cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,001) với điểm ABIC trung bình của nhóm bệnh nhân sống sót sau 07 ngày.
* Ngưỡng cắt ABIC đánh giá tiên lượng xơ gan sau 07 ngày ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
Biểu đồ 3.5: Đường cong ROC của điểm ABIC trong liên lượng bệnh nhân sau 7 ngày
Diện tích dưới đường cong AUROC là 0,794 với p < 0,001, như vậy điểm ABIC có giá trị tiên lượng trung bình đối với bệnh nhân xơ gan sau 7 ngày là sống hay tử vong. Điểm cắt ABIC là 8,80 với độ nhạy Se (Sensitivity) là 71,4% và độ đặc hiệu Sp (specificity) là 80,7%.
3.2.1.2. Thang điểm ABIC và tiên lượng sống sau 30 ngày
Bảng 3.12: Thang điểm ABIC và tiến triển bệnh trong 30 ngày
Tiến triển bệnh sau 30 ngày Số BN Tỷ lệ % Điểm ABIC
Max Min Trung bình
Sống 124 73,8 10,14 6,45 7,95 ± 0,78 < 0,001 Tử vong 44 26,2 12,28 6,89 9,21 ± 1,15
Tổng 168 100 12,28 6,45 8,28 ± 1,05
Nhận xét:
- Tỷ lệ bệnh nhân sống sau 30 ngày là 73,8%, số điểm ABIC trung bình trong nhóm này là: 7,95 ± 0,78.
- Số điểm ABIC trung bình trong nhóm tử vong sau 30 ngày là: 9,21 ± 1,15.
Cut-off: 8.8 Se: 71.4% Sp: 80.7%
- Điểm ABIC trung bình của nhóm bệnh nhân tử vong sau 30 ngày cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) với điểm ABIC trung bình của nhóm bệnh nhân sống sót sau 30 ngày.
* Ngưỡng cắt ABIC đánh giá tiên lượng xơ gan sau 30 ngày ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
Biểu đồ 3.6: Đường cong ROC của điểm ABIC trong liên lượng bệnh nhân sau 30 ngày
Diện tích dưới đường cong AUROC là 0,829 với p < 0,001, như vậy điểm ABIC có giá trị tiên lượng khá đối với bệnh nhân xơ gan sau 30 ngày là sống hay tử vong. Điểm cắt ABIC là 9,05 với độ nhạy Se (Sensitivity) là 70,5% và độ đặc hiệu Sp (specificity) là 87,1%.
3.2.2. Thang điểm ABIC và biến chứng của xơ gan
ABIC và xuất huyết tiêu hóa
Bảng 3.13: ABIC và XHTH
XHTH Số bệnh nhân Tỷ lệ % Điểm ABIC p
Cut-off: 9.05 Se: 70.5% Sp: 87.1%
trung bình
Không 127 75,6 8,02 ± 0,89 Có 41 24,4 9,07 ± 1,11
Biểu đồ 3.7: So sánh điểm ABIC trung bình giữa nhóm bệnh nhân có XHTH và không có XHTH
Nhận xét:
- Nhóm không xuất huyết tiêu hóa có 127 bệnh nhân với điểm ABIC trung bình là 8,02 ± 0,89.
- Nhóm có huyết tiêu hóa có 41 bệnh nhân với điểm ABIC trung bình là 9,07 ± 1,11.
- Điểm ABIC trung bình giữa hai nhóm bệnh nhân có XHTH cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không có XHTH với p < 0,001 nhưng không có sự khác biệt về phương sai giữa hai nhóm bệnh nhân này.
ABIC và hội chứng gan thận.
Bảng 3.14: ABIC và hội chứng gan thận.
HCGT Số bệnh nhân Tỷ lệ % Điểm ABICtrung bình P
Không 148 88,1 8,16 ± 0,97 0,003 Có 20 11,9 9,11 ± 1,23
Biểu đồ 3.8: Điểm ABIC trung bình giữa nhóm bệnh nhân có HCGT và không có HCGT Nhận xét:
- Nhóm không có hội chứng gan thận có 148 bệnh nhân với điểm ABIC trung bình là 8,16 ± 0,97.
- Nhóm có hội chứng gan thận có 127 bệnh nhân với điểm ABIC trung bình là 9,11 ± 1,23.
- Điểm ABIC trung bình ở nhóm bệnh nhân có HCGT cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không có HCGT với p < 0,05 nhưng không có sự khác biệt về phương sai giữa hai nhóm bệnh nhân này.
ABIC và nhiễm trùng dịch cổ trướng.
Bảng 3.15: ABIC và nhiễm trùng dịch cổ trướng (NTDCT)
NTDCT Số bệnh nhân Tỷ lệ % Điểm ABIC trung bình p
Không 149 88,7 8,23 ± 1,08 0,009 Có 19 11,3 8,68 ± 0,61
Biểu đồ 3.9: Điểm ABIC trung bình
giữa nhóm bệnh nhân NTDCT và không có NTDCT Nhận xét:
- Nhóm không có nhiễm trùng dịch cổ trướng có 149 bệnh nhân với điểm ABIC trung bình là 8,23 ± 1,08.
- Nhóm nhiễm trùng dịch cổ trướng có 19 bệnh nhân với điểm ABIC trung bình là 8,68 ± 0,61.
- Điểm ABIC trung bình ở nhóm bệnh nhân có NTDCT cao hơn có ý nghĩa thống kê với bệnh nhân không có NTDCT với p < 0,05 nhưng không có sự khác biệt về phương sai giữa hai nhóm bệnh nhân này.
ABIC và hội chứng não gan.
Bảng 3.16: ABIC và hội chứng não gan.
HC não gan Số BN Tỷ lệ % Điểm ABIC trung bình P
Không 153 91,1 8,14 ± 0,96 < 0,001 Có 15 8,9 9,65 ± 0,95
Biểu đồ 3.10: Điểm ABIC trung bình giữa nhóm bệnh nhân có HCNG và không có HCNG Nhận xét:
- Nhóm không có hội chứng não gan có 153 bệnh nhân với điểm ABIC trung bình là 8,14 ± 0,96
- Nhóm có hội chứng gan thận có 15 bệnh nhân với điểm ABIC trung bình là 9,65 ± 0,95.
- Điểm ABIC trung bình ở nhóm bệnh nhân có HCNG cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không có HCNG với p < 0,001 nhưng không có sự khác biệt về phương sai giữa hai nhóm bệnh nhân này.
3.3. Thang điểm Glasgow ở bệnh nhân xơ gan
3.3.1. Thang điểm Glasgow ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Điểm Glasgow trung bình trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi là 8,97 ± 1,03.
3.3.1.1.Thang điểm Glasgow và tiên lượng sống 7 ngày
Bảng 3.17: Thang điểm Glasgow và tiến triển bệnh trong 07 ngày
Tiến triển bệnh sau 7 ngày Số BN Tỷ lệ % Điểm Glasgow
Max Min Trung bình Sống 140 83.33 11 7 8,80 ± 0,98 < 0,001 Tử vong 28 16.67 12 8 9,82 ± 0,82 Tổng 168 100 12 7 8,97 ± 1,03 Nhận xét:
- Số điểm Glasgow trung bình trong nhóm bệnh nhân sống sót sau 07 ngày là: 8,80 ± 0,98, trong nhóm này bệnh nhân có số điểm Glasgow cao nhất là 11 điểm, thấp nhất là 7 điểm.
- Số điểm Glasgow trung bình trong nhóm bệnh nhân tử vong sau 07 ngày là: 9,82 ± 0,82, trong nhóm này bệnh nhân có số điểm Glasgow cao nhất là 12 điểm, thấp nhất là: 8 điểm.
- Điểm Glasgow trung bình của nhóm bệnh nhân tử vong sau 07 ngày cao hơn có ý nghĩa thống kê so với điểm Glasgow trung bình của nhóm bệnh nhân sống sót sau 07 ngày với p < 0,001.
* Ngưỡng cắt điểm Glasgow đánh giá tiên lượng xơ gan sau 7 ngày ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
Cut-off: 9.3 Se: 75% Sp: 77.1%
Biểu đồ 3.11: Đường cong ROC của điểm Glasgow trong liên lượng bệnh nhân sau 7 ngày
Diện tích dưới đường cong AUROC là 0,829 với p < 0,001, như vậy điểm Glasgow có giá trị tiên lượng khá đối với bệnh nhân xơ gan sau 7 ngày là sống hay tử vong. Điểm cắt Glasgow là 9,3 với độ nhạy Se (Sensitivity) là 75,0% và độ đặc hiệu Sp (specificity) là 77,1%.
3.3.1.2.Thang điểm Glasgow và tiên lượng bệnh sau 30 ngày.
Bảng 3.18: Thang điểm Glasgow và tiến triển bệnh trong 30 ngày.
Tiến triển bệnh trong 30 ngày Số BN Tỷ lệ % Điểm Glasgow
Max Min Trung bình
Sống 124 73,8 11 7 8,68 ± 0,97 <0,001 Tử vong 44 26,2 12 8 9,80 ± 0,70
Tổng 168 100 12 7 8,97 ± 1,03
Nhận xét:
- Tỷ lệ bệnh nhân sống sau 30 ngày là 73,8%, số điểm Glasgow trung bình trong nhóm này là: 8,68 ± 0,97.
- Số điểm Glasgow trung bình trong nhóm tử vong sau 30 ngày là: 9,8 ± 0,7. - Điểm Glasgow trung bình của nhóm bệnh nhân tử vong sau 30 ngày cao hơn có ý nghĩa thống kê so với điểm Glasgow trung bình của nhóm bệnh nhân sống sót sau 30 ngày với p < 0,001.
* Ngưỡng cắt điểm Glasgow đánh giá tiên lượng xơ gan sau 30 ngày ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
Biểu đồ 3.12: Đường cong ROC của điểm Glasgow trong liên lượng bệnh nhân sau 30 ngày
Diện tích dưới đường cong AUROC là 0,822 với p < 0,001, như vậy điểm Glasgow có giá trị tiên lượng khá đối với bệnh nhân xơ gan sau 30 ngày là sống hay tử vong. Điểm cắt Glasgow là 9,50 với độ nhạy Se (Sensitivity) là 75% và độ đặc hiệu Sp (specificity) là 83,9%.
3.3.2. Thang điểm Glasgow và biến chứng của xơ gan
Glasgow và xuất huyết tiêu hóa
Bảng 3.19: Glasgow và XHTH
XHTH Số bệnh nhân Tỷ lệ % Điểm Glasgowtrung bình P
Không 127 75,6 8,72 ± 0,66 < 0,001 Có 41 24,4 9,76 ± 1,00
Cut-off: 9.5 Se: 75% Sp: 83.9%
Biểu đồ 3.13: So sánh điểm Glasgow trung bình của 2 nhóm bệnh nhân XHTH và không XHTH Nhận xét:
- Nhóm không xuất huyết tiêu hóa có 127 bệnh nhân với điểm Glasgow trung bình là 8,72 ± 1,0.
- Nhóm có huyết tiêu hóa có 41 bệnh nhân với điểm Glasgow trung bình là 9,76 ± 0,66.
- Điểm Glasgow trung bình ở nhóm bệnh nhân có XHTH cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không có XHTH với giá trị p < 0,001 nhưng không có sự khác biệt về phương sai giữa hai nhóm bệnh nhân này.
Glasgow và hội chứng gan thận.
Bảng 3.20: Glasgow và hội chứng gan thận (HCGT)
HCGT Số bệnh nhân Tỷ lệ % Điểm Glasgow trung bình P
Không 148 8,86 ± 1,01 < 0,001
Biểu đồ 3.14:So sánh điểm Glasgow trung bình giữa nhóm bệnh nhân có HCGT và không có HCGT Nhận xét:
- Nhóm không có hội chứng gan thận có 148 bệnh nhân với điểm Glasgow trung bình là 8,86 ± 1,01.
- Nhóm có hội chứng gan thận có 20 bệnh nhân với điểm Glasgow trung bình là 9,80 ± 0,77.
- Điểm Glasgow trung bình ở nhóm bệnh nhân có HCGT cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không có HCGT với p < 0,001 nhưng không có sự khác biệt về phương sai giữa hai nhóm bệnh nhân này.
Glasgow và nhiễm trùng dịch cổ trướng
Bảng 3.21: Glasgow và nhiễm trùng dịch cổ trướng (NTDCT)
NTDCT Số bệnh nhân Tỷ lệ % Điểm Glasgow trung bình p Không 149 88,7 8,91 ± 1,04 0,008 Có 19 11,3 9,47 ± 0,77
Biểu đồ 3.15: So sánh điểm Glasgow trung bình giữa nhóm bệnh nhân NTDCT và không có NTDCT Nhận xét:
- Nhóm không có nhiễm trùng dịch cổ trướng có 149 bệnh nhân với điểm Glasgow trung bình là 8,91 ± 1,04.
- Nhóm nhiễm trùng dịch cổ trướng có 19 bệnh nhân với điểm ABIC trung bình là 9,47 ± 0,77.
- Điểm Glasgow trung bình ở nhóm bệnh nhân có NTDCT cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không có NTDCT với p < 0,001 nhưng không có sự khác biệt về phương sai giữa hai nhóm bệnh nhân này.
Glasgow và hội chứng não gan.
Bảng 3.22: Glasgow và hội chứng não gan (HCNG)
HCNG Số bệnh nhân Tỷ lệ % Điểm Glasgow trung bình P Không 153 91,07 8,86 ± 0,99 0,000 Có 15 8,93 10,07 ± 0,80
Biểu đồ 3.16: Điểm Glasgow trung bình giữa nhóm bệnh nhân có HCNG và không có HCNG
Nhận xét:
- Nhóm không có hội chứng não gan có 153 bệnh nhân với điểm Glasgow trung bình là 8,86 ± 0,99.
- Nhóm có hội chứng não gan có 15 bệnh nhân với điểm Glasgow trung bình là 10,07 ± 0,80.
- Điểm Glasgow trung bình ở nhóm bệnh nhân có HCNG cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không có HCNG với p < 0,001 nhưng không có sự khác biệt về phương sai giữa hai nhóm bệnh nhân này.
Biểu đồ 3.17: Mối tương quan giữa điểm ABIC và chỉ số Child-Pugh Nhận xét: Số điểm ABIC và điểm Child-Pugh có mối tương quan tuyến tính đồng biến rất chặt chẽ với hệ số tương quan r = 0,755 > 0,75 và mức ý nghĩa p < 0,001. Phương trình tương quan tuyến tính giữa điểm ABIC và điểm Child-Pugh như sau: y = 0,79x - 0,964.
3.5. Mối tương quan giữa điểm Glasgow và điểm Child-Pugh:
Biểu đồ 3.18: Mối tương quan giữa điểm Glasgow và chỉ số Child Pugh Nhận xét: Số điểm Glasgow và điểm Child-Pugh có mối tương quan tuyến tính đồng biến rất chặt chẽ với hệ số tương quan r = 0,778 > 0,75 và mức ý nghĩa p < 0,001. Phương trình tương quan tuyến tính giữa điểm Glasgow và điểm Child-Pugh như sau: y = 0,814x - 0,557.
3.6. Mối liên quan giữa điểm ABIC và Glasgow:
Biểu đồ 3.19: Mối tương quan giữa điểm ABIC và Glasgow
Nhận xét: Số điểm ABIC và điểm Glasgow có mối tương quan tuyến tính đồng biến chặt chẽ với hệ số tương quan r = 0,615 > 0,5 và mức ý nghĩa p = 0,000 < 0,001. Phương trình tương quan tuyến tính giữa điểm ABIC và điểm Glasgow như sau: y = 0,625x + 2,668.
BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 168 bệnh nhân xơ gan Child-Pugh C được nhập viện từ tháng 12/2012 đến tháng 7/2013. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 52,39 ±11,42. Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 40 đến 59 chiếm 64,3%, trong đó riêng tuổi từ 50 đến 59 tuổi có 66 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 39,3% . Tuổi từ 30 đến 39 có 17 bệnh nhân và tuổi từ 60 có 40 bệnh nhân. Bệnh nhân có tuổi thấp nhất là 23 tuổi và cao nhất là 90 tuổi. Điều này cho thấy rõ bệnh nhân mắc bệnh xơ gan ở nước ta chủ yếu từ độ tuổi trung niên, đây cũng là độ tuổi tham gia lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Tuổi trung bình trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của tác giả Đào Nguyên Khải (48,66 ± 10,31) [32] và tương đương với tác giả Nguyễn Thị Mai Hương (50,6 ± 11,6) [7], Sreng Seng Heang (52,32 ± 10,5) [33].
Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu chủ yếu là nam với 155/168 bệnh nhân (92,3%). Tỷ lệ này cũng tương tự khi so sánh với các nghiên cứu của các tác giả khác.
4.1.2. Đặc điểm về tiền sử và nhiễm virus
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 39,3% bệnh nhân xơ gan có nhiễm viêm gan virus B, 2,4% nhiễm viêm gan virus C, chỉ có 1 bệnh nhân đồng nhiễm cả viêm gan virus B và viêm gan virus C.
Có 57,7% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi không nhiễm virus viêm gan B, C nhưng chỉ có 20,8% bệnh nhân không có tiền sử uống rượu. Trong số 66 bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B có 39 bệnh nhân có tiền sử uống rượu liên tục trên 5 năm, chiếm 59,1%. Tất cả các bệnh nhân
nhiễm viêm gan virus C và đồng nhiễm viêm gan virus B và C đều có tiền sử uống rượu liên tục trên 5 năm. Như vậy, có khá nhiều bệnh nhân vừa nhiễm virus viêm gan B, C, vừa có tiền sử uống rượu. Kết quả này phù hợp với hầu hết nhận xét của các tác giả khác cho thấy nguyên nhân xơ gan chủ yếu do rượu. Theo tác giả Sreng Seng Heang, số bệnh nhân xơ gan do rượu là 92/174 chiếm 53,8% [33]; theo Nguyễn Thị Mai Hướng có 71/102 bệnh nhân xơ gan do rượu chiếm 69,6% [7]. Tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm virus viêm gan khoảng 18% dân số kèm theo thói quen lạm dụng rượu bia làm cho quá trình đến xơ