Chỉ định Trọng tài viên, Thay đổi Trọng tài viên

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong tố tụng trọng tài thƣơng mại ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 32)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI

2.2 Sự hỗ trợ của Tòa án trong tố tụng Trọng tài tại Việt Nam hiện nay

2.2.3 Chỉ định Trọng tài viên, Thay đổi Trọng tài viên

Tòa án là cơ quan thƣờng trực còn Trọng tài đặc trƣng theo vụ việc, nên muốn giải quyết tranh chấp thì trƣớc hết phải thành lập đƣợc HĐTT, lựa chọn đƣợc Trọng tài viên. Đây là bƣớc đầu quan trọng để quá trình giải quyết tranh chấp tại Trọng tài đƣợc diễn ra. Tuy nhiên, khi đã phát sinh tranh chấp thì các bên khơng dễ dàng có tiếng nói chung, khơng dễ dàng ngồi lại cùng nhau để thỏa thuận, nhất là khi thiếu sự thiện chí của một bên thì tranh chấp sẽ bị kéo dài, ảnh hƣởng xấu tới việc kinh doanh và nhất là hoạt động trọng tài bị bế tắc. Lúc này, sự hỗ trợ của Tịa án nhân danh Nhà nƣớc có vai trị to lớn.

Hầu hết các đạo luật trên thế giới đều qui định về chức năng hỗ trợ này của Tòa án. Điều 11 Luật Mẫu quy định bất cứ bên nào cũng có quyền u cầu Tịa án có thẩm quyền tiến hành chỉ định Trọng tài viên trong những trƣờng hợp cần thiết.

Luật TTTM Việt Nam qui định khi các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Trọng tài vụ việc, nếu hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận đƣợc đơn khởi kiện của nguyên đơn, mà bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên khơng có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì ngun đơn có quyền u cầu Tịa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn. Trƣờng hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên; nếu hết thời hạn hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo các bị đơn không chọn đƣợc Trọng tài viên và nếu các bên khơng có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền u cầu Tịa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;

Trong trƣờng hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhƣng không chọn đƣợc Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ

ngày bị đơn nhận đƣợc đơn khởi kiện, nếu các bên khơng có thỏa thuận yêu cầu một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tịa án có thẩm quyền chỉ định.

Kể từ ngày đƣợc các bên chọn hoặc đƣợc Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch HĐTT trong thời hạn 15 ngày. Trong trƣờng hợp không bầu đƣợc Chủ tịch HĐTT và các bên khơng có thoả thuận khác thì các bên có quyền u cầu Tịa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch HĐTT22;

Vụ việc giữa Công ty A và B dƣới đây là một ví dụ điển hình: Ngày 04/01/2011, Cơng ty A (A) và Công ty B (B) ký hợp đồng số 458/GLC về việc giao nhận thầu xây dựng hồ bơi thuộc dự án Khách sạn 4 sao tại Thành phố Hà Nội. Theo hợp đồng, A có trách nhiệm thực hiện xây dựng hồ bơi và thỏa thuận nếu có tranh chấp sẽ đƣợc giải quyết bởi Trọng tài. Trên thực tế, nhà thầu đã hồn thành mọi cơng việc của mình theo quy định của hợp đồng giao nhận thầu số 458/GLC và tiến hành bàn giao đƣa cơng trình vào sử dụng ngày 14/07/2011.

Thời gian thi công kết thúc, theo đúng thỏa thuận, A đã nhiều lần gửi thƣ yêu cầu thanh tốn chi phí thi cơng. Dù vậy, với nhiều lý do khác nhau, B vẫn từ chối thanh tốn dứt điểm số tiền này. Vì vậy, ngày 10/11/2011 A gửi đơn kiện Trọng tài cho bị đơn là B, nguyên đơn A có thƣ mời Trọng tài viên 01 làm Trọng tài viên cho mình theo thƣ mời đề ngày 10/11/2011.

Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc đơn khởi kiện trọng tài; B không lựa chọn và thơng báo về Trọng tài viên mà mình lựa chọn. A làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân (TAND) Hà Nội chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn và đến ngày 14/12/2011, căn cứ Điều 41 Luật TTTM, TAND Hà Nội đã ra Quyết định chỉ định Trọng tài viên số 204/2011/QĐKDTM-ST, chỉ định Trọng tài viên 02 làm Trọng tài viên cho bị đơn23.

Nhƣ đã trình bày, việc lựa chọn Trọng tài viên là rất quan trọng, vì họ chính là những vị “Thẩm phán”; chất lƣợng, phẩm chất của Trọng tài viên quyết định tính khách quan, đúng đắn của việc giải quyết tranh chấp. Các “Thẩm phán” có trình độ chun mơn cao, tinh thần làm việc nghiêm túc, khách quan thì tranh chấp đƣợc giải quyết công bằng hiệu quả. Ngƣợc lại nếu Trọng tài viên thiên về quyền lợi một bên thì việc giải quyết khơng đạt đƣợc mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho các bên. Nên vấn đề Trọng tài viên có thực sự vơ tƣ, khách

22

Điều 41 Luật TTTM 2010

quan trong công tác hay không đƣợc các bên quan tâm hàng đầu. Vì vậy, Luật TTTM quy định quyền yêu cầu Tịa án có thẩm quyền thay đổi Trọng tài viên khi có căn cứ tại Điều 42 khoản 1:

“Trọng tài viên là người thân th ch hoặc là người đại diện của một bên;

Trọng tài viên c lợi ch liên quan trong vụ tranh chấp;

C căn c rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;

Đ là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất c bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đ ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận b ng văn bản”.

Tòa án tiến hành thay đổi Trọng tài viên nếu các bên tranh chấp yêu cầu và có căn cứ Trọng tài không vô tƣ khách quan trong cơng tác, đảm bảo cho q trình giải quyết tranh chấp hiệu quả hơn. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, quy định về các trƣờng hợp phải thay đổi Trọng tài viên chƣa đƣợc một văn bản nào hƣớng dẫn thi hành nên còn nhiều bất cập, tác giả sẽ đi sâu vào vấn đề này tại Mục 2.3.2

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong tố tụng trọng tài thƣơng mại ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)