Thực trạng việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong tố tụng trọng tài thƣơng mại ở việt nam hiện nay (Trang 44)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI

2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về vai trò của Tòa án trong tố

2.3.1 Thực trạng việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

Trong thời gian qua số lƣợng các vụ tranh chấp bằng Trọng tài không ngừng tăng lên. Điều này thể hiện sự quan tậm hơn nữa của các doanh nghiệp đến phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Điển hình nhƣ VIAC năm 2007 số vụ tranh chấp đƣợc đƣa ra giải quyết là 30, năm 2008 là 58, 2009 là 48, 2010 là 63, 2011 là 8343.Tịa án cũng đã có những sự hỗ nhất định cho Trọng tài nhƣ tác giả đã phân tích tại Mục 2.2

Tuy nhiên, Trọng tài vẫn chƣa thực sự phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và sự hỗ trợ của Tòa án cho Trọng tài vẫn chƣa thực sự kịp thời. Trọng tài còn dè dặt trong việc yêu cầu sự hỗ trợ từ phía Tịa án. Số lƣợng vụ việc đƣợc giải quyết tại Trọng tài ít hơn rất nhiều so với Tòa án. Các tranh chấp giữa các bên Việt Nam và các bên nƣớc ngoài vẫn tiếp tục đƣợc xét xử chủ yếu bằng Trọng tài tại Trung tâm Trọng tài quốc tế nhƣ Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (114 vụ), Hiệp hội Trọng tài Mỹ (836 vụ); Hội đồng Trọng tài Thƣơng mại và Kinh tế Trung Quốc (1482 vụ) trong khi đó VIAC chỉ giải quyết 48 vụ (năm 2009)44. Sở dĩ có tình trạng nêu trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ các doanh nghiệp còn xa lạ, chƣa mặn mà với phƣơng thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thƣơng mại bằng trọng tài, hệ thống trọng tài trên tồn quốc cịn thƣa thớt45 và cả từ phía các cơ quan tiến hành

43

http://www.viac.org.vn/vi-VN/Home/thong-ke-92/357/So-vu-tranh-chap-tai-VIAC-trong-17-nam- tu.aspx truy cập lúc 09h31 ngày 20/ 06/ 2012

44 http://www.viac.org.vn/vi-VN/Home/thong-ke-92/356/So-sanh-cac-trung-tam-khac.aspx truy cập

lúc 13h ngày 20/ 06/ 2012

45 Hiện nay Việt Nam có 7 Trung tâm Trọng tài:

Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng Thƣơng Mại và Công Nghiệp Việt nam- VIAC (tại Hà Nội và Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh);

TTTT Quốc tế Thái Bình Dƣơng- PIAC (tại TP. Hồ Chí Minh); TTTT Thƣơng mại TP. Hồ Chí Minh- TRACENT ( tại TP. HCM); TTTT Thƣơng mại Quốc tế Á Châu (tại Hà Nội);

TTTT Thƣơng mại Hà Nội (tại Hà Nội); TTTT Thƣơng mại Cần Thơ (tại TP. Cần Thơ); TTTT Viễn Đông (tại Hà Nội).

tố tụng, thi hành án trong quá trình nhận thức, áp dụng pháp luật trọng tài cịn nhiều thiếu sót. Một nguyên nhân nữa mà tác giả muốn đi sâu vào phân tích ở đây là những bất cập trong các quy định pháp luật.

2.3.2 Những bất cập và kiến nghị nhằm hồn thiện các quy định về vai trị của Tòa án trong tố tụng trọng tài

Trong phần này tác giả chỉ đi sâu vào một số bất cập và có một vài kiến nghị về vấn đề vai trò hỗ trợ của Tòa án trong tố tụng trọng tài đƣợc quy định trong pháp luật Việt Nam.

Thứ nhất, Điều 6 Luật TTTM quy định Tòa án sẽ từ chối thụ lý nếu các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án trừ trƣờng hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện đƣợc. Luật chỉ qui định Tịa từ chối chứ khơng qui định cho Tịa ra các quyết định buộc các bên phải tơn trọng thỏa thuận. Quy định trên còn bỏ ngỏ. Dù theo quy định tại Điều 56 Luật TTTM phiên họp giải quyết tranh chấp vẫn có thể tiến hành khi vắng mặt bị đơn nếu bị đơn đã đƣợc triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt khơng có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không đƣợc HĐTT chấp thuận. Nhƣng trên thực tế bên khơng có thiện chí dễ gây trở ngại, kéo dài thời gian giải quyết. Vì thế Luật nên quy định Tòa án sẽ từ chối thụ lý và ra quyết định bằng văn bản buộc các bên phải tham gia quá trình giải quyết tranh chấp tại Trọng tài. Thiết nghĩ đây là quy định cần thiết phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay.

Cũng tại Điều 6 Luật TTTM có đƣa ra thuật ngữ “thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện đƣợc” nhƣng lại khơng giải thích, khơng đƣa ra định nghĩa về thuật ngữ này. Gây ra nhiều cách hiểu không thông nhất dẫn tới khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Vì thế Luật cần đƣa ra một định nghĩa cụ thể. Theo tác giả có thể định nghĩa đó là thỏa thuận trọng tài có hiệu lực theo quy định của pháp luật hay không bị vô hiệu theo quy định tại Điều 18 Luật TTTM nhƣng vẫn không thể giải quyết bằng Trọng tài do các bên có sự nhầm lẫn.

Thứ hai, về sự hỗ trợ của Tòa trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, khoản1 Điều 53 Luật chỉ qui định “sau khi” nộp đơn khởi kiện, thì bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm có quyền làm đơn gửi đến Tịa án có thẩm quyền u cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời. Trƣớc thời điểm hay ngay khi nộp đơn kiện thì có đƣợc u cầu hay khơng? Theo nhƣ quy định của Luật thì khơng, các bên chỉ có quyền yêu cầu “sau khi” nộp đơn khởi kiện. Rõ ràng đây là quy định còn bất cập, bởi việc áp dụng các biện pháp mang tính khẩn cấp, cần áp dụng ngay để tránh nguy cơ tẩu tán tài sản, hủy hoại chứng cứ. Đây là một thiệt thòi so với các chủ thể yêu

cầu giải quyết tại Tịa, vì theo quy định tại Điều 99 BLTTDS thì “Trong trường hợp

do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay b ng ch ng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng c thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ ch c c quyền nộp đơn yêu cầu Toà án c thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của BLTTDS đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đ ”. Vì

thế, để phát huy tính hiệu quả của các biện pháp khẩn cấp tạm thời, Luật TTTM nên quy định các bên có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp này ngay khi nộp đơn khởi kiện. Cũng nằm trong vấn đề này, các qui định về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời Luật chỉ qui định thẩm quyền của HĐTT. Nếu các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài viên giải quyết thì Trọng tài viên đó có các thẩm quyền nhƣ HĐTT hay khơng, Luật chƣa qui định. Đây là một thiếu sót trong kỹ thuật lập pháp. Bởi theo quy định của pháp luật Việt Nam việc giải quyết tranh chấp có thể đƣợc tiến hành bởi HĐTT hoặc một Trọng tài viên. Do đó khi quy định vấn đề áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp , tạm thời cần bổ sung thêm thẩm quyền của Trọng tài viên duy nhất đó. Và theo quy định của Luật TTTM thì việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ đặt ra với các bên tranh chấp. Nhƣng theo tác giả cần mở rộng ra đối với chủ thể thứ ba. Vì vụ việc tranh chấp khơng đơn thuần chỉ liên quan đến các bên tranh chấp mà còn các bên thứ ba. Để đảm bảo quyền lợi của họ nên quy định cho họ có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thứ ba, đối với việc thay đổi Trọng tài viên, tiêu chí Trọng tài viên khơng khách quan và “ngƣời thân thích” Luật chỉ qui định chung chung, thiếu cụ thể tạo sự tùy tiện trong việc hiểu và áp dụng pháp luật. Liệu chỉ cần giữa trọng tài viên và một bên đƣơng sự có quen biết thì đã là không khách quan hay chƣa? Vấn đề này trong tố tụng tại Tòa đã đƣợc hƣớng dẫn chi tiết tại Điều 2 Mục 2 Nghị định 01/2005/NĐ-HĐTP hƣớng dẫn Phần “Những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự”. Cụ thể:

Ngƣời thân thích của đƣơng sự là ngƣời có quan hệ sau đây với đƣơng sự: Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đƣơng sự, Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đƣơng sự; Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của đƣơng sự; Là cháu ruột của đƣơng sự, mà đƣơng sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột.

Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tƣ trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trƣờng hợp đƣợc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 của BLTTDS thì trong các trƣờng hợp khác (nhƣ trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan

hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thƣ ký Tồ án khơng vơ tƣ trong khi làm nhiệm vụ. Cũng đƣợc coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể khơng vơ tƣ trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên toà xét xử vụ án dân sự Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thƣ ký Tồ án là ngƣời thân thích với nhau hoặc nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đƣợc phân công xét xử phúc thẩm vụ án dân sự có ngƣời thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó. Vì thế cần thiết phải có một văn bản hƣớng dẫn chi tiết về vấn đề thế nào là không vô tƣ khách quan và các trƣờng hợp đƣợc xem là ngƣời thân thích trong pháp luật Trọng tài. Theo tác giả thì nên quy định theo hƣớng nhƣ trong tố tụng dân sự.

Thứ tƣ, Điều 56 quy định về việc vắng mặt của các bên, 71 quy định về việc Tòa xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, chƣa quy định các bên có thể vắng mặt mấy lần nếu có lý do chính đáng. Vì thế cần phải văn bản hƣớng dẫn thi hành. Theo tác giả có thể quy định:

Điều 56: Nguyên đơn đã đƣợc triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì HĐTT hỗn phiên họp. Nếu nguyên đơn đã đƣợc triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp lần thứ hai mà vẫn vắng mặt hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà khơng đƣợc HĐTT chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện.

Điều 71: Trƣờng hợp một trong các bên đã đƣợc triệu tập hợp lệ mà vắng mặt có lý do chính đáng thì Hội đồng xét đơn hỗn phiên họp. Nếu một trong các bên yêu cầu Hội đồng xét đơn vắng mặt hoặc đã đƣợc triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt hoặc rời phiên họp mà khơng đƣợc Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.

Thứ năm, cũng là một thiếu sót tƣơng tự tƣơng tự Chƣơng 2 Luật TTTM về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Điều 47 chỉ quy định HĐTT có quyền yêu cầu Tòa hỗ trợ triệu tập ngƣời làm chứng mà bỏ sót thẩm quyền của Trọng tài viên duy nhất khi các bên thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài viên để giải quyết vụ việc. Trọng tài viên duy nhất giải quyết vụ việc có quyền yêu cầu Tịa áp dụng hay khơng? Quy định của Luật còn thiếu rõ ràng, cần thiết phải bổ sung thêm thẩm quyền cho Trọng tài viên duy nhất.

Thứ sáu, theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 30 BLTTDS về căn cứ không công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài, điểm đ, khoản 2 Điều 68 về căn cứ hủy phán quyết trọng tài Luật Việt Nam có đƣa ra tiêu chí là “trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Trong khi đó theo qui định tại Mục

b, khoản 2, Điều 5 CƢ New ork 1958, quy định việc công nhận và thi hành phán quyết cịn có thể bị khƣớc tù nếu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đƣợc yêu cầu nhận thấy trái với “trật tự công cộng của quốc gia”. Theo nghĩa chung nhất thì khái niệm trật tự cơng là “…tình trạng xã hội của một quốc gia trong một thời điểm xác định mà hồ bình, ổn định và an tồn cơng cộng khơng bị xáo trộn”46. Quy định trên của pháp luật Việt Nam rõ ràng là không phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời không hợp lý, minh bạch. Bởi cho tới thời điểm hiện tại, Pháp luật Việt Nam vẫn chƣa có một văn bản tài liệu pháp luật nào đƣa ra định nghĩa “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Chỉ có các nguyên tắc cơ bản đƣợc quy định trong các bộ luật, đạo luật chuyên ngành nhƣ Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật thƣơng mại... “Khơng thể tìm đƣợc khái niệm “ngun tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” bằng cách cộng dồn tất cả các nguyên tắc đặc thù trong từng đạo luật chuyên ngành”47. Vì thế tác giả kiến nghị thay đổi cụm từ “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” bằng cụm từ “ trật tự công cộng” để phù hợp với thông lệ quốc tế vừa dẫn đến cách hiểu và áp dụng pháp luật thống nhất.

Tại phần thứ 6 của BLTTDS đã không quy định những quyết định nào là quyết định cần đƣợc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Vì trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án ra nhiều loại quyết định khác nhau, ví dụ nhƣ: Quyết định thời gian địa điểm giải quyết tranh chấp, quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên,... BLTTDS cần có hƣớng dẫn chi tiết. Theo tác giả quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các bên; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyết định giải quyết vụ việc là những quyết định trọng tài cần đƣợc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

Mục tiêu của Luật Trọng tài nhằm khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thông qua hệ thống Trọng tài, qua đó giảm tải cơng việc cho hệ thống Toà án. Luật Trọng tài ban hành nhằm giảm tải khoảng 30% số lƣợng tranh chấp kinh tế cho Tồ án, chuyển sang giải quyết thơng qua hệ thống Trọng tài vào năm 201548. Tòa án cần phải xem Trọng tài nhƣ là một phƣơng thức tài phán bổ sung với tƣ cách là một thiết chế của thị trƣờng, của xã hội và của cả cộng đồng kinh doanh trong việc thực thi sứ mệnh đảm bảo công lý, công bằng, thúc đẩy tiến bộ xã hội và hiệu quả kinh

46 http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/01/25/4340-2/ truy cập lúc 15 giờ ngày 15 tháng

06 năm 2012

47 http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Lists/Nghin%20cu%20trao%20i/View_Detail.aspx?ItemID=2260 truy

cập lúc 23h ngày 26 tháng 06 năm 2012

tế49. Các giải pháp nâng cao cơ chế hỗ trợ của Toà án sẽ xây dựng một hệ thống Trọng tài có chất lƣợng, hiệu quả và đáng tin tƣởng; là điểm mấu chốt giúp phát huy đƣợc những lợi thế của Trọng tài với tƣ cách một hình thức tài phán tƣ linh hoạt, nhanh gọn, bí mật và thuận tiện do các bên tự do lựa chọn, song nhận đƣợc sự giúp đỡ, bảo trợ của cơ quan tƣ pháp. Từ đó kéo hoạt động giải quyết tranh chấp quay trở lại Việt Nam; góp phần thúc đẩy Trọng tài phát triển xa hơn nữa, phù hợp với pháp luật quốc tế trong thời đại mở cửa. Vì thế Nhà nƣớc phải có những giải pháp thích hợp cải cách nhằm nâng cao hiệu quả họat động của Trọng tài.

49

Đào Trí Úc (2010), “Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài và vai trị của Tịa án trong q trình tố tụng trọng tài”, Tạp chí khoa học Đại học qu c gia Hà Nội, tr.24

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, quan hệ quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng và gia tăng, tất yếu các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài ngày càng nhiều và phức tạp. Doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều vụ tranh chấp thƣơng mại, đầu tƣ xuyên quốc gia. Mà các doanh nghiệp nƣớc ngoài đều ƣa chuộng phƣơng thức giải

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong tố tụng trọng tài thƣơng mại ở việt nam hiện nay (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)