CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI
2.2 Sự hỗ trợ của Tòa án trong tố tụng Trọng tài tại Việt Nam hiện nay
2.2.6 Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Tại Việt Nam trƣớc khi có Luật TTTM, việc áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là thẩm quyền riêng biệt của Tịa án, Trọng tài khơng có thẩm quyền này. Đó là một trong những nguyên nhân làm tăng sự phụ thuộc của hoạt động Trọng tài vào Tịa án, gây nên tính phức tạp cho quá trình giải quyết tranh chấp. Còn hiện nay, Luật TTTM Việt Nam đã khắc phục những hạn chế trƣớc đây; tạo ra sự chủ động cho Trọng tài bằng việc quy định Trọng tài có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà Trọng tài vẫn cần đến sự hỗ trợ của Tòa án trong vấn đề này. Một trong các nguyên nhân nổi bật là: Trọng tài không mang quyền lực Nhà nƣớc, quyền lực Trọng tài khơng có giá trị ràng buộc với bên thứ ba, gây ra những khó khăn trong hoạt động nhất là trong mối quan hệ với bên thứ ba, bản thân Trọng tài có quyền ép buộc họ phải thi hành các quyết định liên quan đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng nhƣ những quyết định khác. Thứ hai, Trọng tài chỉ có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi HĐTT đã đƣợc thành lập nghĩa là cần phải đợi một khoảng thời gian. Và các bên sẽ dễ dàng lợi dụng khoảng thời gian này để tẩu tán tài sản, tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho q trình giải quyết. Vì vậy qui định sự hỗ trợ của Tòa án trong trƣờng hợp nêu trên là rất cần thiết, đảm bảo tính hiệu quả cho việc giải quyết tranh chấp; tránh trƣờng hợp bên chống đối có điều kiện che dấu hoặc hủy hoại chứng cứ, tẩu tán tài sản gây khó khăn cho q trình giải quyết tranh chấp.
Đây là quy định đã đƣợc ghi nhận trong thông lệ quốc tế và pháp luật các quốc gia. Liên quan đến vấn đề này Luật Trọng tài Trung Quốc qui định: một trong các bên có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản, nếu hành vi của bên kia hoặc lý do nào khác để làm cho việc thi hành không thể tiến hành đƣợc hoặc gặp khó khăn25
.
Tại Việt Nam, Điều 53 Luật TTTM quy định:
Sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi đến Tồ án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong
25
Nguyễn Kim Tuyến (2010), Luận văn thạc sỹ, “Thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng trọng tài theo Luật trọng tài thƣơng mại năm 2010”, tr. 32.
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Tịa án có thẩm quyền phân cơng một Thẩm phán xem xét, giải quyết. Thẩm phán sẽ phải xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày đƣợc phân công. Trƣờng hợp chấp nhận yêu cầu, Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi ngƣời yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm. Nếu khơng chấp nhận thì Thẩm phán phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho ngƣời yêu cầu biết.
Trong quá trình tố tụng một trong các bên có quyền u cầu Tịa án thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc phân công Thẩm phán xem xét giải quyết đơn yêu cầu thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đƣợc thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 53. Trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thực hiện theo quy định của BLTTDS.
Luật TTTM đã phân định phạm vi thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa HĐTT và Tịa án nhằm tránh tình trạng xung đột về thẩm quyền. Nguyên tắc là nếu một trong các bên đã yêu cầu HĐTT áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà lại có đơn u cầu Tịa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tịa án phải từ chối và trả lại đơn yêu cầu, trừ trƣờng hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộc thẩm quyền của HĐTT. Nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 49 mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì HĐTT phải từ chối26
.
Quy định Tòa án hỗ trợ trong việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng đƣợc ghi nhận trong quy tắc tố tụng của các Trung tâm trọng tài tại Việt Nam. Cụ thể: Điều 19 quy tắc tố tụng của VIAC năm 2012: “Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp, nếu thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, các bên có quyền gửi đơn đến Tịa án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật”. Đây thực sự là sự hỗ trợ có ý nghĩa to lớn cho họat động của Trọng tài.