Thuận lợi của nông hộ khi vay vốn ngân hàng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ sản xuất nông nghiệp tại huyện càng long tỉnh trà vinh (Trang 62)

5.1 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT CỦA NÔNG HỘ KHI VAY

5.1.1 Thuận lợi của nông hộ khi vay vốn ngân hàng

Thực tế cho thấy, khi vay vốn từ ngân hàng NN&PTNT, nơng hộ có được nhiều thuận lợi. Trong số những thuận lợi, lãi suất tương đối thấp là yếu tốthuận lợi mà nông hộ đánh giá nhiều nhất với 69,6% số ý kiến của nông hộ.

Qua thảo luận, mức lãi suất ngân hàng tuy có biến động, có tăng lên, nhưng mức lãi suất này vẫn thấp hơn nhiều so với vay bên ngoài, vay tư nhân, vay nóng. Vì vậy đa số người dân đều cho rằng vay từ ngân hàng thì lãi suất ở mức thấp. Bên cạnh đó, thủ tục đơn giản, dễ hiểu cũng là một trong số những thuận lợi được người dân cho ý kiến nhiều, chiếm 52,2% số ý kiến của nông hộ. Qua trao đổi, khi vay vốn, người dân thường không cần viết hồ sơ vay, chính quyền địa phương hoặc trực tiếp cán bộ ngân hàng sẽ làm thủ tục này cho người dân, các hợp đồng tín dụng đã được soạn sẵn, người dân chỉ đọc và ký tên, vì vậy đối với đa số người dân thủ tục vay vốn là đơn giản, dễ hiểu. Có 37,0% số ý kiến hộ cho rằng nhân viên ngân hàng nhiệt tình hướng dẫn cũng là một trong những yếu tố thuận lợi khi vay vốn từ ngân hàng. Khi nhân viên nhiệt tình hướng dẫn, có nghĩa là thủ tục vay vốn, hợp đồng vay vốn của người dân sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn, ta thấy rằng hai yếu tố này hỗ trợnhau.

Các yếu tố khác như: nơng hộ có người quen cơng tác trong ngân hàng, nông hộ đã từng vay vốn ở ngân hàng cũng được đánh giá là thuận lợi đối với việc vay vốn của nơng hộ. Khi có người quen trong ngân hàng thì việc hướng dẫn thủ tục vay, việc tiếp cận vốncủa người dân sẽ dễ dàng hơn(chiếm 10,7% số ý kiến). Ngồi ra có 3,3% số hộ nhận thấy được vay vốn từ ngân hàng sẽ được sự hỗtrợ của Nhà nước, các hộ này là những hộ vay vốn từ các đoàn thể như: hội Phụ nữ,... Tổ chức này thường có những chương trình hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng vốn có hiệu quả cho các hội viên. Ngồi ra có 6,7% số ý kiến nơng hộ nhận thấy được những thuận lợi khác khi vay vốn từ ngân hàng như: rút ngắn

thời gian từ lúc làm hồ sơ đến lúc nhận được tiền hay thời gian hồn vốn, kỳ hạn trả dài hơnnên nơng hộ có nhiều thời gian để tích luỹvốn trả nợ.

5.1.2 Khó khăn của nơng hộ khi vay vốnngân hàng

Bảng24: KHĨ KHĂN CỦA NƠNG HỘ KHI VAY VỐN

Khó khăn khi vay vốn Tần số Tỷ lệ (%)

Phải có xác nhận của địa phương 7 15,2

Thời gian chờ đợi lâu 4 8,7

Số tiền vay hạn chế 4 8,7

Phải nêu rõ mục đích khi vay 3 6,5 Khơng có tài sản thế chấp 3 6,5 Không biết qui định về vay vốn 2 4,3

Thủ tục rườm rà 1 2,2

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2012

Bên cạnh những thuận lợi mà nông hộ nhận được khi vay vốn từ ngân hàng NN&PTNT ở địa bàn huyện Càng Long thì nơng hộ cũng khơng gặp ít khó khăn khi vay vốn từ ngân hàng này. Khó khăn mà nơng hộ gặp phải nhiều nhất là phải có xác nhận của chính quyền địa phương (chiếm 15,2% số ý kiến của nông hộ), chờ đợi sự xác nhận của chính quyền địa phương là một bất tiện trong việc vay vốn của nông hộ. Bên cạnh đó, các khó khăn khác như khơng có tài sản thế chấp, phải nêu mục đích khi vay, thời gian chờ đợi lâu, thủ tục rờm rà cũng là những khó khăn mà nơng hộ gặp phải khi vay vốn, tuy nhiên theo thống kê thì tỷ lệ những hộ gặp những khó khăn này khơng nhiều.

5.1.3 Đề xuấtcủa nông hộ khi vay vốnngân hàng

Từ những khó khăn trên, nơng hộ có đề xuất một số giải pháp khác nhau nhằm khắc phục khó khăn khi vay vốn, giải pháp cụ thể như sau:

 Bỏ qua giai đoạn xác nhận của chính quyền địa phương (chiếm 13% số ý kiến của nông hộ);

 Ngân hàng giải quyết hồ sơ và cho vay trong thời gian sớm nhất (8,7%);

 Cho vay theo nhu cầu của người dân, tăng lượng vốn vay để đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất(4,3%);

 Ngân hàng nên đơn giản hóa các loại thủ tục khi cho vay vốn (4,3%);

 Nhân viên ngân hàng nên nêu rõ quy định và thủ tục khi vay và trả nợ vay (2,2%).

Cụ thể nơng hộ cịn đề xuất một số giải pháp để việc vay vốn ở địa phương được thuận lợi hơn bao gồm các đề xuất về số tiền vay, điều kiện vay vốn, lệ phí khi vay vốn, lãi suất và đề xuất ý kiến về các chính sách hỗ trợ khi vay vốn từ ngân hàng.

Có 68,3% số nông hộ đưa ra ý kiến cho vấn đề về lãi suất, hầu hết các hộ này đều muốn ngân hàng giảm lãi suất để tiết kiệm chi phí sản xuất, giúp tăng thu nhâp cho hộ. Thực tế cho thấy, khi đề cập đến yếu tố thuận lợi khi vay vốn, các hộ lại cho rằng lãi suất vay vốn ngân hàng là thấp, nhưng khi đưa ra đề xuất thì đa phần các nơng hộ đều muốn ngân hàng hạthấplãi suất cho vay. Dù lãi suất ngân hàng thấp hơn so với lãi vay bên ngồi, tuy nhiên, nếu lãi suất có thể thấp hơn nữathì người dân càng thấy thuận lợi hơn trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay của mình. Một số hộ đề xuất lãi suất ngân hàng đang ở mức chấp nhận được, nên giữ ổn địnhvới mức lãi suất này.

Bên cạnh ý kiến đề xuất là hạ hoặc giữ ổn định lãi suất, thì ý kiến về số tiền đươc vay của nông hộ cũng được quan tâm nhiều. Với 41,6% ý kiến nông hộ đề xuất cho số tiền vay, hầu hếtcác hộ đề nghị ngân hàng cho vay số tiền lớn hơn để sản xuất kinh doanh qui mơ lớn hơn. Vì số tiền vay được là dựa trên tài sản thế chấp của nông hộ, nên các hộ thấy đây là hạn chế, muốn mở rộng sản xuất nhưng điều kiện tài sản thế chấp không cho phép nên những nông hộ này muốn được vay theo nhu cầu thay vì vay theo tài sản thế chấp.

Cùng với những đề xuất về lãi suất và số tiền vay, nơng hộ được khảo sát cịn có những đề xuất khác nhằm giúp cho việc vay vốn ở địa phương được thuận lợi hơn như: nông hộ muốn được hỗ trợ lệ phí khi vay vốn, các điều kiện vay đơn giản, tránh phải qua các khâu trung gian xác nhận mà cụ thể là xác nhận của chính quyền địa phương đối với phần đề xuất cho điều kiện vay vốn, có 5% số ý kiến đề xuất vấn đề này.

Cuối cùng, ý kiến về các chính sách hỗ trợ vay vốn như: vay vốn dễ dàng hơn cho những hộ gia đình thuộc chính sách, vay vốn khơng lãi đối với hộ quá nghèo, tổ chức chuyển giao thường xuyên khoa học kỹ thuật để việc sử dụng vốn của người dân đạt hiệu quả hơn, người dân còn muốn nhận được những chính

sách ưu đãi về lãi suất đối với những hộ sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng hạn (chiếm 25% số ý kiến).

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ NÔNG HỘ

5.2.1 Đối với tổ chức cung cấp tín dụng

Tăng hạn mức cho vay: Theo kết quả điều tra cho thấy, ngân hàng chỉ đáp ứng được 84,8% nhu cầu vốn của nơng hộ. Từ thực tế đó, ngân hàng nên tăng hạn mức cho vay căn cứ vào nhu cầu sản xuất của nông hộ. Điều này khơng chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của sản xuất mà cịn góp phần đẩy lùi hoạt động cho vay bất hợp pháp của các tư nhân địa phương. Đồng thời, hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, phương thức cho vay và trả nợ, lãi suất cho vay đối với từng loại hộ phải căn cứ vào đặc điểm và hiệu quả sản xuất của từng vùng, từng loại cây con, ngành nghề của từng hộ, nhằm giúp các nơng hộ sử dụng vốn có hiệu quả, từ đó trả nợ đúng hạn.

Vấn đề thủ tục vay vốn và thế chấp tài sản: Để bảo tồn lượng vốn vay được, ít tốn chi phí khi xin vay, ngân hàng phải đơn giản thủ tục xin vay, xét vay nhanh chóng để người vay chủ động được vốn, phục vụ kịp thời cho mục đích sử dụng vốn của nơng hộ. Cần quan tâm hơn đối với hộ khơng có đất đai hay diện tích đất q ít, nhóm hộ này phải được hoạt động trong các tổ, hội, nhóm chính trị nào đó tại địa phương như hội nông dân, hội phụ nữ,…để tranh thủ được nguồn vốn vay.

Công tác kiểm tra sử dụng vốn: Việc kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay

đúng mục đích của ngân hàng còn nhiều hạn chế, việc kiểm tra không thường xuyên. Vì vậy địi hỏi ngân hàng nên thường xun tổ chứccơng tác kiểm tra q trình sử dụng vốn của người dân.Khi đó sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro bởi vì khi phát hiện kịp thời tính bất thường trong q trình sử dụng vốn thì bên cho vay có biện pháp nhanh chóng để xử lý. Đồng thời, thông qua công tác giám sát của ngân hàng cũng là một động lực giúp người dân sử dụng vốn đúng mục đích, hạn chế được nhiều rủi ro.

Tư vấn, hướng dẫn cho người dân vay vốn: Việc hướng dẫn cho hộ vay

vốn lập dự án đầu tư sản xuất, giúp người dân lựa chọn đối tượng, ngành nghề đầu tư hợp lý, để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, tư vấn hướng dẫn

trong khâu kỹ thuật sản xuất cho nông hộ. Ngân hàng cần kết hợp với chính quyền địa phương, cán bộ khuyến nông, khuyến ngư để hỗ trợ tập huấn hoặc chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất đến nông hộ, giúp nông hộ giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.

5.2.2 Đối với nông hộ

Sử dụng vốn đúng mục đích, áp dụng các mơ hình chuyển giao mới vào sản xuất để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các hộ sản xuất với nhau để có thể tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Cụ thể là nơng hộ cần có kế hoạch sản xuất cụ thể từ khâu chuẩn bị đến thu hoạch và bán sản phẩm, từ đó hiệu quả sản xuất của người dân được tăng lên.

Chú trọng sản xuất tập trung, hợp tác sản xuất nhằm ứng dụng tối đa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của mình.

Nơng hộ tham gia dưới hình thức các nhóm tiết kiệm: hội tự tiết kiệm và tự trợ vốn trong cộng đồng, thông qua các tổ chức đồn thể như hội nơng dân, hội phụ nữ, hội thanh niên, hội cựu chiến binh… Khi tham gia các hộ nơng dân có nhiều thơng tin về vay vốn, có cơ hội tiếp cận vốn dễ dàng, đồng thời thông qua các tổ chức này, các nông hộ trao đổi, học tập kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau, giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Phát triển mơ hình sản xuất có vay vốn, nên đưa các mơ hình mới kết hợp nhiều mục đích vay vốn với nhau như: chăn nuôi, trồng trọt,… để tận dụng sức lao động dư thừa và các nguồn lực trong sản xuất nơng nghiệp, giảm đi tính thu nhập chỉ tập trung vào một hay hai thời điểm trong năm. Biện pháp này nhằm khai thác tính tương trợ về tài chính, giảm thiểu tình trạng vay nặng lãi của tư nhân và tránh được sự tồn động sản phẩm do thu hoạch đồng loạt.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Qua kết quả điều tra thực tế từ 46 nơng hộ có vay vốn ở Ngân hàng NN&PTNT ở địa bàn huyện Càng Long về vấn đề đánh giá thực trạng vay vốn, phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nơng hộ cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn vay, kết quả được trình bày tóm tắt như sau:

Diện tích đất trung bình của nơng hộ tại địa bàn nghiên cứu là 0,93 ha/hộ, cũng có hộ có diện tích thấp nhất là 600m2, hộ có diện tích cao nhất là 26,7 ha. Trong đó, diện tích đất lúa chiếm tỷ lệ cao nhất (7,8%). Sản xuất lúa là hoạt động sản xuất chủ yếu của nơng hộ. Có đến 97,8% hộ dân sản xuất lúa ở địa bàn khảo sát.

Thu nhập của nông hộ từ nhiều nguồn khác nhau như: trồng trọt, chăn nuôi, mua bán, làm thuê, ….cụ thể tổng thu nhập trung bình trong năm 2011 là 110 triệu đồng/hộ, trong đó thu nhập từ hoạt động sản xuất lúa trung bình là 67,6 triệu đồng/hộ.

Theo kết quả phỏng vấn của 46 hộ vay vốn, ngoài nguồn vốn tiếp cận từ ngân hàng NN&PTNT ở địa bàn huyện Càng Long thì có 3 nơng hộ còn tiếp cận thêm nguồn vốn từ Hội phụ nữ (chiếm 6,5% số ý kiến). Nguồn vốn từ Hội phụ nữ cũng khá quan trọng giúp nông hộ gia tăng sản xuất, đặc biệt trong hoạt động chăn ni gia súc, gia cầm. Lượng vốn vay trung bình của nông hộ ở Ngân hàng NN&PTNT là 22,8 triệu đồng, trong đó cũng có nhiều hộ có diện tích lớn nên vay được số tiền cao hơn rất nhiều, kỳ hạn vay thường là hết năm trung bình là 13,3 tháng, với lãi suất trung bình là 1,38%/tháng.

Nơng hộ xinvay vốn với mục đích dùng cho sản xuất lúa chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 78,3% số ý kiến), số tiền vay vốn sử dụng cho sản xuất lúa trung bình là 24,5 triệu đồng/hộ. Kế đến là xin vay để chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm tỷ lệ 34,4% với số tiền vay là 17,9 triệu đồng. Ngoài ra, xin vay vốn với mục đích kinh doanh thì chiếm tỷ lệ nhỏ. Thực tế khi sử dụng vốn vay này, hầu hết nông hộ đã sử dụng đúng mục đích, chỉ một số ít nông hộ đã giảm bớt phần vốn

phục vụ cho hoạt động sản xuất lúa, chăn ni vào mục đích tiêu dùng, kinh doanh của nông hộ.

Nhu cầu vốn của nông dân rất cao cho đầu tư sản xuất nông nghiệp nhưng ngân hàng chỉ đáp ứng khoảng 84,8% nhu cầu sản xuất của nông hộ. Vì vậy, ngân hàng NN&PTNT cũng như các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn cần mở rộng mạng lưới tín dụng rộng rãi hơn nữa mới giúp được người dân đủ vốn sản xuất tránh được tình trạng cho vay nặng lãi của tư nhân.

Đa số nông hộ cho rằng lượng vốn vay được có tác động làm tăng thu nhập của gia đình chiếm 86,9%, lượng vốn vay khơng tác động đến thu nhập của gia đình (chiếm 10,9%), bên cạnh đó có 2,2% nơng hộ cho rằng vốn vay ảnh hưởng xấu đến gia đình. Nhìn chung, lượng vốn vay mà nơng hộ nhận được đều có tác động tích cực đến hoạt động sản xuấtcủa gia đình.

Qua kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của mơ hình trồng lúa cho thấy, lợi nhuận trung bình từ hoạt đồng sản xuất lúa là 2 triệu đồng/công/vụ, chăn nuôi là 13,5 triệu đồng/năm. Trong sản xuất lúa, cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được 1,27 đồng lợi nhuận. Trong chăn nuôi cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được 1,14 đồng lợi nhuận.

Bên cạnh đó, đề tài cịn đưa ra kết luận có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ như: lượng vốn vay, kỳ hạn vay vốn, chi phí sử dụng vốn vay, diện tích đất, tỷ lệ vốn sử dụng cho sản xuất, số lượng lao động và tổng tài sản phục vụ sản xuất nơng nghiệp đều có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn thơng qua mơ hình hồi quy đa biến. Với kết quả R = 92,0%, và Sig F = 0,0 cho thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan chặt chẽ đến biến lợi nhuận trong sản xuất nơng nghiệp của mơ hình ởmức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với tổ chức cung cấp tín dụng

Tăng hạn mức tín dụng và có chính sách ưu đãi đối với những nông hộ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ sản xuất nông nghiệp tại huyện càng long tỉnh trà vinh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)