GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ sản xuất nông nghiệp tại huyện càng long tỉnh trà vinh (Trang 27 - 31)

3.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Càng Long nằm phía Bắc tỉnh Trà Vinh:

+ Phía Đơng giáp thành phố Trà Vinh, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Bến Tre qua ranh giới là sơng Cổ Chiên, phía Đơng Nam giáp huyện Châu Thành.

+ Phía Tây giáp huyện Cầu Kè (Tây Nam) và tỉnh Vĩnh Long (Tây Bắc). + Phía Nam giáp huyện Tiểu Cần.

+ Phía Bắc giáp huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Trung tâm huyện nằm ven Quốc lộ 53, nối liền hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long, cách thành phố Trà Vinh 21km và thành phố Vĩnh Long 43km.

Huyện Càng Long được xem là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Trà Vinh với các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL. Ngồi ra, do nằm xa biển nên ít bị ảnh hưởng mặn. Đây là điểm thuận lợi để bố trí sản xuất đa dạng cây trồng vật ni và phát triển kinh tế xã hội trong huyện.

3.1.2 Khí tượng

Huyện Càng Long nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ven biển, có hai mùa mưa nắng rỏ rệt trong năm.

Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình trên tháng từ 25 – 280C, đây cũng là nhiệt độ thích hợp cho cây trồng phát triển, nhiệt độ cao nhất ở tháng 4 và thấp nhất ở tháng 12.

Do chịu ảnh hưởng của khơng khí biển nên biên độ nhiệt giữa ngày và đêm tương đối nhỏ (5,5 – 7,50C).

Lượng mưa, hạn:

So với các khu vực khác trong tỉnh thì mùa mưa của huyện tương đối sớm, khoảng tháng 5 bắt đầu và chấm dứt muộn, vào khoảng tháng 11, lượng mưa bình quân hằng năm đạt khoảng 1.600mm, các tháng mưa lớn đạt từ 260 – 270mm/tháng vào các tháng 8, 9, 10.

Hạn nhẹ hơn so với các huyện khác trong tỉnh, chủ yếu hạn 1 tuần, vào tuần 1 tháng 6 và tuần 1 tháng 7 khả năng xảy ra hạn từ 20 – 30%.

3.1.3 Thủy văn

Là vùng đồng bằng ven biển nên huyện Càng Long chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ bán nhật triều trên Biển Đông, thông qua sông Cổ Chiên và hệ thống sông rạch trên địa bàn huyện. Biên độ tiều giảm dần khi đi sâu vào nội đồng, đặc biệt vào mùa triều cường từ tháng 9 – 10, đối với vùng sát kênh Trà Ngoa biên độ triều hàng ngày thay đổi nhỏ hơn.

3.1.4 Địa hình

Do địa hình tương đối thấp nên một số vùng bị ngập, đỉnh cao vào thời điểm triều cường tháng 10 và cũng do chân triều cao vào mùa này nên các vùng thấp có một thời gian dài khơng thốt nước được.

Huyện Càng Long có địa hình tương đối bằng phẳng, ngồi những giồng cát có địa hình cao  1,2m mang tính đặc trưng thì phần lớn diện tích đất trong huyệ có cao trình bình qn phổ biến từ 0,4 – 1,0m. Rải rác ở các khu vực của xã An Trường, Mỹ Cẩm, Tân An, có địa hình thấp trũng (cao trình 0,4m). Các xã phía Bắc của huyện do bị chi phối bởi hệ thống sơng rạch khá dày nên địa hình có phần phức tạp.

3.1.5 Tài nguyên nước và đất

Huyện Càng Long có nguồn nước mặt rất phong phú, có hệ thống các sơng ngịi chính như sơng Cổ Chiên, sơng Cái Hóp, hệ thống kênh Trà Ngoa, sông Càng Long, sông Láng Thé.

Huyện Càng Long có diện tích tự nhiên 30.009,88 ha, bao gồm các loại đất:

+ Đất nông nghiệp: 24.838,03 ha + Đất phi nông nghiệp: 5.163,3 ha + Đất khác: 8,55 ha

3.1.6 Dân số và cơ cấu lao động

Dân số năm 2010 của huyện là 171.955 người với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,42%, mật độ dân số là 563 người/km2. Trong đó, dân tộc Khmer chiếm 5,64% so với tổng số dân.

Số người trong độ tuổi lao động khá cao với 96.870 người. Trong đó, số lao động có việc làm là 94.628 người, số lao động khơng có việc làm là 2.242 người.

Lao động nơng nghiệp: 83.262 người.

Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 2.640 người. Lao động ngành nghề khác: 8.726 người.

3.1.7 Tình hình kinh tế xã hội huyện Càng Long năm 2011

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân từ năm 2006 đến 2011 đạt 10,1%. Đến cuối năm 2011, tổng sản phẩm nội địa đạt 1.354 tỷ đồng (đạt 99,7% kế hoạch, so cùng kỳ tăng 12,5%).

Trong đó:

+ Giá trị nơng nghiệp là 620 tỷ đồng (đạt 100,2% kế hoạch so với cùng kỳ tăng 3,3%).

+ Giá trị thuỷ sản: 100 tỷ đồng (đạt 97,1% kế hoạch so cùng kỳ tăng 5,3%).

+ Giá trị công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: 85 tỷ đồng (đạt 98,8% kế hoạch, so cùng kỳ tăng 13,3%).

+ Giá trị xây dựng: 218 tỷ đồng (đạt 103,3% kế hoạch, so cùng kỳ tăng 28,2%).

+ Giá trị dịch vụ: 344 tỷ đồng (đạt 97,66% kế hoạch, so cùng kỳ tăng 25,6%).

Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2011 là 18,9 triệu đồng/người/năm (theo giá hiện hành). Trong năm 2011, số lao động được tạo việc làm mới 5.004 người, giảm tỷ lệ hộnghèo còn 3%.

Kinh tế chủ yếu của huyện Càng Long là nhờ vào nông nghiệp. Các loại cây trồng bao gồm: lúa, hoa màu và cây lâu năm. Nông nghiệp từng bước phát triển tồn diện, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của huyện, trong đó trồng lúa chiếm tỷ lệ cao hơn so với các ngành sản xuất nông nghiệp khác.

Cây lúa: năm 2011 tổng diện tích xuống giống 41.97ha, năng suất bình quân 5,68 tấn/ha, giảm 0,99% so với năm 2010. Tổng sản lượng 238.403 tấn, tăng 6,38% so với năm 2010. Trong đó, vụ Đơng xn chiếm diện tích sản xuất cao hơn và năng suất cao hơn nhiều sao với vụ Hè thu và Thu đông, vụ Đông

xuân với năng suất trung bình đạt 6,34 tấn/ha, trong khi vụ Hè thu chỉ đạt 5,69 tấn/ha và vụ Thu đông đạt 4,97 tấn/ha. Điều này cho thấy thời tiết và thiên địch ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất của người dân địa phương.

Cây màu: trong năm 2011, tổng diện tích gieo trồng đạt 5.968 ha. Trong

đó, màu lương thực là 816 ha, màu thực phẩm là 3.633 ha, và cây công nghiệp ngắn ngày là 1.520 ha. Diện tích trồng nắm rơm đạt 380.000 mét mơ, sản lượng đạt 608tấn, năng suất trung bình ước đạt 1,6kg/mét mô.

Chăn nuôi, thú y: tổng đàn bị trên tồn huyện có 18.236 con, đàn trâu có

174 con và đàn heo có 84.427 con, đàn gia cầm có 1.610.149 con. Huyện đã tổ chức tiêm phòng thường xuyêncho đàn gia súc, gia cầm và thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng mơi trường nhằm kiểm sốt tốt dịch bệnh trong chăn nuôi, từ đó cơng tác chăm sóc vật ni được tốt hơn, nâng cao năng suất cho người dân chăn ni.

Thủy sản: diện tích ni thủy sản 1.310 ha, sản lượng thu hoạch 14.022 tấn, trong đó sản lượng khai thác ven bờ và nội đồng4.850 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 9.172 tấn.

Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật: tổ chức các lớp tập huấn và hội

thảo về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản cho nông dân sản xuất tham gia để nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngồi ra, huyện cịn đầu tư 02 tấn lúa giống OM 6677 cho 40 hộ dân ở xã An Trường A và Tân Bình để sản xuất lúa giống theo phương pháp sạ hàng kết hợp với chương trình 3 giảm – 3 tăng, huyện đầu tư 2,4 tấn lúa nguyên chủng cho hợp tác xã nông nghiệp xã Huyền Hội. Qua theo dõi, kết quả từ việc đầu tư trên mang lại hiệu quả cao trong sản xuất của người dân.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được đầu tư mở rộng và phát triển cơ sở sản xuất gắn với giải quyết việc làm, giá trị sản xuất đạt 210 tỷ đồng. Đến nay toàn huyện có 69 doanh nghiệp và 2.294 cơ sở sản xuất kinh danh, ước tổng vốn đầu tư trên 219 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 5.000 lao động. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp đã và đang định hướng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.

Thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Hoạt

động thương mại đã cóbước tiến bộ về đầu tư cơ sở vật chất, tổng huy động các nguồn vốn đầu tư trên 11,5 tỷ đồng. Dịch vụ sản xuất và tiêu dùng phát triển 1.550 cơ sở, đến nay toàn huyện có 2.244 cơ sở, với tổng vốn đầu tư trên 90 tỷ đồng, giá trị dịch vụ hàng năm tăng 22,56%.

Kinh tế hợp tác, hợp tác xã tiếp tục phát triển, đã xây dựng mới 14 hợp tác xã, đến nay tồn huyện có 24 hợp tác xã trên các lĩnh vực và 462 tổ hợp kinh tế hợp tác. Có 12.157 thành viên, với tổng số vốn trên 35 tỷ đồng, góp phần quan trọng trong cơng việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất.

Công tác quản lý, ứng dụng khoa học - công nghệ và bảo vệ tài ngun mơi trường có bước đáp ứng u cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, nhiều mơ hình đầu tư thực nghiệm như: trồng cây ca cao xen dừa, nuôi tôm càng xanh, nuôi cá thác lác cườm,… mang lại hiệu quả. Công tác truyền thông và quản lý Nhà nước về môi trường được tăng cường, thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp gây ô nhiễm môi trường và khai thác trái phép tài nguyên nước.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ sản xuất nông nghiệp tại huyện càng long tỉnh trà vinh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)