CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 PHÂN TÍCH YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA NGÂN HÀNG
4.2.1 Phân tích mơi trường vĩ mô
4.2.1.1 Yếu tố kinh tế
Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh An Giang (2007 - 2009)
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
- Tốc độ tăng GDP % 13,63 14,2 8,67
· Khu vực nông lâm thủy sản % 9,03 8,14 (0,5) · Khu vực công nghiệp - xây dựng % 15,55 15,57 6,5 · Khu vực thương mại dịch vụ % 15,80 17,25 14,29
- Kim ngạch xuất nhập khẩu Tr. USD 540 1.100 800
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang)
a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ và các ngành khác. Khách hàng chủ yếu của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh An Giang là hộ nông dân nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã ảnh hưởng đến thị phần huy động vốn của ngân hàng.
Trong những năm qua nền kinh tế xã hội tỉnh nhà tiếp tục phát triển ổn định và đạt kết quả cao trên nhiều mặt. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức với chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đặc biệt là giá vật tư, phân bón, thức ăn
(chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản), giá vàng biến động mạnh theo chiều
hướng tăng và khơng ổn định, thời tiết khơng thuận lợi, tình hình tiêu thụ nông
sản, thực phẩm, thủy sản chậm, giá luôn biến động,… nhưng với sự nỗ lực và
quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong triển
khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và các chủ trương, chính sách kích cầu, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ, kinh tế xã hội của tỉnh nhà vẫn có bước chuyển biến theo hướng tích cực, nhiều lĩnh vực vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm khá cao, đây chính là cơ hội tốt cho
GVHD: Trương Hịa Bình 69 SVTH: Lê Trung Hiếu
b. Kim ngạch xuất nhập khẩu
Với lợi thế là một tỉnh biên giới có nhiều cửa khẩu như Khánh Bình, Tịnh Biên, Bắc Đai, hàng hố của An Giang đã xuất qua nhiều quốc gia. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là gạo và thủy sản đơng lạnh, bên cạnh đó cịn có rau quả đơng lạnh, hàng may mặc, sắt thép, phân bón, dầu cá, tơ xe,... Những mặt hàng nhập khẩu của tỉnh là chủ yếu là nguyên vật liệu hàng may mặc, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu, gỗ,...
Với kim ngạch xuất nhập khẩu cao qua các năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trên địa bàn nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh An
Giang nói riêng mở rộng các dịch vụ thanh tốn, mua bán ngoại tệ, tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng, góp phần thúc đẩy cơng tác huy động vốn.
c. Cơ sở hạ tầng
Các cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng như đường giao thông, hệ
thống thủy lợi, chợ, trường học, nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp, khu du lịch, khu đơ thị mới,... góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt đơ thị và nơng thơn. Đây
chính là cơ hội tốt cho NHNo&PTNT An Giang mở rộng đối tượng khách hàng trong tương lai.
Một số dự án trọng điểm của tỉnh được qui hoạch và tiến hành xây dựng:
- Khu công nghiệp: Đến cuối năm 2009, tại hai khu cơng nghiệp Bình Long
và Bình Hịa có 7 nhà máy đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 410 tỷ
đồng. Tổng vốn đầu tư thực hiện các dự án khoảng 967 tỷ đồng, giải quyết việc
làm cho trên 1.200 lao động. Bên cạnh đó khu cơng nghiệp Vàm Cống đã hồn
thành công tác đo đạc, cắm mốc biên quy hoạch, thống kê số lượng nhà, vật kiến trúc trong khu vực quy hoạch, phục vụ cho công tác lập hồ sơ mời thầu kêu gọi nhà đầu tư.
- Cửa khẩu
· Cửa khẩu Tịnh Biên: Sau hơn 7 tháng hoạt động thử nghiệm, đến nay khu
thương mại Tịnh Biên có 44 doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh với
tổng vốn đầu tư 356 tỷ đồng, đã có 27 doanh nghiệp đi vào hoạt động bán hàng
· Cửa khẩu Khánh Bình: Đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch
chung thị trấn Long Bình, trạm kiểm sốt liên hợp Vĩnh Hội Đơng đang lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng.
· Cửa khẩu Vĩnh Xương: Đã quyết định phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư, Ủy ban nhân dân huyện đang tổ chức công bố công khai và triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định.
- Khu du lịch
· Khu du lịch sinh thái xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới: Hơn 100 hộ trồng chuyên canh nhiều loại cây ăn trái khác nhau theo quy hoạch phát triển loại hình du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch nông nghiệp kết hợp du lịch tâm linh trong
vùng cù lao Giêng. Xã đã và đang nâng cấp hệ thống đê bao, đường giao thông, nạo vét tuyến kênh thơng tàu du lịch,... Đã có 2 doanh nghiệp du lịch là Công ty Cổ phần Du lịch lữ hành An Giang và Công ty Du lịch Hàng Châu đến khảo sát
và đặt vấn đề cùng với địa phương đón khách đến tham quan, du lịch. Đầu năm
2010, Tấn Mỹ đón những đồn khách đầu tiên.
· Xây dựng khu du lịch núi Cấm đạt chuẩn quốc gia: Tỉnh khuyến khích đầu
tư và kinh doanh du lịch tại Núi Cấm đảm bảo theo đúng quy hoạch tổng thể đã
được phê duyệt, theo đúng quy trình xây dựng, kiến trúc, môi trường, cảnh
quan,... nhằm mục tiêu xây dựng khu du lịch Núi Cấm sớm trở thành khu du lịch hành hương, nghỉ dưỡng, sinh thái rừng đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Với điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc đưa ra các biện pháp tăng khả năng huy động vốn trên
địa bàn.
d. Lạm phát
Lạm phát được đánh giá thông qua chỉ số giá tiêu dùng, trong những năm qua tình hình lạm phát trong nước không ngừng gia tăng, đỉnh điểm là năm 2008 với chỉ số giá tiêu dùng tăng 19,89%. Lạm phát tăng cao đã tác động đến tất cả các
lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động của ngân hàng. Đối với các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh An Giang nói riêng, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, nhất là huy động vốn. Để huy động
GVHD: Trương Hịa Bình 71 SVTH: Lê Trung Hiếu
được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng
khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Bên
cạnh đó sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc
huy động vốn trung và dài hạn thật sự khó khăn cho ngân hàng.
Chính sách lãi suất trong công tác huy động vốn chỉ phát huy được hiệu lực
của nó đối với điều kiện tiền tệ ổn định, giá cả ít biến động hay nói cách khác là lạm phát ở mức vừa phải và khơng biến động bất thường. Với tình hình lạm phát khó kiểm sốt như hiện nay, ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong cơng tác huy
động vốn, nhất là huy động vốn trung và dài hạn.
4.2.1.2 Yếu tố tự nhiên
An Giang là một tỉnh phía Tây Nam của Tổ quốc, trong vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, thuộc hệ thống sơng Mê Kơng, phía Đông và Đông Bắc giáp
tỉnh Đồng Tháp, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đơng Nam
giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường
biên giới dài trên 95 km. An Giang có diện tích là 353.676 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp: 281.416 ha
- Diện tích mặt nước ni trồng thủy sản: 2.360 ha - Đất lâm nghiệp: 14.621 ha
- Đất chuyên dùng: 37.844 ha - Đất ở: 15.443 ha
- Đất chưa sử dụng: 1.992 ha
Do vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, những đặc thù về sơng, núi, khí hậu,… tạo cho An Giang có nhiều ưu thế phát triển kinh tế thủy sản, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ du lịch. Với môi trường tự nhiên như vậy An Giang không chỉ là mảnh đất an toàn cho nhân dân
và các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh mà còn là cơ hội tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là công tác huy động vốn.
4.2.1.3 Yếu tố dân số và lao động Bảng 8: Dân số tỉnh An Giang (2007 - 2009) Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 - Dân số Người 2.231.062 2.253.865 2.273.150 · Nam Người 1.098.743 1.109.803 1.120.663 · Nữ Người 1.132.319 1.144.062 1.152.487 · Thành thị Người 634.313 641.255 645.574 · Nông thôn Người 1.596.640 1.612.640 1.627.576
- Mật độ dân số Người/km2 631 637 643
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang)
Dân số tỉnh An Giang không ngừng tăng lên qua các năm, hiện nay dân số của tỉnh gần 2,3 triệu người, trong đó tỷ lệ nữ giới chiếm 50,7% dân số, nam
chiếm 49,3%. Người dân chủ yếu tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn,
chiếm 71,6% tổng dân số. Mật độ dân số trung bình là 643 người/km². Có 4 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn, đông nhất là người Kinh chiếm 94,24%,
còn lại là các dân tộc thiểu số Khơme, Chăm và Hoa. Ước tính đến cuối năm
2009 tồn tỉnh có 1.387.275 lao động, trong đó đó khu vực nông nghiệp, nông
thôn là 998.838 người, chiếm 72%.
Tổng số hộ trên địa bàn tỉnh là 477.543 hộ, trong đó hộ nghèo là 48.371 hộ, chiếm tỷ lệ 10,1%. Theo thống kê, toàn tỉnh có 368.078 hộ gia đình ở khu vực
nơng thơn, trong đó có 36.283 hộ kinh doanh được cấp giấy phép, 13.546 hộ sản
xuất theo làng nghề.
Với lợi thế là NHTM hàng đầu có mạng lưới trải rộng tồn tỉnh, thêm vào đó là sự thuận lợi từ yếu tố dân số và lao động, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh
tỉnh An Giang hứa hẹn sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn của dân cư trong thời gian sắp tới.
4.2.1.4 Yếu tố mơi trường văn hóa - xã hội
Thói quen của người dân trong tỉnh khi có tiền là thường dùng vào các mục
đích mua vàng, cho vay nặng lãi, số đề, chơi hụi,… trong đó chơi hụi là hình
thức khá phổ biến trên địa bàn. Chính vì vậy mà một phần lớn nguồn vốn nhàn rỗi từ họ đã bị lãng phí dẫn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn hạn chế.
Sự hạn chế về trình độ văn hố của người dân cũng như sự thiếu thông tin chỉ dẫn từ phía ngân hàng về các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đưa ra cũng là
GVHD: Trương Hịa Bình 73 SVTH: Lê Trung Hiếu
nguyên nhân lớn dẫn đến mặc cảm tự ti và tâm lí ngại hỏi nên họ khơng tự tin, thoải mái đến ngân hàng giao dịch và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng.
4.2.1.5 Yếu tố môi trường pháp lý
Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động cũng chịu tác động của các yếu tố
thuộc về môi trường kinh tế vĩ mơ như chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kì, mơi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp,... và
NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh An Giang cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên hiện nay thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập. Chính điều này đã ít nhiều gây khó khăn cho công tác huy động vốn
cũng như những nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng trong những năm qua. Trong xu thế hội nhập kinh tế, vấn đề môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế có vai trị quan trọng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển và sự tự chủ
kinh tế của đất nước. Để giảm thiểu những bất lợi cũng như tận dụng thời cơ của quá trình hội nhập vào phát triển kinh tế đất nước, có nhiều vấn đề được đặt ra,
trong đó việc hồn thiện mơi trường pháp lý được coi là yếu tố quan trọng khơng thể trì hỗn.
4.2.1.6 Yếu tố quốc tế
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương
mại thế giới vào ngày 07/11/2006. Theo cam kết, kể từ ngày 01/04/2007, các TCTD nước ngoài được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam với các ràng buộc về vốn. Gia nhập WTO cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng lớn, trong đó cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt hơn theo
đúng lộ trình Việt Nam đã thỏa thuận với tổ chức này. Do đó đối thủ cạnh tranh
của ngân hàng không chỉ là các NHTM nội địa mà cả những NHTM liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,…
Việt Nam gia nhập WTO đúng thời điểm kinh tế thế giới diễn biến xấu đến
hai lần. Lần thứ nhất là năm 2007 giá cả thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu, lần thứ hai là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam chưa hội nhập sâu, nhưng đã có sự ảnh hưởng và tác động nhất
hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp và công ty trên địa bàn tỉnh, bên cạnh
đó giá dầu, vật tư, phân bón, thức ăn chăn ni,... liên tục tăng giá cũng đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình. Qua đó cũng đã ảnh hưởng đến cơng tác huy động vốn của ngân hàng.
4.2.2 Phân tích mơi trường vi mơ 4.2.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh là một thách thức cho ngân hàng trong quá trình hoạt
động kinh doanh, mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng và qui mô các định
chế tham gia trên thị trường. Hiện nay trên địa bàn An Giang có 51 TCTD nên mơi trường cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt, nhất là các NHTM mới đi
vào hoạt động, thêm vào đó các đối thủ này đang chạy đua với nhau mở rộng chi nhánh và dùng các thủ thuật để tăng lợi thế cạnh tranh và xâm chiếm thị phần đã tạo ra một áp lực lớn cho ngân hàng trong kinh doanh, mà chủ yếu là huy động
vốn và cho vay.
Tính đến 31/12/2009 tồn tỉnh có 25 điểm giao dịch của NHNo&PTNT An
Giang bao gồm Hội sở tỉnh, 14 chi nhánh loại 3 và 10 phòng giao dịch trải dài trên địa bàn tỉnh. Như đã phân tích ở trên, thị phần huy động vốn của ngân hàng trong những năm vừa qua chiếm tỷ trọng khá cao trên địa bàn tỉnh nhưng với
những tiềm năng đang có thì ngân hàng có thể nâng cao hơn nữa thị phần huy động vốn. Vì vậy để nâng cao thị phần huy động vốn thì NHNo&PTNT Việt
Nam chi nhánh tỉnh An Giang phải tìm hiểu thật kỹ những đối thủ canh tranh
hiện tại kể cả những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn để đề ra những chiến lược huy động vốn cho phù hợp với từng thời kỳ trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Dưới đây là các đối thủ cạnh tranh chính của ngân hàng trong
hoạt động huy động vốn giai đoạn hiện nay.
a. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các NHTM nhà nước
• Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV)
Hiện tại ngân hàng có 2 chi nhánh (An Giang, Bắc An Giang) và 2 phòng
giao dịch (Châu Phú, Tịnh Biên). Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
GVHD: Trương Hịa Bình 75 SVTH: Lê Trung Hiếu
khẩu thuỷ sản do ngân hàng có thế mạnh trong việc cấp các khoản tín dụng trung và dài hạn cho các dự án lớn.
• Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB)
Ngân hàng có 2 chi nhánh (An Giang, Châu Đốc) và 5 phòng giao dịch (Tân