CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu ĐÀM PHÁN KINH DOANH QUỐC tế GIỮ THẾ THƯỢNG PHONG TRÊN bàn đàm PHÁN (Trang 47 - 50)

Tác phẩm nhấn mạnh đến triết lý cùng có lợi - mục tiêu không phải là áp đảo đối phương mà để họ cũng được chiến thắng, cả hai bên đều phải quan tâm đến mục tiêu của nhau và công bằng cho cả hai. Cụ thể, có những bài học sau chúng ta cần nhớ sau:

Hãy địi hỏi nhiều hơn những gì bạn muốn vì bạn có thể đạt được chúng, nó sẽ cho bạn cơ hội để thương lượng, làm tăng nhận thức giá trị về những gì bạn mang lại. Ngồi ra, nó ngăn khơng cho cuộc thương lượng rơi vào bế tắc và hơn nữa là tạo ra một hoàn cảnh để đối phương cảm thấy họ đã thắng.

Đừng bao giờ chấp nhận lời đề nghị hoặc lời trả giá đầu tiên từ đối phương vì việc này sẽ ngay lập tức đưa đến hai ý nghĩa: “Lẽ ra tơi có thể làm được hơn thế (lần sau tơi sẽ làm)” và “Chắc phải có điều gì khơng ổn”.

Đừng tranh cãi với mọi người khi bắt đầu thương lượng vì điều này sẽ tạo ra khơng khí đối đầu.

Đừng để đối phương biết chính bạn là người có quyền đưa ra quyết định. Đừng nhân nhượng và tin tưởng rằng đối phương sẽ đền bù cho bạn sau này. Hãy thương lượng mức giá cả trước khi bắt đầu công việc.

Cách duy nhất để giải quyết một thế bế tắc thực sự là đưa bên thứ 3 vào cuộc. Luôn luôn chúc mừng đối phương khi kết thúc thương lượng dù bạn nghĩ họ có giỏi hay khơng.

Hãy cẩn thận trước những vấn đề mà đối phương cho là quan trọng. Họ có thể giăng bẫy để sau này đổi lấy điều mà họ thực sự quan tâm. Hãy cẩn thận với những người muốn dụ bạn ra khỏi vấn đề thực chất bằng chiêu Giăng bẫy mà hãy tiếp tục tập trung và cô lập sự phản đối.

Khi bắt đầu viết ra một thoả thuận đã thống nhất bằng miệng, bạn sẽ nghĩ ra đủ thứ mà khi thoả miệng mình chưa nghĩ ra. Hãy giữ những phần ghi chép chính xác về cuộc thương lượng để đảm bảo bạn khơng bỏ sót phần nào. Hãytính đến việc chuẩn bị thoả thuận trước khi bạn bắt đầu thương lượng để có thể đối chiếu các mục tiêu của mình với thoả thuận cuối cùng.

Hãy chốt lại mọi chi tiết ngay từ lần đầu. Đừng để điều gì để “Chúng ta có thể bàn sau” vì rất có thể lần sau đối phương sẽ đổi ý.

Hãy cẩn thận với việc người khác đẩy vấn đề của họ sang cho bạn và khi đó hãy xác minh xem đó có thực sự là vấn đề trở ngại hay khơng?

LỜI KẾT

Thương trường là chiến trường. Đối với nhà kinh doanh, chiến lược gia luôn là những người đứng đầu, là những thuyền trưởng tài ba của con thuyền với những thuyền viên là nhân viên của công ty. Vận mệnh của con thuyền cũng như các thuyền viên phụ thuộc vào người thuyền trưởng nắm vững tay lái, khéo léo đưa con thuyền đến nơi chân trời thành công.

Các hợp đồng giá trị được ký kết thành công cũng như hoạt động giao thương được diễn ra như mong đợi chính là nguồn năng lượng giúp cho con thuyền ngày một mạnh mẽ vượt qua sóng gió. Để có được nguồn năng lượng ấy, người lãnh đạo, chiến lược gia cần nắm chắc kỹ năng trên bàn đàm phán. Hiểu rõ tâm lý đối phương, xoay chuyển tình thế linh hoạt, biết gây áp lực cũng như gỡ nút thắt giải quyết vấn đề nhằm tăng cường sức mạnh của doanh nghiệp là “chìa khóa vàng” cho việc giữ ưu thế trên đàm phán.

Cuốn sách “Giữ thế thượng phong trên bàn đàm phán” của Roger Dawson được xem như một cuốn cẩm nang gối đầu giường của các nhà lãnh đạo, chiến lược gia. Cuốn sách đưa ra những kế sách giúp nhà quản trị có thể áp dụng để lãnh đạo cơng ty cũng như giữ ưu thế trong mỗi cuộc đàm phán. Những bài học xương máu được đúc kết từ nhiều tình huống thực tế giúp các nhà kinh doanh có thể tham khảo và áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐÀM PHÁN KINH DOANH QUỐC tế GIỮ THẾ THƯỢNG PHONG TRÊN bàn đàm PHÁN (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w