Bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý rủi RO CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI (Trang 43 - 106)

Từ kinh nghiệm của một số nước như Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, trong quản lý RRCV có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chung để nâng cao hiệu quả quản lý RRCV cho các NHTM, đó là:

Thứ nhất: Mô hình tổ chức của hoạt độngt ín dụng được tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.

Thứ hai: Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong cho vay, tuân thủ thẩm quyền phán quyết cho vay.

Thứ ba: Tổ chức xem xét, thẩm định kỹ, chặt chẽ trước khi cấp các khoản cho vay mới, trong đó có nội dung quan trọng là đánh giá và dự phòng khả năng xảy ra rủi ro.

Thứ tư: Xây dựng chính sách và quy trình thủ tục để nhận dạng, đo lường kiểm soát và hạn chế RRCV. Những chính sách và quy trình này cần chỉ rõ RRCV trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng ở từng khoản cho vay cũng như ở cấp độ quản lý danh mục.

Thứ năm: Xây dựng mô hình xếp loại khách hàng chi tiết, cụ thể giúp các Ngân hàng đưa ra những quyết định kịp thời và hiệu quả.

thực trạng dư nợ. ĐỊnh kỳ rà soát, quản lý danh mục cho vay của ngân hàng để có các biện pháp xử lý kịp thời các tình huống.

Thứ bảy: Có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để Ban lãnh đạo có thể đo lường rủi ro cho vay phát sinh trong các hoạt động trong và ngoài Bảng cân đối kế toán. Hệ thống thông tin quản lý cần cung cấp đủ thông tin về cơ cấu của danh mục cho vay để có thể nhận dạng các rủi ro cho vay do tập trung vào một ngành, lĩnh vực.

Thứ tám: Có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản cho vay có nguy cơ giảm giá và có vấn đề, quản lý các khoản cho vay có vấn đề và các tình huống xử lý tương tự.

Thứ chín: Gia tăng tài sản bảo đảm tiền vay bằng nhiều hình thức để kiểm soát dòng vốn cho vay quay về và đảm bảo có nguồn thứ cấp thu hồi nợ.

Thứ mười: Thực hiện trích đủ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi nhằm lành mạnh hoá tài chính ngân hàng.

Kết luận chương 1

Chương 1 đẫ đề cập những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động cho vay; Phân tích và luận giải những vấn đề về rủi ro cho vay và hiệu quả quản lý RRCV tại NHTM và kinh nghiệm quản lý RRCV của một số nước trên thế giới. Từ đó rút ra bài học ở Việt Nam làm nền tảng khoa học cho việc nghiên cứu những vấn đề cụ thể về nâng cao hiệu quả quản lý RRCV tại NHNo Hà Nội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27 tháng 06 năm 1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước (nay là Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Ngân hàng No&PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 công ty thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công - Nông –Thương và 12 chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện được đổi tên từ các chi nhánh Ngân hàng nhà nước đã hội tụ về trụ sở 77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Với 1.182 lao động, 18 tỷ đồng nguồn vốn chủ yếu là Ngân sách huyện và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các Xí nghiệp quốc doanh và Hợp tác xã đã trở thành nợ tồn đọng. Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Hà nội sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng khác đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt. Những năm đầu cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam (Nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn của Liên Hiệp các công ty Lương Thực Hà Nội để mua gạo cho nhân dân nội thành, một phần nhu cầu tiền mặt chi lương cho doanh nghiệp.

Nhận rõ tránh nhiệm của mình trong việc xây dựng và đổi mới đất nước mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới nông thôn ngoại thành, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóng khai thác đầu tư nguồn vốn cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho Nông nghiệp.

yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt nhờ vậy chỉ sau hơn 2 năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thỏa mãn cơ bản cho các nhu cầu cho vay và tiền mặt cho khách hàng.

Thực hiện chủ chương cho vay hộ sản xuất theo quyết định 499A của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã phối hợp với hội Nông dân, hội Liên hiệp phụ nữ thành phố đã đẩy mạnh cho vay phát triển các sản phẩm Nông nghiệp như trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi bò sữa và gia súc, gia cầm phát triển vùng chuyên canh rau, hoa quả cây cảnh… nhờ vậy mà đời sống nhân dân ngoại thành được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ khá và gia tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể.

Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, Thạch Thất, Đan Phượng, Ba Vì, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phúc và Hà Tây.

Theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10 năm 1995 Ngân hàng No&PTNT Hà Nội bàn giao 5 Ngân hàng Sóc sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Giao Lâm cho Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Từ tháng 11 năm 2004 đến nay tiếp tục bàn giao các chi nhánh Chương Dương, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân về Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Lúc này Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đứng trước thử thánh mới đó là mang tên Ngân hàng No&PTNT Hà Nội nhưng lại phục vụ cho các Thành phần kinh tế không mang dáng dấp cả sản xuất Nông nghiệp giữa nội đô thành phố Hà Nội.

Để đứng vững tồn tại phát triển trong cơ chế thị trường, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng màng lưới để huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho vay của các thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội.

Sau 20 năm phấn đấu xây dựng và từng bước trưởng thành, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã có những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng cho vay,

thu chi tiền mặt mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại, phát triển đa dạng hóa các dịch vụ đặc biệt là chi trả lương qua thẻ ATM và các hoạt động khác.

Bên cạch việc tích cực tìm mọi giải pháp huy để huy động nguồn vốn trong dân cư và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từ năm 1995 Ngân hàng No&PTNT Hà Nội triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu từ hàng năm từ 150 đến 250 triệu USD đồng thời hàng năm khai thác được hàng trăm triệu USD, JPY, EURO.. và nhiều loại ngoại tệ khác nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp. Hoạt động thanh toán quốc tế đã nhanh chóng tạo được niềm tin cho khách hàng. Ngoài ra Ngân hàng No&PTNT Hà Nội còn mở rộng các hoạt động dịch vụ khác như chuyển tiền, bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng…, phone Banking, tư vấn thanh toán quốc tế, thu tiền tại nhà và nhiều hoạt động dịch vụ khác.

Cùng với những cống hiến cho sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế của Thủ Đô cũng như với sự phát triển của ngành Ngân hàng. Ngân hàng No&PTNT Hà nội đã được nhà nước tặng thưởng 1 huân chương Lao động hạng 3, 1 huân chương Chiến công hạng 3, 2bằng khen của Thủ tướng chính phủ, 37 bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 33 bằng khen của chủ tịch UBND thành phố.

Phát huy truyền thống 20 năm xây dựng và trưởng thành, trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế trong quá trình hội nhập và Phát triển, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội sẽ phát huy được những bài học, kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh phấn đấu đạt được thêm nhiều thành tích.

2.2. THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ CHO VAY VÀ QUẢN LÝ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI. NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI. 2.2.1. Hoạt động huy động vốn từ 2006 đến 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Nội đã triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn, nhiều sản phẩm huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi quý, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước, khuyến mại dự thưởng phù

hợp với thị hiếu của khách hàng, liên tục điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với lãi suất huy động trên địa bàn, đồng thời đã ban hành những quy chế thưởng để tạo được nguồn vốn tăng trưởng qua các năm.

Bảng 2.1: NGUỒN VỐN VÀ TỶ TRỌNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Tỷ trọng % Năm 2008 Tỷ trọng % Năm 2009 Tỷ trọng % Huy động vốn từ dân cư và các TCKT 67.781 100 % 88.183 100 % 112.259 100 %

- Phân loại theo kỳ hạn

Ngắn hạn (%) 38.635 57% 45% 63.202 56.3%

Trung dài hạn

(%) 29.146 43% 55% 49.057 43.7%

- Phân theo VNĐ- Ngoại tệ

VNĐ (%) 50.836 75% 68.783 78% 90.818 80.9%

Ngoại tệ (%) 16.945 25% 19.400 22% 21.441 19.1%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007-2008-2009 của NHNo&PTNT Hà Nội)

Việc quan tâm đến công tác huy động vốn, đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc thực hiện các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn từ các nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội bao gồm phát hành giấy tờ có giá dài hạn, ngắn hạn, huy động tiết kiệm dự thưởng,… Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 112.259 tỷ đổng, tăng 27.3% so với năm 2007. Thị phần huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội ở mức 15.8%.

2.2.2. Thực trạng cho vay tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội.

Trong những năm qua, hoạt động cho vay đã có những chuyển biến tích cực: - Tăng cường kiểm soát tăng trưởng và chất lượng cho vay, tăng hiệu quả và

- Cơ cấu cho vay chuyển biến khá tích cực theo định hướng: tăng tỷ trọng cho vay thương mại, giảm cho vay theo KHNN; tăng tỷ trọng cho vay có TSĐB, giảm tỷ trọng cho vay TDH và đặc biệt việc đẩy mạnh cho vay NQD.

- Đã thẳng thắn đánh giá thực trạng hoạt động cho vay, làm rõ thực trạng nợ xấu.

- Cho vay xấy lắp được đánh giá có nhiều tiềm ẩn rủi ro nên đã chủ trương tăng cường kiểm soát, kết quả đạt tỷ trọng dư nợ giảm thấp so với mục tiêu giới hạn đề ra.

Những kết quả đạt được đó chính là hiệu quả của công tác quản lý RRCV mang lại và được thể hiện cụ thể:

(1) Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay:

Rút kinh nghiệm bài học tiềm ẩn rủi ro chất lượng cho vay giai đoạn trước (có nguyên nhân quan trọng là do tăng trưởng nóng, tăng trưởng không phù hợp với khả năng kiểm soát và điều kiện thị trường cho phép) từ đó điều chỉnh và chủ động kiểm soát tăng trưởng. Tính đến 31/12/2009, tổng dư nợ của Ngân hàng đạt 7.646 tỷ đồng, tăng 1.208 so với năm 2008. Tăng trưởng bình quân năm trong kỳ 15,8% được coi là tốc độ phù hợp với tăng trưởng kinh tế, cũng như sát với mục tiêu chỉ đạo kiểm soát của NHNNVN.

(2) Cơ cấu dư nợ cho vay:

*Theo thời gian, theo thành phần kinh tế và tài sản đảm bảo:

Mục tiêu phát triển thể chế của NHNNVN trong đó có cấu lại cho vay đặt ra là phải tách bạch cho vay KHNN và thương mại, giảm cho vay chỉ định, mở rộng cho vay ngoài quốc doanh, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, đẩy mạnh cho vay có tài sản đảm bảo (TSĐB); Từ đó, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã xây dựng mục tiêu kế hoạch từng kỳ cũng như hàng năm làm cơ sở cho phấn đấu tổ chức thực hiện. Kết quả có cấu lại đã được:

Theo kế hoạch và cam kết với WB đến năm 2009, tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh (NQD) phải đạt trên 50%, cho vay KHNN<5%. Kết quả thực hiện tỷ trọng dư nợ NQD đã tăng từ 35% năm 2008 lên 58% năm 2009, tỷ trọng cho vay

trung dài hạn (TDH) giảm từ 45,7% xuống còn 41,2% cho vay có TSĐB tăng từ 55,8% lên 71,3% tỷ trọng cho vay KHNN còn 3,1% năm 2008.

Các kết quả trên có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và quan điểm hành động đối với chuyển hoạt động cho vay sang cơ chế thị trường, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia hội nhập khu vực và quốc tế.

Bảng 2.5. CƠ CẤU CHO VAY CỦA NHNo&PTNT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007-2009

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

trọngTỷ trọngTỷ trọngTỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ NQD 914 35% 2.640 45% 3.800 58%

Dư nợ trung dài hạn 1.469 45,7% 2.636 43,3% 2.699 41,2% Dư nợ có TSĐB 1.501 55,8% 3.614 66,1% 4.652 71,3%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết nội bộ 2007, 2008 và 2009) *Theo ngành nghề

Mỗi ngành, lĩnh vực đều được định hướng quy mô cho vay ở mức phù hợp căn cứ đánh giá rủi ro và khả năng sinh lời của từng ngành. Ngân hàng đã và đang triển khai đánh giá các lĩnh vực, khu vực đầu tư an toàn, hạn chế và tăng cường kiểm soát cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao.

- Các ngành kinh tế có thế mạnh, có tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh doanh cho vay, có tỷ trọng dư nợ thấp như dầu khí, than, xuất khẩu thuỷ hải sản, chế viến gỗ được ưu tiên phát triển theo định hướng mở rộng.

- Các ngành kinh tế có nhu cầu cho vay lớn như điện, xi măng, bất động sản,… thường xuyên tạo áp lực gia tăng tỷ trọng dư nợ cao đã được kiểm soát và vẫn đảm bảo trong phạm vi mục tiêu, giới hạn kiểm soát.

- Các ngành có tiềm ẩn rủi ro lớn được đặc biệt chú trọng kiểm soát, giảm dần dư nợ cho vay:

+ Dư nợ cho vay: Do đặc thù hoạt động của ngân hàng trước đây chuyên phục vụ cho lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp nên tỷ trọng dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của các đơn hoạt động nông nghiệp hiệu quả thấp cùng với việc

chi nhánh nằm giữa lòng thủ đô nên chuyển dịch cơ cấu dư nợ vay. Theo định hướng đa dạng hoá danh mục cho vay, kiểm soát chất lượng cho vay, NHNo&PTNT Hà Nội đã chuyển dần sang cho vay các lĩnh vực khác, giảm dần dư nợ cho vay xây lắp, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp đã giảm từ 28,9% năm 2007 xuống còn 18,55% năm 2008. Năm 2008 cũng là năm Ngân hàng No&PTNT Hà Nội triển khai đồng bộ, toàn diện việc cơ cấu lại dư nợ của các

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý rủi RO CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI (Trang 43 - 106)