Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý RRCV ở một số nước

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý rủi RO CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI (Trang 40 - 43)

Trên thế giới, quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRCV nói riêng ngày càng trở thành một phần quan trọng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp và quản trị ngân hàng mà các cổ động mong đợi ở Hội đồng quản trị (HĐQT). Sau đây là một số thực tế quản lý RRCV ở một số nước trên thế giới:

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý RRCV ở Thái Lan

Mặc dù có bề dầy hoạt động nhiều năm nhưng vào năm 1997-1998, hệ thống Ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ. Trước tình hình đó, các Ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trọng hệ thống cho vay.

Thứ nhất, mô hình tổ chức của hoạt động cho vay được tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Có thể thấy điều này ở các ngân hàng Bangkok Bank và Siam Comercial Bank (SCB). Còn quy trình cho vay của Kasikorn Bank lại được tổng kết như sau: Tiếp xúc khách hàng/phân tích cho vay/thẩm định cho vay/đánh giá rủi ro/quyết định cho vay/thủ tục giấy tờ hợp đồng/đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay. Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong cho vay. Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì thế hậu quả cho vay nợ xấu có lúc lên tới 40% (1997-1998). Sở dĩ có điều này là do một số ngân hàng đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc cho vay trong quá trình cho vay. Nhưng giờ đây, nhiều ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc cho vay mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng như: tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, dòng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát cho vya, năng lực quản trị và điều hành, thực trạng tài chính,…

Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng (Credit Scoring) để quyết định cho vay. Điển hình cho hình thức này là Siam City Bank hay Kasikorn Bank.

Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết cho vay. Theo đó, họ quy định việc quyết định cho vay theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay HĐQT. Ví dụ: >10triệu Bath:1 người chịu trách nhiệm; =100 tr Bath: phải qua 2 người chịu trách nhiệm; 3 tỷ Bath phải do HĐQT quyết định.

Thứ năm, giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý RRCV ở Nhật Bản

Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển, công nghệ quản lý rủi ro noi chung và quản lý RRCV nói riêng của họ đã được quan tâm phát triển từ khoảng 10 năm về trước.

Ngân hàng phát triển Nhật Bản đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại để quản lý RRCV như đã xây dựng các mô hình xếp loại khách hàng rất chi tiết cụ thể; Xây dựng một quy trình và các nội dung rất chi tiết cần xem xét khi cho vay như: những điều đặc biệt cần chú ý đối với cán bộ cho vay, đó là làm thế nào để thu thập được các số liệu cần thiết cho phân tích cho vay, phân tích cho vay như thế nào; Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin như thế nào; Phân tích doanh nghiệp về các mặt như: lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu cổ phần, phân tích tình hình kinh doanh, tình hình tài chính qua các hệ số tài chính; Họ cũng cho rằng phân tích ngành kinh doanh là rất cần thiết trong phân tích tín dung…

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý RRCV ở Mỹ

Cuối những năm 90, các ngân hàng Mỹ chịu áp lực từ sự gia tăng rủi ro cho vay. Với sự cạnh tranh khốc liệt để có được các khoản cho vay trong suốt thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng đã phải chấp nhận các khoản cho vay có chất lượng thấp hơn để có thêm thu nhập. Chiến lược đó hiện nay đã trở nên phản tác dụng, khối lượng các khoản vay không được thanh toán đúng hạn đã tăng từ 7,5 tỷ USD vào quý IV năm 1997 lên mức 17,7 tỷ USD vào quý III năm 2000. Từ quý III năm 1999 đến quý III năm 2000, các khoản vay không có dự phòng đã tăng 25,9%,

cáckhoản vay quá hạn đã tăng 16,5% và các khoản vay quá hạn trong ngành thương mại và công nghiệp đã tăng 43,7%. Những con số khắc nghiệt này đã chỉ ra rằng việc hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay và bảo lãnh là do các ngân hàng đã chỉ tập trung cho doanh thu.

Sự lo ngại làm cho các ngân hàng trở nên cẩn trọng hơn với các khoản cho vay mới và cũng yêu cầu cao hơn đối với các khách hàng hiện tại. Họ vẫn muốn cho vay tiền nhưng các điều kiện sẽ chặt chẽ hơn. Thêm vào đó, việc chho vay cũng sẽ bị kiểm soát.

Các ngân hàng Mỹ coi sự trao đổi thường xuyên của khách hàng với ngân hàng vê tình hình kinh doanh, các cơ hội cũng như khó khăn sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ về doanh nghiệp hơn. Số lần các cuộc gặp như vậy còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh nhưng nên diễn ra đều đặn để ngân hàng có thể hiểu rõ ông chủ và công ty của ông ta hơn.

Các ngân hàng Mỹ cũng đánh giá rất cao vai trò của kế hoạch kinh doanh của khách hàng, họ cho rằng “Ai chuẩn bị không tốt thì hay chuẩn bị đón nhận thất bại”. Họ cho rằng kế hoạch kinh doanh hay một chiến lược là một công cụ hữu hiệu để giúp ngân hàng hiểu thấu đáo và có cái nhìn toàn diện về công việc mà doanh nghiệp đang tiến hành.

Để đưa ra những quyết định cho vay kịp thời và hiệu quả, các ngân hàng rất cần các thông tin tài chính chính xác. Nguồn trả nợ quan trọng ngất của bất cứ khoản vay nào cũng là doanh tiền của doanh nghiệp. Việc cung cấp kịp thời các báo cáo tài chính đầy đủ và hoàn thiệ, dự đoán trước các luồng tiền và các khoản hoàn thuế là rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của người đi vay. Các báo cáo tài chính không hoàn thiện hoặc không kịp thời sẽ làm cho ngân hàng nghi ngờ.

Các ngân hàng Mỹ cho rằng tài sản thế chấp (Thiết bị, các khoản phải thu, hàng tồn kho, đồ đạc và tài sản cố định hạơc tài sảnkhác của doanh nghiệp…) là cần thiết. Gía trị các khoản vay sẽ tương ứng với giá trị đã khấu hao của tài sản thế chấp. Để thường xuyên nắm vững và cập nhật về giá trị của tài sản đảm bảo, ngân

hàng yêu cầu cung cấp danh sách hàng tồn kho hàng tháng hoặc hàng quỹ và/ hoặc thời gian của các khoản phải thu.

Trong phần lớn các trường hợp chủ của các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần sẽ được yêu cầu cung cấp đảm bảo của cá nhân đối với các khoản nợ của Công ty và ngân hàng có thể bảo lưu quyền nắm giữ các tài sản này để thế chấp hoá việc đảm bảo.

Bằng việc cung cấp cho ngân hàng các thông tin tài chính kịp thời, các tài sản thế chấp đầy đủ và các điều kiện để theo dõi giá trị cảu tài sản thế chấp, hạn mức cho vay của ngân hàng sẽ rộng rãi hơn với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý rủi RO CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI (Trang 40 - 43)