Trong những năm qua, hoạt động cho vay đã có những chuyển biến tích cực: - Tăng cường kiểm soát tăng trưởng và chất lượng cho vay, tăng hiệu quả và
- Cơ cấu cho vay chuyển biến khá tích cực theo định hướng: tăng tỷ trọng cho vay thương mại, giảm cho vay theo KHNN; tăng tỷ trọng cho vay có TSĐB, giảm tỷ trọng cho vay TDH và đặc biệt việc đẩy mạnh cho vay NQD.
- Đã thẳng thắn đánh giá thực trạng hoạt động cho vay, làm rõ thực trạng nợ xấu.
- Cho vay xấy lắp được đánh giá có nhiều tiềm ẩn rủi ro nên đã chủ trương tăng cường kiểm soát, kết quả đạt tỷ trọng dư nợ giảm thấp so với mục tiêu giới hạn đề ra.
Những kết quả đạt được đó chính là hiệu quả của công tác quản lý RRCV mang lại và được thể hiện cụ thể:
(1) Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay:
Rút kinh nghiệm bài học tiềm ẩn rủi ro chất lượng cho vay giai đoạn trước (có nguyên nhân quan trọng là do tăng trưởng nóng, tăng trưởng không phù hợp với khả năng kiểm soát và điều kiện thị trường cho phép) từ đó điều chỉnh và chủ động kiểm soát tăng trưởng. Tính đến 31/12/2009, tổng dư nợ của Ngân hàng đạt 7.646 tỷ đồng, tăng 1.208 so với năm 2008. Tăng trưởng bình quân năm trong kỳ 15,8% được coi là tốc độ phù hợp với tăng trưởng kinh tế, cũng như sát với mục tiêu chỉ đạo kiểm soát của NHNNVN.
(2) Cơ cấu dư nợ cho vay:
*Theo thời gian, theo thành phần kinh tế và tài sản đảm bảo:
Mục tiêu phát triển thể chế của NHNNVN trong đó có cấu lại cho vay đặt ra là phải tách bạch cho vay KHNN và thương mại, giảm cho vay chỉ định, mở rộng cho vay ngoài quốc doanh, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, đẩy mạnh cho vay có tài sản đảm bảo (TSĐB); Từ đó, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã xây dựng mục tiêu kế hoạch từng kỳ cũng như hàng năm làm cơ sở cho phấn đấu tổ chức thực hiện. Kết quả có cấu lại đã được:
Theo kế hoạch và cam kết với WB đến năm 2009, tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh (NQD) phải đạt trên 50%, cho vay KHNN<5%. Kết quả thực hiện tỷ trọng dư nợ NQD đã tăng từ 35% năm 2008 lên 58% năm 2009, tỷ trọng cho vay
trung dài hạn (TDH) giảm từ 45,7% xuống còn 41,2% cho vay có TSĐB tăng từ 55,8% lên 71,3% tỷ trọng cho vay KHNN còn 3,1% năm 2008.
Các kết quả trên có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và quan điểm hành động đối với chuyển hoạt động cho vay sang cơ chế thị trường, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia hội nhập khu vực và quốc tế.
Bảng 2.5. CƠ CẤU CHO VAY CỦA NHNo&PTNT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007-2009
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
TĐ trọngTỷ TĐ trọngTỷ TĐ trọngTỷ
Dư nợ NQD 914 35% 2.640 45% 3.800 58%
Dư nợ trung dài hạn 1.469 45,7% 2.636 43,3% 2.699 41,2% Dư nợ có TSĐB 1.501 55,8% 3.614 66,1% 4.652 71,3%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết nội bộ 2007, 2008 và 2009) *Theo ngành nghề
Mỗi ngành, lĩnh vực đều được định hướng quy mô cho vay ở mức phù hợp căn cứ đánh giá rủi ro và khả năng sinh lời của từng ngành. Ngân hàng đã và đang triển khai đánh giá các lĩnh vực, khu vực đầu tư an toàn, hạn chế và tăng cường kiểm soát cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao.
- Các ngành kinh tế có thế mạnh, có tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh doanh cho vay, có tỷ trọng dư nợ thấp như dầu khí, than, xuất khẩu thuỷ hải sản, chế viến gỗ được ưu tiên phát triển theo định hướng mở rộng.
- Các ngành kinh tế có nhu cầu cho vay lớn như điện, xi măng, bất động sản,… thường xuyên tạo áp lực gia tăng tỷ trọng dư nợ cao đã được kiểm soát và vẫn đảm bảo trong phạm vi mục tiêu, giới hạn kiểm soát.
- Các ngành có tiềm ẩn rủi ro lớn được đặc biệt chú trọng kiểm soát, giảm dần dư nợ cho vay:
+ Dư nợ cho vay: Do đặc thù hoạt động của ngân hàng trước đây chuyên phục vụ cho lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp nên tỷ trọng dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của các đơn hoạt động nông nghiệp hiệu quả thấp cùng với việc
chi nhánh nằm giữa lòng thủ đô nên chuyển dịch cơ cấu dư nợ vay. Theo định hướng đa dạng hoá danh mục cho vay, kiểm soát chất lượng cho vay, NHNo&PTNT Hà Nội đã chuyển dần sang cho vay các lĩnh vực khác, giảm dần dư nợ cho vay xây lắp, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp đã giảm từ 28,9% năm 2007 xuống còn 18,55% năm 2008. Năm 2008 cũng là năm Ngân hàng No&PTNT Hà Nội triển khai đồng bộ, toàn diện việc cơ cấu lại dư nợ của các khách hàng là các Tổng công ty, đặc biệt là các Tổng công ty thi công xây lắp đảm bảo ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm cam kết của tổng Công ty với các đơn vị thành viên để thực hiện nghĩa vụ thanh toán công nợ cho Ngân hàng, đồng thời có cá giải pháp mang tính xây dựng để tạo điều kiện cho các đơn vị khôi phục sản xuất, tạo nguồn thu hồi nợ.
+Dư nợ cho vay ngành cà phê giảm từ 1,33% năm 2006 xuống 1,12% năm 2008; mía đường giảm từ 1,66% năm 2006 xuống 0,96% năm 2008.
Bảng 2.6. CƠ CẤU DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ
T
T Ngành, sản phẩm 2007 2008 2009
Tuyệt
đối %/TDN Tuyệt đối %/TDN Tuyệt đối %/TDN
Tổng dư nợ (TDN) 2.685 100 5.467 100 6.552 100 1 Điện 99,6 3,71 301 5,50 339 5,17 2 Xi măng 113 4,21 230 4,20 259 3,96 3 Nông nghiệp 776 28,90 1230 22,50 1.215 18,55 4 Mía đường 44,6 1,66 64 1,17 63 0,96 5 Cà phê 35.5 1,32 77 1,41 73 1,12 6 Thương mại và dịch vụ 376 14,01 839 15,34 902 13,77 7 Các ngành khác 1.240 46,18 2.726 49,87 3.700 56,47
(Nguồn: Báo cáo tổng kết nội bộ 2007, 2008 và năm 2009)
(3)Về mức độ an toàn cho vay
Tổng dư nợ trên 01 cán bộ cho vay của NHNo&PTNT Hà Nội ở mức rất cao (60 tỷ đồng/cán bộ cho vay), trong khi đó các Ngân hàng TMCP chỉ ở mức dưới 30 tỷ đồng. Điều này cũng phần nào gây khó khăn cho công tác kiểm soát RRCV, có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cho vay.
Hiệu quả hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Hà Nội mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Mức chệnh lệch đầu vào, đầu ra còn ở mức thấp hơn so với các Ngân hàng TMCP, vòng quay vốn cho vay ngắn hạn thấp.
Trong tổng thu nhập từ hoạt động của Ngân hàng thì thu từ cho vay vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng so với năm 2008 là 68% thì năm 2009 tỷ trọng này giảm xuống còn 52%. Chênh lệch lãi suất bình quân cũng giảm từ 3,17% năm 2008 xuống còn 2,94% năm 2009. Sở dĩ có sự chệnh lệch này thực chất là do mặt bằng so sánh giữa 2 năm có sự chênh lệch về chỉ tiêu thu từ lãi. Năm 2008 đã có sự thay đổi về cơ chế hạch toán dự thu lãi cho vay, việc hạch toán chỉ dự thu đối với khoản nợ nhóm 1 và một phần nợ nhóm 2 (có khả năng thu) đã làm cho chỉ tiêu này trong năm 2007 giảm nên phản ánh thực chất hơn. Đây là nguyên nhân căn bản nhất. Bởi nếu chỉ cần đưa về cùng mặt bằng thì chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân đạt 3,52% cao hơn mức 3,17% năm 2008.
2.2.3 Rủi ro cho vay
Trong quá trình cho vay từ lúc giải ngân đến lúc thu nợ có rất nhiều biến động gây nên rủi ro đối với một món vay. Để giảm tỷ lệ nợ xấu đã lên đến mức khá cao và đang là một thách thức sẽ tạo gánh nặng không nhỏ trong thời gian tới.
*Về nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo&PTNT Hà Nội trong giai đoạn 2007-2009 luôn ở mức dao động quanh 3% (năm 2007 là 3,5%, năm 2008 là 3,1% và năm 2009 là 1,16%). Thực chất tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng có thể ở mức cao hơn vì “Theo kết quả của các đoàn kiểm tra thì tình trạng gia hạn nợ tại chi nhánh và Phòng Giao dịch rất phổ biến, một số chưa thu được nợ khi đến hạn là thực hiện gia hạn nợ; chỉ khi hết thời gian gia hạn theo quy định thì mới chuyển nợ quá hạn, chưa xem xét tính đến tính khả thi của phương án trả nợ sau khi gia hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ”.
Nợ xấu hạch toán ngoại bảng là những khoản nợ do Ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp cho các khoản nợ có vấn đề, không có hoặc khó có khả năng trả nợ. Tổng dư nợ hạch toán ngoại bảng của ngân hàng đến 31/12/2009 là 150 tỷ đồng, trong đó trích dự phòng cụ thể là 110 tỷ đồng, dự phòng chung còn 21 tỷ đồng. Năm 2009, chi nhánh đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ngoại bảng, Tính từ năm 2009, kết quả thu hồi nợ ngoại bảng được 143 tỷ đồng.
Bảng 2.8: TỶ LỆ NỢ XẤU NĂM 2009 THEO KHU VỰC
(Nợ xấu theo quy định tại điều 7 - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Khu vực Tỷ lệ nợ xấu Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Toàn ngành 9,1% 6,4% 0,4% 2,3%
Ngoài quốc doanh 8,3% 6,3% 0,1% 1,9%
Doanh nghiệp nhà nước 11,7% 9,1% 0,2% 2,4%
*Ghi chú: Nợ nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nhóm 4- Nợ nghi ngờ; Nợ nhóm 5- Nợ mất vốn
*Nợ xấu theo chuẩn mực kế toán quốc tế:
Theo báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, có vấn đề và không thu hồi được) là 33,13% năm 2007 và năm 2008 là 9,1%.
*Nợ xấu theo ngành nghề:
Theo phân loại ngành nghề và loại hình doanh nghiệp của các khoản cho vay trọng yếu như sau (số liệu năm 2008):
+ Xét cho vay theo loại hình doanh nghiệp: nợ xấu cho vay các doanh nghiệp nhà nước cao nhất, chiếm 39,5% tổng dư nợ.
+ Xét theo ngành nghề cho thấy: ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là ngành có tỷ lệ nợ xấu cao nhất 54,47%. Tiếp đến là ngành xây dựng (bao gồm cả xây lắp và ngành sản xuất VLXD) là 52,74%.
2.2.3. Quản lý rủi ro cho vay tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội
- Ngân hàng No&PTNT Hà Nội xây dựng chính sách cho vay cho từng thời kỳ, trong đó nêu ra các định hướng cho vay cho từng ngành, thành phần kinh tế, định hướng đầu tư vào một số vùng kinh tế, các sản phẩm cho vay, quy định về thẩm quyền phê duyệt.
Để đảm bảo đưa hoạt động cho vay theo đúng định hướng, đạt mục tiêu an tonà hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, Ngân hàng đã xây dựng chính sách cho vay với những nội dung cơ bản sau đây:
• Cơ chế phân cấp ủy quyền:
Việc phân cấp, ủy quyền trong phê duyệt cho vay được thực hiện theo nguyên tắc:
- Tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành, đảm bảo tuân thủ các chế độ và quy định; phù hợp với quy mô, điều kiện của từng đơn vị, trình độ năng lực và phẩm chất của người được ủy quyền; Đảm bảo hiệu quả an toàn chất lượng củ hoạt động cho vay, tuân thủ đúng, đủ các quy trình đánh giá, thẩm định và phê duyệt cho vay; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp, ủy quyền.
- Các cấp thẩm quyền phê duyệt cho vay và được ủy quyền phê duyệt cho vay do Tổng giám đốc quyết định;
- Mức phân cấp, ủy quyền giữa các cấp liền kề tối đa bằng 50% mức của cấp trên. Đồng thời, có biên độ chênh lệch giữa các chi nhánh, đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc phân cấp, ủy quyền nêu trên.
• Sản phẩm cho vay: Bao gồm toàn bộ các hình thức cấp cho vay cho mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ mà pháp luật không cấm. • Giới hạn cho vay toàn hệ thống: với mục tiêu khống chế tỷ lệ nợ quá hạn
dưới 5%; Dư nợ tối đa một khách hàng trên vốn tự có của Ngân hàng nhỏ hơn 15%; Dự nợ tối đa của nhóm khách hàng có liên quan nhỏ hơn 50% vốn tự có; Giảm tỷ trọng cho vay trung, dài hạn; giảm tỷ trọng cho vay chỉ định và theo KHNN.
• Một số lĩnh vực chủ yếu: Xây lắp dân dụng, công nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng; Bưu chính, viễn thông, Giao thông vận tải ( hàng không, đường sắt); Công nghiệp khai khoáng; Chế biến nông sản thực phẩm, thủy hải sản xuất khẩu; sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu; Năng lượng, dầu khí; Du lịch; các khu công nghiệp trọng điểm.
• Chính sách khách hàng trong hoạt động cho vay: Lựa chọn khách hàng theo các yêu cầu: có đầy đủ tư cách pháp nhân, thể nhân theo luật định; Có tình hình tài chính lành mạnh; Thời gian được phép kinh doanh hợp lý với thời gian vay vốn; Hoạt động kinh doanh có lãi ( Nếu kinh doanh thua lỗ thì phải trong giới hạn cho phép); Thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng giảm tỷ trọng cho vay Doanh nghiệp Nhà nước, tăng cho vay đối với khách hàng ngoài quốc doanh; kết hợp chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề với cơ cấu khách hàng.
Các khách hàng chiến lược, khách hàng có chất lượng tốt được Ngân hàng xếp hạng theo Hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ sẽ được hưởng các chính sách khách hàng của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội, tùy theo mức xếp hạng mà khách hàng sẽ được hưởng ưu đãi hơn về các điều kiện cấp cho vay ( về chính sách tiếp thị, đảm bảo tiền vay, về lãi suất, phí….) so với quy định hiện hành của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội. nhằm mục tiêu không ngừng mở rộng và phát triển đối tượng khách hàng.
Trên cơ sở mức xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ, Ngân hàng nông nghiệp đã áp dụng những nhóm khách hàng như sau:
1- Nhóm chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA và AA: thực hiện chính sách “ Chính sách mở rộng, phát triển”
2- Nhóm chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng A và BBB: thực hiện chính sách “Duy trì, phát triển”
3- Nhóm chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng BB và B: thực hiện “Chính sách Duy trì”
4- Nhóm chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng CCC và CC: thực hiện “Chính sách rút lui” và thực hiện các biện pháp sớm thu hồi được nợ vay.
5- Nhóm chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng C và D: thực hiện “ Tăng cường biện pháp xử lý nợ nhằm thu hồi được nợ
vay – Chính sách thu hồi nợ”
• Tài sản đảm bảo: Nội dung đảm bảo tiền vay được thực hiện phù hợp với các quy định của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.; Việc nhận tài sản đảm bảo cần được xem xét cụ thể đối với từng khách hàng, trên cơ sở khả năng vay trả, định hạng rủi ro cho vay, khả năng phát mại tài sản thế chếp, cầm cố…. • Quản lý nợ xấu: Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
2. Phân loại đánh giá khách hàng
Theo yêu cầu của quá trình hội nhập, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động của Ngân hàng nói chung và Ngân hàng No&PTNT Hà nội nói riêng