Tiếp tục hồn thiện pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC; TỘI SỬ DỤNG CON DẤU, TÀI LIỆU GIẢ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC. (Trang 62 - 63)

678. CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN,

3.2.1. Tiếp tục hồn thiện pháp luật hình sự

699. - Về định tội danh: Định tội danh là việc xác định hành vi của một người có thoả mãn

các dấu hiệu cấu thành một tội phạm nhất định được quy định trong Bộ luật Hình sự. Định tội danh là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình ADPLHS, mang tính quyết định một người có hay khơng phải chịu trách nhiệm đối với tội cụ thể. Đây là cơ sở và tiền đề để quyết định hình phạt áp dụng đối với người thực hiện hành vi đó. Định tội danh đúng, chính xác, đầy đủ sẽ tránh được việc xétxử oan sai và bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

700. Hiện nay trong thực tiễn giải quyết đối với tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341, BLHS năm 2015,

sửa đổi bổ sung năm 2017 cịn có nhiều vấn đề, quan điểm khác nhau. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Bộ Cơng an, TAND tối cao, VKSND tối cao cần có văn bản hướng dẫn hoặc có thể ban hành các án lệ để áp dụng thống nhất trong quá trình xét xử vụ án hình sự đối với tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức.

701. Cần có sự thống nhất về cách hiểu điều luật như: số lượng làm giả tài liệu và số lượng con dấu giả có đồng nhất với số lượng sử dụng con dấu tài liệu giả; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hai tội riêng biệt; “hành vi trái pháp luật” và “hành vi vi phạm pháp luật” có phải là một khái niệm đồng nhất, hay là hai khái niệm khác nhau; ranh giới giữa xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự đối với loại tội phạm này.

- Về quyết định hình phạt:

702. Cần sớm có văn bản hướng dẫn chi tiết Đều 341 BLHS 2015 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, sửa đổi bổ sung các quy định về hình phạt, đảm bảo tính hợp lý, cơng bằng và phù hợp với đặc điểm của tội phạm và cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay; quy định cụ thể các tình tiết định khung tăng năng, giảm nhẹ TNHS trong điều luật, tạo điều kiện cho việc cá thể hóa hình phạt. Bên cạnh đó, nhà làm luật cần phải chú ý xây dựng một biện pháp thích hợp như quy định nếu việc làm giả giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức, làm giả con dấu hay sử dụng các giấy tờ giả mạo làm phương tiện, điều kiện để thực hiện hành vi trốn đi nước ngồi, trốn ở lại nước ngồi là tình tiết tăng nặng TNHS để tránh việc bỏ lọt tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật.

703. Để thống nhất trong việc xử lý hành vi làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì cần có sự phân định cụ thể vi phạm ở mức độ nào thì bị xử phạt hành chính, vi phạm ở mức độ nào thì truy cứu TNHS. Việc phân loại tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội để xử phạt hành chính hay truy cứu TNHS vềhành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc sử dụng con dấu, tài liệu giả là rất cần thiết, liên ngành tư pháp Trung ương phải kịp thời có văn bản giải thích, hướng dẫn cụ thể để thực hiện. Bên cạnh đó cũng cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể, thế nào là “thu lợi bất chính”, thu lợi tiền từ làm giả con dấu, tài liệu hay sử dụng con dấu tài liệu giả đó để thực hiện các hành vi phạm tội rồi thu lợi bất chính. Nếu khơng có hướng dẫn chi tiết có thể sẽ dẫn đến QĐHP quá cao hay quá thấp, làm giảm tính răn đe đối với tội phạm.

Một phần của tài liệu TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC; TỘI SỬ DỤNG CON DẤU, TÀI LIỆU GIẢ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC. (Trang 62 - 63)