Tăng cường công tác giám đốc xét xử, tổng kết thực tiễn xét xử; giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật; thanh tra, kiểm tra hoạt động áp dụng pháp

Một phần của tài liệu TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC; TỘI SỬ DỤNG CON DẤU, TÀI LIỆU GIẢ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC. (Trang 68 - 71)

678. CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN,

3.2.3. Tăng cường công tác giám đốc xét xử, tổng kết thực tiễn xét xử; giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật; thanh tra, kiểm tra hoạt động áp dụng pháp

luật hình sự

730. Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thực chất là mở ra một môi trường tố tụng đủ để khắc phục những sai lầm nghiêm trọng của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đây cũng là hy vọng, cơ hội cuối cùng của người dân nên yêu cầu đặt ra với ngành kiểm sát và tòa án là làm tốt, làm đúng và tỷ lệ giải quyết cao

731. các đơn đề nghị.

732. Vì vậy, để tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác giám đốc thẩm; tái thẩm các vụ án hình sự, TAND tối cao phải thường xuyên tổ chức kiểm tra nghiệp vụ các Tịa án, kịp thời phát hiện sai sót, yếu kém và có biện pháp khắc phục. TAND cấp trên có trách nhiệm giám sát chất lượng hoạt động chuyên môn của các TAND cấp quận, huyện thuộc quyền quản lý thông qua thực hiện công tác giám sát, kiểm tra nghiệp vụ, từ đó phát hiện sai sót vi phạm để rút kinh nghiệm chung hoặc đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm khi có sai lầm nghiêm trọng hoặc tình tiết mới.

733. Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cần được thực hiện một cách thận trọng, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Đối với những vi phạm thiếu sót ít nghiêm trọng về tố tụng mà khơng ảnh hưởng tới nội dung giải quyết vụ án thì khơng nên kháng nghị mà chỉ cần thơng báo rút kinh nghiệm với Tịa án đã ban hành bản án, quyết định đó.

734. Về công tác tổng kết thực tiễn xét xử, giải thích hướng dẫn áp dụng pháp luật: TAND tối cao cần tổ chức nhiều Hội nghị, Hội thảo chuyên đề như: công tác giám đốc thẩm, tái thẩm; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Tòa án nhân dân; thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến tín dụng Ngân hàng tại Tịa án nhân dân…; phối hợp với các cơ quan ban nghành khác tổ chức Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử …; đánh giá các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn xét xử, từ đó ban hành các văn bản hướng dẫn đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật. Đặc biệt, hàng năm cần phải duy trì tổ chức đối thoại trực tuyến giữa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán Tòa án các cấp để trao đổi, giải đáp những vấn đề cịn tồn đọng, qua đó đánh giá được về mức độ, hiệu quả, nguyên nhân, hạn chế của việc ADPL hình sự, để từ đó có những đề xuất, giải pháp kịp thời đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của của việc ADPLHS.

735. Ngoài ra, cơng tác thanh tra kiểm tra của Tịa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới cũng là một trong những phương thức hữu hiệu để nâng cao chất lượng xét xử, kịp thời chỉ đạo, uốn nắn những sai sót trong định tội danh và QĐHP hoặc nhữngbiểu hiện tiêu cực trong công tác xét xử.

736. Xuất phát từ những yêu cầu đó, để đảm bảo áp dụng đúng các quy định của BLHS trong việc giải quyết các vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xồi thì các cơ quan THTT cần tăng cường công tác giám đốc xét xử và tổng kết thực tiễn trong giải quyết các vụ án hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị trao đổi kinh nghiệm

giữa các cấp Tòa án và TAND tối cao; chú trọng công tác sơ, tổng kết để rút kinh nghiệm đối với loại vụ án này, tìm ra những vướng mắc, tồn tại trong việc ADPL của các cơ quan THTT, đánh giá sự phù hợp của pháp luật đối với những hành vi phạm tội trên thực tế.

737. Tổng kết xét xử còn là cơ hội để giới thiệu, trao đổi các vụ án điển hình về tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và là cơ sở để TAND các cấp vận dụng khi xét xử loại tội phạm này ở địa phương. Để thực hiện tốt điều này, các cơ quan THTT cần tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ quan cấp dưới của mình để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc ADPL, định kỳ 06 tháng/năm sơ kết, tổng kết; đánh giá những kết quả đạt được, những bài học kinh nghiệm cần được rút ra.

Một phần của tài liệu TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC; TỘI SỬ DỤNG CON DẤU, TÀI LIỆU GIẢ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC. (Trang 68 - 71)