1.4.2.1. Giai đoạn từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 có hiệu lực tới trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được ban hành
Trong giai đoạn này, các quy định về tranh tụng, tranh luận tại phiên tịa sơ thẩm hình sự đã tương đối rõ nét hơn so với các giai đoạn trước. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND năm 2002 và đặc biệt là Bộ luật TTHS năm 1988 (được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992 và 2000) và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có nhiều quy định nhằm bảo đảm việc tranh tụng, tranh luận tại phiên tịa sơ thẩm hình sự. Trong đó liên quan tới các quy định về tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự được thể hiện như sau:
Bộ luật TTHS năm 1988 đã thể hiện khá rõ các nguyên tắc có liên quan trực tiếp và bảo đảm cho việc tranh tụng và tranh luận trong TTHS, đặc biệt là ngun tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu và tranh luận trước Toà án” [43, Điều 20].
Luật tổ chức VKSND năm 2002 có các quy định về quyền và nghĩa vụ, xác định rõ chức năng, quyền hạn của từng chủ thể tham gia TTHS. Trong đó đối với VKSND, luật quy định rõ chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự [33, Điều 3]. Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, VKSND nhân dân có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội [33, Điều 16]. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, VKSND nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn: Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận vớingười bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tồ sơ thẩm [33, Điều 17].
Về trình tự, thủ tục tranh tụng, tranh luận tại phiên tòa, Chương 20 Bộ luật TTHS năm 1988 quy định về tranh luận tại tịa. Trong đó, sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tồ, kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn; nếu thấy khơng có căn cứ để kết tội thì rút tồn bộ quyết định truy tố và đề nghị HĐXX tun bố bị cáo khơng có tội [43, Điều 191]. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình khơng đồng ý. Chủ toạ phiên tồ khơng được hạn chế
thời gian tranh luận, nhưng có quyền cắt những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án [43, Điều 192].
Như vậy, pháp luật TTHS giai đoạn này cũng quy định khá rõ vai trò, chức năng, trách nhiệm của VKSND, Kiểm sát viên trong tranh tụng, tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm. Đặc biệt, trong Bộ luật TTHS đã dành riêng một chương để quy định về tranh luận tại tòa, trong đó có tranh luận của Kiểm sát viên.
1.4.2.1. Giai đoạn từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực tới trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được ban hành
Giai đoạn này, pháp luật TTHS tiếp tục kế thừa các quy định của Bộ luật TTHS 1988, bên cạnh đó Bộ luật TTHS năm 2003 được Quốc hội ban hành cũng đã bổ sung nhiều quy định nhằm bảo đảm tranh tụng, tranh luận tại tịa nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa hình sự sơ thẩm nói riêng. Cụ thể là:
So với Bộ luật TTHS 1988, Bộ luật TTHS 2003 đã có sửa đổi, bổ sung nhiều nguyên tắc quan trọng ngày càng thể hiện rõ tư tưởng đề cao tranh tụng trong TTHS, lấy kết quả tranh tụng tại phiên tòa là căn cứ chủ yếu để Tòa án ra phán quyết. Mặc dù Bộ luật TTHS năm 2003 chưa đưa nguyên tắc tranh tụng là nguyên tắc cơ bản trong TTHS nhưng trong chương Những nguyên tắc cơ bản có một nguyên tắc thể hiện rõ nhất tinh thần của tranh tụng đó là tại Điều 19: Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án, theo đó “Kiểm
sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu vàtranh luận dân chủ trước Tồ án. Tịa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án” [44].
Vị trí, chức năng của VKSND cũng được quy định rõ hơn theo hướng phân định rõ chức năng buộc tội của VKSND với chức năng xét xử của Tịa án, xác định rõ cơng tố là chức năng cơ bản của VKSND. Để nâng cao tính chủ động của VKSND và hiệu quả của hoạt động công tố, pháp luật quy định rõ chức năng của VKS là thực hành quyền công tố, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tịa án; thay vì thực hiện chức năng kiểm sát chung như trước đây, VKSND chỉ thực hiện chức năng giám sát hoạt động tư pháp.
Các quy định cụ thể trong pháp luật TTHS thể hiện tư tưởng tranh tụng đã dần thể hiện qua từng giai đoạn tố tụng cụ thể và được biểu hiện tập trung nhất trong thủ tục tranh luận tại phiên tòa. Đặc biệt là các quy định về trình tự phát biểu trong khi tranh luận và đối đáp khi tranh luận được quy định rõ tại Điều 217, 218 Bộ luật TTHS 2003 và Điều 23, Điều 24 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, ban hành kèm theo quyết định số 960/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của viện trưởng VKSND nhân dân tối cao. Các điều luật này quy định luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa, ý kiến của bị
cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra lập luận của mình để đối đáp lại với từng ý kiến. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho các bên trình bày hết ý kiến.
Tiểu kết Chương 1
Tranh luận tại phiên tịa sơ thẩm hình sự là một giai đoạn trong tiến trình xét xử tại một phiên tịa hình sự sơ thẩm. Trong đó, để được HĐXX đồng ý với quan điểm của mình, các bên tham gia tranh luận phải đưa ra những lý lẽ, những ý kiến, những dẫn chứng cụ thể để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác lại quan điểm của bên đối lập, để từ đó thuyết phục được HĐXX chấp nhận quan điểm của mình. Trong giai đoạn tranh luận, Kiểm sát viên tham gia tranh luận là hoạt động có tính bắt buộc. Có thể hiểu tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự là hoạt động của Kiểm sát viên giữ vai trò THQCT và KSXX tại phiên tòa ở giai đoạn tranh luận, được thực hiện bằng việc Kiểm sát viên đưa ra quan điểm, tài liệu, chứng cứ, đồng thời phân tích, lập luận để trả lời, đối đáp lại những câu hỏi, quan điểm về vụ án có tính chất đối lập với Kiểm sát viên từ phía bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác để làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án, giúp cho HĐXX ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự có mục đích, phạm vi và nội dung nhất định và được phân định so với tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự cũng như tranh luận của các chủ thể khác tại phiên tịa hình sự sơ thẩm.
Các quy định về tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự gắn liền với sử lịch sử lập pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là lịch sử xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TTHS gắn với các giai đoạn từ khi đất nước giành được độc lập năm 1945 tới trước khi Bộ luật TTHS năm 1988 có hiệu lực, giai đoạn từ Bộ luật TTHS năm 1988 đến trước khi Bộ luật TTHS năm 2015 có hiệu lực và giai đoạn Bộ luật TTHS năm 2015 có hiệu lực.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRANH LUẬN CỦAKIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TỊA SƠ THẨM HÌNH SỰVÀ THỰC TIỄN ÁP