gia tố tụng khác của Kiểm sát viên.
Đây là hoạt động thể hiện tập trung nhất, rõ nhất của phần tranh luận tại phiên tịa sơ thẩm hình sự nói riêng, tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm nói chung. Việc tranh luận được diễn ra sau khi Kiểm sát viên trình bày xong luận tội. Cụ thể:
Sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội, “Bị cáo, người bào chữa, người tham
gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập
luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vơ tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình.” [45, Khoản 1 Điều 322].
Và khi mà bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác nêu ra ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp với Kiểm sát viên thì Kiểm sát viên THQCT
và KSXX tại phiên tịa bắt buộc phải tranh luận “Khi thực hành quyền công tớ, kiểm sát
xét xử tại phiên tịa, Kiểm sát viên bắt buộc phải tranh luận” [68, Khoản 1 Điều 26]. Quá
trình tranh luận, Kiểm sát viên là phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa [45, Khoản 2 Điều 232], [Khoản 1 Điều 26, Quy chế]. Trường hợp chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác chưa được tranh luận thì Kiểm sát viên thực hiện theo đề nghị của chủ tọa phiên tòa, nếu đã tranh luận một phần thì Kiểm sát viên tranh luận bổ sung cho đầy đủ, không lặp lại những nội dung đã tranh luận trước đó [45, Khoản 2 Điều 232], [68, Khoản 2 Điều 26].
Để bảo đảm việc tranh luận được sát hợp, chính xác thì Kiểm sát viên phải “dự
kiến những vấn đề cần tranh luận tại phiên tòa. Đề cương tranh luận được dự thảo theo Mẫu của VKSND nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải ghi chép đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng để chuẩn bị tranh luận ”
[68, Khoản 1 Điều 26]. Khi tranh luận, Kiểm sát viên phải bình tĩnh, khách quan và tơn trọng ý kiến của những người tham gia tố tụng, ghi nhận ý kiến đúng đắn và bác bỏ những ý kiến, đề nghị khơng có căn cứ pháp luật [68, Khoản 4 Điều 26].
Quá trình tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự khơng bị hạn chế về mặt thời gian, Chủ toạ phiên tồ ln tạo điều kiện choKiểm sát viên cũng như những người tham gia tranh luận khác trình bày hết ý kiến có liên quan đến vụ án [45, Khoản 3 Điều 232].
Như vậy, pháp luật hiện hành, đặc biệt là Bộ luật TTHS năm 2015 đã có những quy định rõ ràng, cụ thể về tranh luận tại phiên tịa nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm nói riêng. Trong đó có những điểm mới có giá trị tích cực, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong hoạt động tranh luận.Cụ thể:
Đối với hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên, Điều 322 Bộ luật TTHS năm 2015 bổ sung quy định về trách nhiệm của Kiểm sát viên khi đối đáp phải đưa ra những chứng cứ, tài liệu và những lập luận của mình và phải đối đáp đến cùng với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Đồng thời, chủ tọa phiên tịa có quyền u cầu kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được kiểm sát viên tranh luận. Những điểm mới này có giá trị tích cực, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong hoạt động tranh tụng.
Bên cạnh đó, cũng tại Điều 322 Bộ luật TTHS năm 2015 đã bỏ quy định bị cáo, người bào chữa ...“trình bày ý kiến về luận tội”, thay vào đó họ được trình bày ý kiến liên quan đến vụ án, kết hợp với đưa ra chứng cứ, tài liệu và những lập luận của mình để đối đáp lại quan điểm buộc tội của Kiểm sát viên... Như vậy, việc đưa ra ý kiến của bị cáo và người bào chữa khơng cịn bị bó hẹp như trước đây, đồng thời thông qua việc đối
đáp, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình. Điều này khơng chỉ tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong hoạt động tranh luận mà nó cũng địi hỏi Kiểm sát viên phải có chủ động trong các khâu chuẩn bị, thực hiện tranh luận để tăng tính hiệu quả hoạt động tranh luận của mình tại phiên tịa sơ thẩm hình sự.
2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tranh luận của Kiểmsát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng