2.3.2.1. Những hạn chế, thiếu sót
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hịa vẫn cịn những hạn chế, thiếu sót. Qua thực tiễn khảo sát, nghiên cứu, tác giả xác định có những hạn chế, thiếu sót sau:
Một là, về luận tội:
Mặc dù Kiểm sát viên đã dự thảo bản luận tội trước khi mở các phiên toà xét xử vụ án hình sự, nhưng một số bản luận tội còn đơn thuần như sao chép lại bản kết luận điều tra, bản cáo trạng đã nêu, chưa tóm tắt, quy nạp nội dung vụ án, việc phân tích, lập luận cịn sơ sài, thiếu tính thuyết phục. Trong nhiều vụ án hình sự có đồng phạm, việc phân tích, đánh giá chứng cứ và vai trò của từng bị cáo chưa rõ, một số Kiểm sát viên chưa chủ động xử lý tình huống phát sinh tại phiên tồ nên khi có những tình tiết mới làm thay đổi tính chất vụ án, Kiểm sát viên vẫn không sửa đổi, bổ sung vào bản dự thảo luận tội cho phù hợp, do vậy chất lượng chưa đạt yêu cầu. Do nghiên cứu hồ sơ chưa kỹ,
khơng nắm chắc các tình tiết của vụ án, các dấu hiệu đặc trưng của từng loại tội phạm nên một số luận tội viện dẫn chứng cứ sơ sài, chủ yếu viện dẫn lời khai nhận tội của bị cáo rồi khẳng định ln lời khai đó phù hợp với lời khai bị hại, nhân chứng và các chứng cứ khác cịn phù hợp như thế nào thì khơng được viện dẫn. Do đó vẫn cịn những bản luận tội khơng có sức thuyết phục; có bản luận tội phần viện dẫn chứng cứ lại nêu toàn bộ nội dung bản cáo trạng hoặc khi viện dẫn chứng cứ trích dẫn một loạt lời khai của bị cáo, bị hại, nhân chứng. Các lời khai có nhiều mâu thuẫn nhưng Kiểm sát viên khơng đánh giá được lời khai nào là chính xác, khách quan để kết luận hành vi phạm tội của bị cáo. Có luận tội sau khi viện dẫn, phân tích chứng cứ, Kiểm sát viên khơng quy kết nội dung hành vi phạm tội, khơng phân tích được căn cứ truy tố bị cáo theo điểm, khoản, điều luật (tại sao lại truy tố bị cáo theo tình tiết tái phạm nguy hiểm, dùng hung khí…). Phần đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nguyên nhân, động cơ, mục đích phạmtội trong một số bản luận tội chưa đạt yêu cầu, chưa phân tích được khách thể bị xâm hại. Nhận định tính chất, mức độ hành vi phạm tội chưa căn cứ vào thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, hậu quả do tội phạm gây ra mà viết chung chung; hoặc phần phân tích khơng lơgíc với phần đề nghị đường lối xử lý; phần phân tích nguyên nhân, điều kiện phạm tội chưa được quan tâm. Một số bản dự thảo luận tội đối với bị cáo chối tội tại phiên toà nhưng Kiểm sát viên chưa bổ sung, đánh giá, phân tích và lập luận đưa ra chứng cứ để buộc tội đối với bị cáo. Đặc biệt, có bị cáo trong giai đoạn điều tra thì chối tội, sau đó bị cáo nhận tội, VKSND phúc cung bị cáo chối tội, tại phiên tồ bị cáo khơng nhận tội, kêu oan, nhưng Kiểm sát viên không đánh giá hết các tình tiết, chỉ đưa vào những lời khai bị cáo nhận tội do vậy dự thảo cũng như phát biểu lời luận tội tại phiên toà chỉ viện dẫn lời khai nhận tội của bị cáo tại cơ quan điều tra mà khơng phân tích đánh giá những lời khai chối tội để lập luận bác bỏ việc bị cáo khơng nhận tội là khơng có căn cứ. Nhiều trường hợp, Kiểm sát viên xây dựng bản dự thảo luận tội sẵn và khi ra phiên tồ đọc ngun như vậy, mà khơng có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chứng cứ mới có tại phiên tồ. Ngồi ra, văn phong của một số bản luận tội chưa đạt yêu cầu, cịn lủng củng, khơng thốt nghĩa, nhiều đoạn mâu thuẫn nhau.
Hai là, về tranh luận đối đáp:
Một số Kiểm sát viên được phân công THQCT, tham gia hoạt động tranh tụng, tranh luận tại phiên toà chưa nghiên cứu sâu, chưa nắm đầy đủ các tình tiết của vụ án, chứng cứ vụ án, chưa phát hiện những mâu thuẫn giữa các bản hỏi cung của bị can, mâu thuẫn giữa lời khai cung với lời khai bị hại, nhân chứng, kết quả khám nghiệm hiện trường, kết luận giám định , chưa dự kiến trước các
vấn đề, nội dung mà người bào chữa, bị cáo, người tham gia tố tụng khác sẽ đưa ra tranh luận. Do vậy, trong một số vụ án, trước những ý kiến đề nghị của bị cáo hoặc của người bào chữa đối với luận tội của VKSND thì Kiểm sát viên lúng túng hoặc trả lời chung chung mà chưa đi sâu vào cốt lõi của vụ việc, hoặc đối đáp qua loa theo kết quả điều tra
mà không lập luận được.
Một số Kiểm sát viên tranh luận chưa thuyết phục, trình bày, diễn đạt dài dịng, khơng tập trung, lý lẽ thiếu sắc bén. Việc chứng minh trong quátrình tranh luận, đối đáp của một số Kiểm sát viên còn yếu, chủ yếu nhắc lại nội dung bản cáo trạng.
Một số Kiểm sát viên chưa chủ động tham gia tranh luận với bị cáo, người bào chữa, có những vụ tham gia tranh luận nhưng chưa dự kiến được những vấn đề cần tập trung làm rõ trong vụ án, chưa tận dụng được những mâu thuẫn trong lời bào chữa của bị can, bị cáo này với bị can, bị cáo khác hoặc với những người tham gia tố tụng khác để đấu tranh, lập luận, do vậy lý lẽ thiếu sắc bén.
Bên cạnh đó, khi ra tồ, vẫn cịn trường hợp Kiểm sát viên chỉ quan tâm đến việc buộc tội, không chú trọng đúng mức đến việc gỡ tội cũng như đến việc phát hiện kịp thời những vi phạm của Toà án và những người tham gia tố tụng khác để đề ra yêu cầu khắc phục hoặc tuy có phát hiện vi phạm nhưng do nể nang, ngại va chạm, né tránh không yêu cầu khắc phục, không kháng nghị, kiến nghị... Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng tranh tụng của Kiểm sát viên “không chỉ là buộc tội mà cần phải chú ý cả vấn đề gỡ tội”. Do đó, khơng phải là vấn đề “được thua, mà tranh luận để làm rõ các tình tiết của vụ án, góp phần cùng Tồ án đánh giá đúng bản chất sự việc”.
Bên cạnh đó, kỹ năng tranh luận với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng của nhiều Kiểm sát viên cịn hạn chế, thiếu tính chủ động. Có trường hợp khơng tranh luận hết các luận điểm mà luật sư đưa ra. Chưa sử dụng hết các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ, các quy định của pháp luật liên quan để tranh luận mà còn chung chung, dài dòng, thiếu thuyết phục. Một số trường hợp, Kiểm sát viên đối đáp tranh luận chung chung, không sử dụng các căn cứ pháp luật, các chứng cứ, tình tiết đã được thẩm vấn tại phiên tồ để phân tích, lập luận bác bỏ ý kiến, quan điểm không đúng của bị cáo, người bào chữa, đôi khi lập luận theo kiểu suy diễn nên thiếu sức thuyết phục. Phong cách, thái độ của một số Kiểm sát viên trong khi tranh luận cịn thiếu bình tĩnh. Có trường hợp sử dụng lời văn, ngơn ngữ khi tranh luận không phù hợp thể hiện thái độ cay cú. Có vụ án, khi Luật sư nêu lý do phản bác luận tội nhưng Kiểm sát viên không phát biểu tranh luận, khi chủ toạ phiên toà yêu cầu tranh luận thì Kiểm sát viên phát biểu là “cáo trạng đã nêu hết rồi”.
Những tồn tại, hạn chế này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tranh tụng nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên trong xét xử sở thẩm các vụ án hình sự nói riêng. Mặc dù tất cả 3.154 vụ án, 4.942 bị cáo được TAND thành phố Biên Hịa đưa ra xét xử thì khơng có vụ nào, bị cáo nào tịa tun bố khơng phạm tội. Tuy vậy, với 116 phiên tịa hình sự sơ thẩm có luật sư tham gia thì có 63 vụ các quan điểm bào chữa của luật sư được HĐXX chấp nhận, chiếm 54,34% (xem Bảng 2.5 và Phụ lục).
Bảng 2.5
Thống kê số vụ án hình sự sơ thẩm VKS chấp nhận quan điểm bào chữa của Luật sư (giai đoạn 2016-2020)
Năm Số vụ án Tòa án đã xét có luật sư tham gia
Số vụ án quan điểm bào chữa của luật sư được chấp nhận
Tỷ lệ % 2016 28 15 53,60 2017 19 10 52,60 2018 22 12 54,60 2019 21 13 62,00 2020 26 13 50,00 Tổng 116 63 54,34
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo THQCT của VKSND thành phớ Biên Hịa giai đoạn 2016 – 2020)
Con số này phản ánh phần nào chất lượng chưa thực sự tốt của tồn bộ q trình THQCT của Kiểm sát viên nói chung, hoạt động tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa nói riêng.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót
Thứ nhất, nguyên nhân về mặt quy định của pháp luật và các văn bản hành chính điều chỉnh liên quan tới truy tớ, xét xử.
- Những quy định của pháp luật TTHS:
+ Khoản 2 Điều 87 Bộ luật TTHS 2015 quy định: Những gì có thật nhưng khơng được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì khơng có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Quy định này phần nào đã gây cản trở đến quyền của người bào chữa tại phiên tịa và chưa tạo ra sự cơng bằng trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ, dẫn tới không tồn tại hoạt động tranh luận về “Những gì có thật nhưng khơng được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định” mặc dù chúng là có thật và có thể là chính xác. Hệ quả là hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên cũng sẽ bị hạn chế vì: (1) gần như Kiểm sát viên chỉ chuẩn bị và tranh luận gói gọn trong những vấn đề nằm trong hồ sơ vụ án; (2) có những vấn đề người bào chữa đưa ra ở phiên tịa mặc dù chúng có thật và có thể chính xác những Kiểm sát viên không phải tranh luận về chúng.
+ Khoản 2 Điều 81 Bộ luật TTHS 2015: Tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. Việc giao,
nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Quy định này cũng gây ra sự mất cơng bằng, bình đẳng giữa người bào chữa và Kiểm sát viên trong tranh tụng và tranh luận. Những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền, trong đó có CQĐT và VKSND trong giai đoạn điều tra và truy tố, như vậy rõ ràng VKSND và Kiểm sát viên ln hồn tồn nắm thế chủ động trong tranh luận liên quan đến chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa. Điều này làm cho hoạt động tranh luận tại phiên tịa mất cơng bằng, Kiểm sát viên xuất hiện tư tưởng chủ quan, không chuẩn bị kỹ càng hoặc thiếu tích cực trong học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện để nâng cao các kỹ năng tranh luận tại phiên tòa.
+ Theo quy định của Luật Tổ chức VKSND 2014, nhiệm kỳ của Kiểm sát viên là 5 năm đối với bổ nhiệm lần đầu và 10 năm đối với bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch “Kiểm sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trườnghợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm” (Điều 82). Quy định như vậy là khơng phù hợp với tình hình hiện nay. Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đa số các nước quy định nhiệm kỳ của chức danh này không kỳ hạn. Việc bổ nhiệm không kỳ hạn sẽ tạo điều kiện cho Kiểm sát viên độc lập, chủ động và tăng cường trách nhiệm trong công việc. Hiện nay, pháp luật thi hành án dân sự hiện hành ở Việt Nam không quy định nhiệm kỳ của chấp hành viên (điều đó có nghĩa là bổ nhiệm khơng kỳ hạn), trong khi đó Luật Tổ chức VKSND 2014 quy định nhiệm kỳ đối với Kiểm sát viên. Nên chăng cần nghiên cứu, sửa đổi quy định này theo hướng quy định khơng kỳ hạn, trong trường hợp đó, nên quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn chức danh này.